
A. Những cơn hoảng loạn lặp đi lặp lại một cách bất ngờ. Một cơn hoảng loạn là một giai đoạn sợ hãi hay khó chịu mãnh liệt xuất hiện một cách bất ngờ và đạt đến đỉnh điểm chỉ trong vòng vài phút, trong khoảng thời gian này có 4 (hoặc nhiều hơn) triệu chứng sau xuất hiện:
Chú ý: Sự gia tăng đột ngột có thể xuất hiện ở trạng thái bình thường hoặc đang lo lắng.
(1)Hồi hộp, đánh trống ngực hoặc tăng nhịp tim
(2)Vã mồ hôi.
(3)Run hay co thắt cơ bắp
(4)Cảm giác “hụt hơi” hoặc khó thở
(5)Cảm giác nghẹt thở
(6)Đau hoặc khó chịu ở ngực
(7)Buồn nôn hoặc khó chịu ở bụng
(8)Cảm thấy chóng mặt, xây xẩm, run rẩy hoặc ngất xỉu
(9)Cảm giác ớn lạnh hoặc nóng ran.
(10)Loạn cảm (cảm giác tê hoặc kim châm)
(11)Tri giác sai thực tại (cảm giác xung quanh dường như không có thật) hoăc giải thể nhân cách (bị tách ra khỏi bản thân)
(12)Sợ mất kiểm soát bản thân hoặc sợ trở nên điên
(13)Sợ chết
Chú ý: Các triệu chứng đặc trưng có liên quan (ví dụ: ù tai, đau cổ, đau đầu, không kiểm soát được việc la hét hoặc khóc) có thể xuất hiện. Tuy nhiên, những triệu chứng này không nên tính vào một trong 4 triệu chứng cần thiết.
B. Ít nhất một trong số các cơn hoảng loạn đã xuất hiện trong khoảng thời gian 1 tháng (hoặc nhiều hơn) trong 1 hoặc cả 2 trường hợp sau đây:
(1)Bận tâm hoặc lo lắng quá mức về những cơn hoảng loạn khác có thể xuất hiện hoặc hậu quả của những cơn hoảng loạn đó (ví dụ: mất kiểm soát, xuất hiện một cơn đau tim, sợ bị điên).
(2)Thay đổi đáng kể về hành vi thích nghi kém có liên quan đến các cơn hoảng loạn (hành vi được chuẩn bị để tránh né những cơn hoảng loạn, chẳng hạn như tránh né việc tập thể dục, hoặc là những tình huống không quen thuộc).
C. Rối loạn này không phải do các tác động sinh lý trực tiếp của một chất (chất gây nghiện, thuốc) hoặc do một bệnh khác gây nên (ví dụ: cường giáp, rối loạn tim phổi).
D. Rối loạn này không được giải thích rõ bằng một rối loạn tâm thần khác (ví dụ: các cơn hoảng loạn không chỉ xuất hiện trong các tình huống xã hội đáng sợ trong Rối loạn lo âu xã hội/Ám ảnh sợ xã hội; phản ứng với một đối tượng hoặc tình huống gây sợ hãi trong Ám ảnh sợ đặc hiệu; đáp ứng với những ám ảnh trong Rối loạn ám ảnh cưỡng chế; phản ứng nhớ lại những sang chấn tâm lý trong Rối loạn Stress sau sang chấn; hoặc phản ứng đối với việc chia ly khỏi những đối tượng mà bệnh nhân gắn kết trong Rối loạn lo âu chia ly.
