Tư vấn tâm lý: Khó bảo

Tu Van Tam Ly Kho Bao.jpg
Tư vấn giáo dục con cái: tôi để ý thì thấy rằng, khi chơi với các bé khác trong xóm, cháu cũng khư khư giữ lấy đồ chơi của mình. Đang chơi vui và nhưng nếu có bạn nào đụng vô đồ mình là cháu nổi giận đùng đùng ngay lập tức. Những ngày đầu đến trường cháu rất vui vẻ nhưng giờ thì hầu như sáng nào đi học cháu cũng khóc.

Con gái tôi 3 tuổi, là con một trong nhà. Cháu mới đi học được 2 tháng nay. Vợ tôi đến trường quan sát thì thấy cháu rất xa cách với các bạn trong lớp. Vợ tôi hỏi thăm cô giáo thì được biết cháu thường hay khóc và rất khó bảo. Cô cũng than phiên rằng cháu không cho các bạn khác chạm vào bất cứ vật gì của mình như cặp hay nón.

Sau đó, tôi để ý thì thấy rằng, khi chơi với các bé khác trong xóm, cháu cũng khư khư giữ lấy đồ chơi của mình. Đang chơi vui và nhưng nếu có bạn nào đụng vô đồ mình là cháu nổi giận đùng đùng ngay lập tức. Những ngày đầu đến trường cháu rất vui vẻ nhưng giờ thì hầu như sáng nào đi học cháu cũng khóc. Tôi phải làm sao đây?

 

• Ý Tưởng Việt – 10 Năm Chăm sóc tinh thần Việt
Ý Tưởng Việt – Bác sĩ tâm lý Online
Ý Tưởng Việt – Tư vấn tâm lý

→ Câu trả lời từ Chuyên gia tâm lý:

 

Chị thân mến!

Thực chất cho thấy cháu ở nhà đang bước vào giai đoạn phát triển cái tôi một cách mãnh liệt. Việc cháu khóc nhè hay cứ ôm “khư khư” đồ chơi của mình cho thấy cháu muốn khẳng định mình với mọi người xung quanh, và cháu khó bảo cũng vì lí do đó.

Bước vào tuổi lên 3, một số trẻ em có nhu cầu tự khẳng định mình một cách rất mạnh mẽ. Từ những biểu hiện như chống đối người lớn, thích làm theo ý mình cũng như không muốn mở rộng mối quan hệ với bạn bè, người xung quanh đều là những điều hết sức bình thường. Mặt khác, những biếu hiện nhất định xoay quanh tính ích kỷ, nhõng nhẽo của cháu cũng không có gì phải quá lo lắng dù rằng nhất thiết phải điều chỉnh hành vi của cháu.

Việc giáo dục cháu trong giai đoạn này rất khó khăn, phải thật kiên nhẫn và có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Thỏa mãn một cách tương đối và tạm thời nhu cầu của trẻ nhưng cần phân tích cho cháu hiểu việc chơi một mình như vậy là chưa ngoan, sẽ không được các bạn yêu thích. Mặt khác, cũng nên mở rộng mối quan hệ xã hội cho cháu, định hướng để cháu quan tâm nhiều đến những hoạt động chơi phân vai có chủ đề, đó qua trẻ biết chơi cùng bạn.

Cũng nên nhẹ nhàng, khéo léo đối vai cho cháu, ví dụ như gửi một vài đồ chơi cho các bạn trong xóm hoặc bạn cùng lớp đế khuyến khích cháu đến chơi cùng thì tình hình của cháu có thể phần nào được cải thiện. Những trao đổi này nhất thiết phải được cân nhắc cũng như thật bình tĩnh và kiên nhẫn để có thể giáo dục cháu một cách hiệu quả.

Chúc chị thành công.

 

• Ý Tưởng Việt – 10 Năm Chăm sóc tinh thần Việt
Ý Tưởng Việt – Bác sĩ tâm lý Online

Trung tâm tư vấn tâm lý Ý Tưởng Việt | Dịch vụ Tư vấn tâm lý
Trung tâm tư vấn tâm lý Ý Tưởng Việt | Tư vấn tâm lý Online
8 Dấu hiệu nhắc bạn nên gặp bác sĩ tâm lý

Tư vấn tâm lý tình bạn tình yêu
Tư vấn tâm lý hôn nhân gia đình
Tư vấn tâm lý giới tính lứa tuổi
Tư vấn tâm lý giáo dục con cái
Tư vấn tâm lý hướng nghiệp
Trị liệu tâm lý

• Tư vấn tâm lý: Trẻ có biểu hiện kém về ngôn ngữ và giao tiếp
• Tư vấn tâm lý: Để tự nhiên hay uốn nắn

• Tư vấn tâm lý: Khó bảo
Tư vấn tâm lý: Dạy con cùng hòa nhập với bạn
Tư vấn tâm lý: Hàng xóm dạy con lạ…
• Tư vấn tâm lý: Thêu dệt…
• Tư vấn tâm lý: Dạy con tỏ thái độ trước đồng tiền
• Tư vấn tâm lý: Con không muốn có người thứ ba
• Tư vấn tâm lý: Gần ai – Giống nấy
• Tư vấn tâm lý: Thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu của con
• Tư vấn tâm lý: Trẻ nhỏ xài điện thoại
• Tư vấn tâm lý: Tự kỷ hay tự trị

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *