14 Bi kịch thanh niên sống ảo

1 8.png
Mạng xã hội hiện nay đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống thường nhật, liên kết con người với nhau, là công cụ hỗ trợ đắc lực cho cuộc sống. Tuy nhiên, việc sử dụng không đúng cách hoạt những phong trào mới đang dần có những ảnh hưởng không tốt cho giới trẻ. Những điều dưới đây giúp các bạn trắc nghiệm bản thân để nhận thấy những điều cần tránh và rút ra hiểu biết cho cuộc sống của bạn.
 

1

1. Đi ăn uống không chọn món ngon mà chọn món nhiều màu sắc. Lí do: để chụp hình cho đẹp.

2. Số like (thích) dòng trạng thái trên mạng xã hội tỷ lệ thuận với cảm xúc. Hôm nào dòng trạng thái trên 50 like là vui cả ngày, hôm nào lèo tèo đăng hình bị ế là tâm trạng sẽ như cái mền và bắt đầu lảm nhảm “thế giới này không ai quan tâm đến mình hết”…

3. Bạn rủ đi cà phê mà trúng quán cũ là nhất quyết không chịu đi vì hôm bữa lỡ ghi dấu địa điểm rồi.

4. Bị tông xe, nằm bệnh viện máu me bê bết, gia đình có thể chưa biết nhưng toàn bộ 500 lượt theo dõi trên Instagram đã được rửa mắt với clip hành trình nhập viện cùng chú thích “lần đầu tiên nằm viện vì bị tông xe, vui thấy con mẹ nhà hàng xóm luôn nè hihi”.

5. Đọc được một câu nào đó hay ho/sâu sắc là lưu về ngay và lập tức, để dành đó lâu lâu đăng lên mạng xã hội đóng vai hot boy/ hot girl có tri thức. Dù nhiều khi câu nói và hoàn cảnh lãng xẹt.
 
6. Người nào muốn chụp hình cùng đều phải trải qua một vòng casting vô cùng gắt gao. Mặt mày mụn. Mặc đồ gì xấu. Dám đụng hàng. Còn lâu mới được chụp ảnh cùng.

7. Mỗi lần đăng tải lên mạng xã hội đều được tính toán rất khoa học. Đăng bài vào thứ mấy là đông người like nhất, dùng biểu tượng gì cho dễ thương, thậm chí nếu được thì lên hẳn lịch rất chuyên nghiệp.

8. Địa chỉ nhà có thể không nhớ nhưng Afterlight, Camera 360, Instagram, PicsArt, Photoscape, Pixlr Express, Big Lens, Catwang, Typesetter thì thuộc như cháo chảy. Nhắm mắt cũng có thể chỉnh đúng.

9. Ra đường thấy mấy chuyện bức xúc thì bình chân như vại, ai hỏi cũng nói “Chuyện người ta mình không nên can thiệp!” nhưng 15 phút sau về nhà sẽ thấy đăng ngay dòng trạng thái nóng hổi: “Mình vừa mới gặp chuyện abc, mình rất bức xúc xyz, tại sao cùng là con người mà họ có thể đối xử với nhau như vậy?” kèm theo 3 biểu tượng nhằm diễn tả nụ cười gượng trước viễn cảnh xã hội đầy khôn lường.

10. Mỗi khi mà số lượng người theo dõi (subscribe) chuẩn bị rơi vào số đẹp như 555, 1234, 10.000… là tâm trạng sẽ rất khó tả. Ngày ngày ra vào trang cá nhân cả trăm lần để canh me, cảm thấy bứt rứt khó chịu và muốn chửi thề nếu như chờ hoài chờ mãi vẫn chưa thấy đâu. Tuy nhiên tất cả cảm xúc trên sẽ ngay lập tức tiêu tan khi một ngày đẹp trời mở trang cá nhân ra và thấy cái cần đến đã đến.

11. Một trong những đặc điểm nổi bật của thanh niên sống ảo đó là ít khi nào dám chủ động kết bạn hay theo dõi bất kì ai. Lí do: sợ mất giá. Nếu có thì cũng chỉ dám gửi lời mời kết bạn với những bạn đẹp (hoặc ảo) ngang ngửa mình. Vậy mới xứng.

12. Đăng ảnh ăn chơi nhiều quá thì hơi kì, thôi thì lâu lâu cũng phải đăng cái gì đó cho người ta biết mình là con người đam mê chinh phục tri thức! Vậy là sẽ ngay lập tức lôi sách ra, gõ lại toàn bộ một đoạn dịch Anh – Việt kèm theo lời cầu cứu: “Huhu khó quá dịch cả tối mới xong. Ai có tâm vô xem dùm em đúng sai thế nào đi!”. Dân tình thì sẽ được dịp lác mắt vì trình độ Anh văn ngang ngửa IELTS 9.0 của khổ chủ, còn khổ chủ thì hí ha hí hửng vì đã xây dựng thành công hình tượng hot girl có ăn có học.

13. Có xu hướng thích mượn cái này cái nọ của người kia người kìa làm đạo cụ chụp hình đăng lên mạng xã hội hoặc trang instagram. Đau đầu ở chỗ mỗi khi có ai bình luận thắc mắc “Ủa cái này sao thấy quen quen”, “Có phải của Thị A/Văn B không?” là sẽ ngay lập tức lớ lờ lơ vu vơ hát “tôi không nghe tôi không thấy tôi không biết”.

14. Tâm niệm “con chó cứ sủa, đoàn người cứ đi” nhưng hễ lỡ ai đụng chạm gì đó là sẽ nhảy dựng lên, xõa tóc rũ rượi la làng la xóm “Nó muốn hãm hại tôi kìa!”. Sau đó sẽ là những dòng trạng thái dài lê thê lết thết với lời lẽ nanh nọc nhằm đáp trả lại cái đứa lỡ dại kia.

Cuối bài không quên thêm dòng: “Tôi không tag bạn vào dòng trạng thái này vì muốn giữ chút thể diện cuối cùng cho bạn. Hi vọng bạn sẽ đọc được và tự hiểu”. Trước khi đăng đã xóa tên thành viên kia trong danh sách bạn bè.

Tận hưởng cái Tết gọn nhẹ

Tin Tổng hợp

Để “đủ đầy” trong mùa tết, rất cần các kỹ năng quản lý chi tiêu của người tay hòm chìa...

Xem tiếp

Ý Tưởng Việt đồng hành cùng tân sinh viên khoa Tâm lý học – trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Tin Hoạt động Tin Tổng hợp

Hòa chung không khí hân hoan, hứng khởi của năm học mới, chiều ngày 12.10.2022 vừa qua, Ý Tưởng Việt...

Xem tiếp

Bất cứ khi nào bạn cảm thấy chán nản hãy ghi nhớ 8 điều này

Tin Tổng hợp

Có những loại khó khăn khiến ta bị tổn thương, nhưng đồng thời cũng giúp ta thay đổi và trưởng...

Xem tiếp

7 Cách giúp bạn thư giãn và giảm stress

Tin Tổng hợp

Với 7 lời khuyên dưới đây sẽ phần nào giúp bạn bớt căng thẳng mệt mỏi và tìm được cách...

Xem tiếp

Những điều bạn cần biết về Stress

Tin Tổng hợp

Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác...

Xem tiếp

GS.TS Huỳnh Văn Sơn: Sẽ có nhiều hệ lụy nếu phụ nữ không phản kháng trước lời nói bông đùa

Tin Tổng hợp

Chuyên gia tâm lý, GS.TS Huỳnh Văn Sơn (Hiệu trưởng Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh) nêu quan...

Xem tiếp

Đừng bỏ mặc con trẻ với mạng xã hội! Hãy đồng hành, trải nghiệm cùng con!

Tin Tổng hợp

Điều quan trọng nhất chính là giáo dục. Cải cách giáo dục làm sao để trang bị cho trẻ những...

Xem tiếp

SELF HARM – Hội chứng Tự hại: Khi người ta nhầm tưởng những đau đớn thể xác là sự chữa lành

Tin Tổng hợp

“Self – Harm” hay còn được gọi là hội chứng tự hại. Người mắc hội chứng tâm lý này có...

Xem tiếp

BURNOUT – Hội chứng “cháy sạch” nơi công sở và cách để “chữa cháy”

Tin Tổng hợp

Hội chứng burnout (Burnout syndrome) là một thuật ngữ tâm lý, nó miêu tả tình trạng kiệt quệ, mệt mỏi...

Xem tiếp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Messenger