Để xác lập định nghĩa về Kỹ năng mềm là một việc làm hết sức khó khăn, vì vậy, phân tích các đặc điểm của Kỹ năng mềm càng không phải là vấn đề đơn giản. Tuy vậy, có thể nhấn mạnh đến những đặc điểm cơ bản sau:
• Khái niệm, đặc điểm và cách phân loại Kỹ năng mềm
• Mối quan hệ giữa Kỹ năng sống và Kỹ năng mềm
1. Kỹ năng mềm không phải là yếu tố thuộc về bẩm sinh
Trước hết, dựa trên cách hiểu hệ thống về kỹ năng thì kỹ năng không thuộc yếu tố bẩm sinh
• “Kỹ năng” là khả năng thao tác, thực hiện một hoạt động nào đó. Có nhiều điều ta biết, ta nói được mà không làm được.
• Như vậy luôn có khoảng cách giữa thông tin, nhận thức và hành động và nói như thế nghĩa là kỹ năng và Kỹ năng mềm không thuộc yếu tố bẩm sinh của con người.
Kỹ năng mềm là những gì tồn tại bên cạnh “kỹ năng cứng” hay kỹ năng chuyên môn mang tính căn bản về nghề nghiệp
• Nói thế để dễ dàng nhận thấy muốn có được Kỹ năng mềm, không thể là sự “chín muồi” của những yếu tố, hay cũng không hẳn là sự “phát sáng” theo kiểu bẩm sinh nghĩa là đã có sẵn Kỹ năng mềm ở chủ thể.
• Tất cả đều phải trải qua sự nổ lực tập luyện và phát triển một cách đích thực, có biện pháp, phương pháp và sự tích cực của chủ thể.
2. Kỹ năng mềm không chỉ là biểu hiện của Trí tuệ cảm xúc
Kỹ năng mềm không chỉ là biểu hiện của trí tuệ cảm xúc
• Trong một vài định nghĩa Kỹ năng mềm đã đề cập cũng như quan điểm của một số tác giả, Kỹ năng mềm liên quan đến khả năng tương tác với người khác, vì vậy họ mặc nhiên xem rằng đây là biểu hiện của chỉ số EQ. Thực ra, quan niệm này không sai nhưng chưa thể hiện đầy đủ và hợp lý nội hàm của Kỹ năng mềm [1].
• Hơn nữa, nếu Kỹ năng mềm là biểu hiện của trí tuệ cảm xúc thì việc sử dụng khái niệm trí tuệ cảm xúc lại rất bao quát và đầy đủ thì không cần thiết phải sử dụng thuật ngữ Kỹ năng mềm.
Kỹ năng mềm thể hiện sức mạnh của mình ở việc thiết lập mối quan hệ với người khác và duy trì mối quan hệ ấy
• Một sức mạnh khác của Kỹ năng mềm nữa là giúp cá nhân thích ứng với hoàn cảnh thực tế mà không chỉ con người thực tế. Đó còn là các yêu cầu về điều kiện làm việc, nhóm làm việc, các yêu cầu cụ thể và chi tiết trong công việc, các thay đổi hoặc lằn ranh giữa cái đã biết và cái chưa biết.
• Chính Kỹ năng mềm sẽ làm cho chủ thể luôn thích ứng, nắm bắt và làm chủ được thực tế để điều chỉnh chính mình, tìm ra cách thức giải quyết vấn đề hợp lí và hiệu quả trên bình diện chất lượng công việc và cả mối quan hệ con người với con người.
3. Kỹ năng mềm được hình thành bằng con đường trải nghiệm chứ không phải là sự “nạp” kiến thức đơn thuần
Kỹ năng mềm thường khó khăn hơn để “có được” vì tính chất đặc thù của nó trong mối quan hệ với con người và hoàn cảnh cũng như việc xác định chi tiết, cụ thể so với kỹ năng nghề
• Có thể nhận ra rằng việc con người việc con người được rèn luyện ở một nghề nghiệp ngoài những yêu cầu đạo đức nghề nghiệp thì kỹ năng nghề theo mô hình thao tác nghề nghiệp đạt sản phẩm luôn được ưu tiên. Chính vì thế, những kỹ năng cơ bản và đặc trưng của nghề nghiệp thường được ưu tiên đào tạo và phát triển.
• Trên diễn tiến đó, những kỹ năng hỗ trợ cho nghề hoặc tạo điều kiện để vận dụng những kỹ năng mang tính thao tác ấy lại có thể bị bỏ rơi hoặc bỏ quên. Vì thế, sự thiếu hụt Kỹ năng mềm ở sinh viên và người lao động đã diễn ra.
• Thực tế cho thấy, Kỹ năng mềm thường khó khăn hơn để “có được” vì tính chất đặc thù của nó trong mối quan hệ với con người và hoàn cảnh. Mặt khác, chính mô hình mang tính chất “giới hạn chi tiết và cụ thể” của những Kỹ năng mềm cũng không dễ dàng xác định được khi so sánh với các kỹ năng cụ thể về nghề.
Con đường hình thành Kỹ năng mềm chính là sự trải nghiệm
• Khác với sự hiểu biết trên bình diện lí thuyết cùng các kiến thức và một số kỹ năng nghề cụ thể được hình thành bằng con đường truyền đạt hay cung cấp lý thuyết và mô hình thử nghiệm. Kỹ năng mềm không thể hình thành bằng con đường truyền đạt những thông tin lý thuyết hay thậm chí là kinh nghiệm về kỹ năng ấy.
• Nếu quan niệm rằng đây là kỹ năng thiên về con người, kỹ năng thiên về sự thích ứng và linh hoạt thì chỉ khi chủ thể trải nghiệm một cách đích thực với kỹ năng ấy, với những thách thức hoặc với một “cung bậc” có tồn tại những thao tác của kỹ năng để chủ thể chiếm lấy bằng hành vi thì Kỹ năng mềm ấy mới thực sự bắt đầu tồn tại. Con đường ấy thực chất là sự trải nghiệm. Vì vậy, việc hình thành Kỹ năng mềm chỉ bằng một buổi nói chuyện chuyên đề hay các lớp học theo mô hình lý thuyết – không trải nghiệm cá nhân thì không phải và không thể là biện pháp hiệu quả.
4. Kỹ năng mềm góp phần hỗ trợ cho kiến thức và kỹ năng chuyên môn, mà đặc biệt là “Kỹ năng cứng”
Có thể phân tích điều này khi đặt vấn đề: Có Kỹ năng mềm nghĩ là sẽ tồn tại Kỹ năng cứng?
• Thật chất đây là cách gọi mang màu sắc đơn giản hóa và dễ nhớ chứ thật chất đó là những kỹ năng cơ bản trong nghề nghiệp (thậm chí là hiểu biết), những kỹ năng thuộc về chuyên môn – nghiệp vụ. Kỹ năng “cứng” (hard skils) ở nghĩa trái ngược với Kỹ năng mềm có thể xuất hiện trên bản lí lịch, khả năng học vấn của một cá nhân, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn.
• Trong thực tiễn tuyển dụng, người tuyển dụng không còn quá chú ý và bị ấn tưởng với hàng loạt bằng cấp của ứng viên, một số lượng lớn các kinh nghiệm có giá trị và những mối quan hệ ở vị trí cao. Nhà tuyển dụng chỉ quan tâm đến những Kỹ năng “mềm” mà ứng viên có được vì đó mới là điều làm cho ứng viên làm việc và hiệu quả dựa trên những gì thuộc về phần “cứng” đã có trước đó.
• Những nghiên cứu ở lĩnh vực nghề nghiệp đã cho thấy người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những Kỹ năng mềm họ được trang bị [2]. Chìa khóa dẫn đến thành công thực sự khi con người phải biết kết hợp cả hai nhóm kỹ năng này một cách hiểu quả, nhuần nhuyễn.
5. Kỹ năng mềm không thể “cố định” với những ngành nghề khác nhau
Mỗi ngành nghề khác nhau sẽ có một mô hình kỹ năng nghề khác nhau. Tuy vậy, cũng chính trong việc xác định kỹ năng nghề thì những kỹ năng cơ bản và đặc trưng mang tính chuyên môn – nghiệp vụ và những kỹ năng mềm cũng chưa được phân định rách ròi.
Nhưng một thực tế không thể phủ nhận là ở mỗi một nghề nghiệp sẽ có những kỹ năng nghề nghiệp cơ bản và những kỹ năng hỗ trợ nghề nghiệp theo hướng giúp chủ thể nghề nghiệp thích ứng – thích nghi, dễ hòa nhập với môi trường mang tính “Xã hội”, chủ động và linh hoạt để vận dụng – triển khai kỹ năng nghề nghiệp đó chính là Kỹ năng mềm. Và lẽ đương nhiên, mỗi nghề nghiệp khác nhau không thể có những Kỹ năng mềm giống nhau.
Kỹ năng mềm còn mang nghĩa là kỹ năng quan hệ với con người và tương tác hiệu quả khi đặt nó trong những nghề nghiệp có đối tượng là con người hoặc những nghề nghiệp mang tính chất xã hội và cộng đồng rất cao thì Kỹ năng mềm cần được hiểu theo nghĩa mới. Có một vài Kỹ năng mềm ở các ngành nghề khác (theo hướng tương tác hiệu quả với người khác hay nhóm) sẽ trở thành Kỹ năng nghề nghiệp được xem là “cứng”. Vì vậy, có hai khuynh hướng sẽ xảy ra: có những kỹ năng khác sẽ trở thành Kỹ năng mềm của nghề ấy và số lượng Kỹ năng mềm có thể ít đi hoặc được bổ sung lấp đầy; hoặc là những kỹ năng nền của các kỹ năng quan hệ – tương tác với con người của nghề ấy sẽ trở thành Kỹ năng mềm.
————————
Tài liệu tham khảo
1. Guilford J.P, Creative American Psychologist, 1950.
2. Jame C.Hansen, How to be Success in the job, Allyn and Bacon, ine, 1998.
Tận hưởng cái Tết gọn nhẹ
Để “đủ đầy” trong mùa tết, rất cần các kỹ năng quản lý chi tiêu của người tay hòm chìa...
Xem tiếpÝ Tưởng Việt đồng hành cùng tân sinh viên khoa Tâm lý học – trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Hòa chung không khí hân hoan, hứng khởi của năm học mới, chiều ngày 12.10.2022 vừa qua, Ý Tưởng Việt...
Xem tiếpBất cứ khi nào bạn cảm thấy chán nản hãy ghi nhớ 8 điều này
Có những loại khó khăn khiến ta bị tổn thương, nhưng đồng thời cũng giúp ta thay đổi và trưởng...
Xem tiếp7 Cách giúp bạn thư giãn và giảm stress
Với 7 lời khuyên dưới đây sẽ phần nào giúp bạn bớt căng thẳng mệt mỏi và tìm được cách...
Xem tiếpNhững điều bạn cần biết về Stress
Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác...
Xem tiếpGS.TS Huỳnh Văn Sơn: Sẽ có nhiều hệ lụy nếu phụ nữ không phản kháng trước lời nói bông đùa
Chuyên gia tâm lý, GS.TS Huỳnh Văn Sơn (Hiệu trưởng Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh) nêu quan...
Xem tiếpĐừng bỏ mặc con trẻ với mạng xã hội! Hãy đồng hành, trải nghiệm cùng con!
Điều quan trọng nhất chính là giáo dục. Cải cách giáo dục làm sao để trang bị cho trẻ những...
Xem tiếpSELF HARM – Hội chứng Tự hại: Khi người ta nhầm tưởng những đau đớn thể xác là sự chữa lành
“Self – Harm” hay còn được gọi là hội chứng tự hại. Người mắc hội chứng tâm lý này có...
Xem tiếpBURNOUT – Hội chứng “cháy sạch” nơi công sở và cách để “chữa cháy”
Hội chứng burnout (Burnout syndrome) là một thuật ngữ tâm lý, nó miêu tả tình trạng kiệt quệ, mệt mỏi...
Xem tiếp