CƠN HOẢNG LOẠN ĐẶC HIỆU
Chú ý: Các triệu chứng được trình bày sau đây nhằm nhận diện các cơn hoảng loạn; tuy nhiên các cơn hoảng loạn không phải là một rối loạn tâm thần và không được mã hóa bằng mã số. Các cơn hoảng loạn có thể xảy ra trong bối cảnh bất kỳ của một Rối loạn lo âu nào cũng như các rối loạn tâm thần khác (ví dụ: Rối loạn trầm cảm, Rối loạn Stress sau sang chấn, Rối loạn do sử dụng chất gây nghiện) và một số bệnh cơ thể khác (ví dụ: tim mạch, hô hấp, tiền đình, đường tiêu hóa). Khi có sự xuất hiện của một cơn hoảng loạn thì phải ghi nhận xác định nó (Ví dụ: Rối loạn Stress sau sang chấn với các cơn hoảng loạn). Đối với Rối loạn hoảng loạn, sự hiện diện của các cơn hoảng loạn nằm trong nội dung tiêu chí chẩn đoán của rối loạn và cơn hoảng loạn không được xếp vào mục đặc hiệu.
Sợ hãi hoặc khó chịu xuất hiện đột ngột và gia tăng đến đỉnh điểm trong vòng vài phút, trong khoảng thời gian này có 4 (hoặc nhiều hơn) triệu chứng sau xuất hiện:
Chú ý: Sự gia tăng đột ngột có thể xuất hiện ở trạng thái bình thường hoặc đang lo lắng.
(1)Hồi hộp, đánh trống ngực hoặc tăng nhịp tim
(2)Vã mồ hôi.
(3)Run hay co thắt cơ bắp
(4)Cảm giác “hụt hơi” hoặc khó thở
(5)Cảm giác nghẹt thở
(6)Đau hoặc khó chịu ở ngực
(7)Buồn nôn hoặc khó chịu ở bụng
(8)Cảm thấy chóng mặt, xây xẩm, run rẩy hoặc ngất xỉu
(9)Cảm giác ớn lạnh hoặc nóng ran.
(10)Loạn cảm (cảm giác tê hoặc kim châm)
(11)Tri giác sai thực tại (cảm giác xung quanh dường như không có thật) hoăc giải thể nhân cách (bị tách ra khỏi bản thân)
(12)Sợ mất kiểm soát bản thân hoặc sợ trở nên điên
(13)Sợ chết
Chú ý: Các triệu chứng đặc trưng có liên quan (ví dụ: ù tai, đau cổ, đau đầu, không kiểm soát được việc la hét hoặc khóc) có thể xuất hiện. Tuy nhiên, những triệu chứng này không nên tính vào một trong 4 triệu chứng cần thiết.
Tư vấn tâm lý
Dịch vụ Tư vấn tâm lý 2023
Trung tâm tư vấn tâm lý Ý Tưởng Việt với các chuyên gia "bác sĩ" tâm lý hàng đầu GS.TS....
1 Comment
Tư vấn tâm lý
Bác sĩ tâm lý Online 2023
Những lúc chúng ta không thể giải quyết các vấn đề và các khó khăn tâm lý của bản thân,...
Tư vấn tâm lý
Khép lại Tọa đàm “Nâng cao năng lực chăm sóc sức khỏe tinh thần học sinh” với những hình ảnh thật đẹp và đáng nhớ
Vậy là Tọa đàm "NÂNG CAO NĂNG LỰC CHĂM SÓC SỨC KHỎE TINH THẦN HỌC SINH" của chúng ta đã...
Tư vấn tâm lý
Tăng cường triển khai hỗ trợ, tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa có văn bản số 4252/BGDĐT-GDCTHSSV gửi ủy ban nhân dân các tỉnh,...
Tư vấn tâm lý
Workshop: Tham vấn, trị liệu hành vi nghiện “smartphone” ở trẻ em và vị thành niên – Những hình ảnh thật đáng nhớ!
Vậy là Workshop “Tham vấn, trị liệu hành vi nghiện "smartphone" ở trẻ em và vị thành niên” đã khép...
Tư vấn tâm lý Chương trình đào tạo Tin Hoạt động
Workshop | Tham vấn, trị liệu hành vi nghiện “smartphone” ở trẻ em và vị thành niên 2022
Workshop Cung cấp các giải pháp để can thiệp và phòng ngừa hành vi nghiện điện thoại ở trẻ em...
3 Comments
Tư vấn tâm lý Tin Hoạt động
Ý Tưởng Việt | Tuyển dụng Chuyên viên tâm lý học đường 2022 2023
Để tiếp nối và mở rộng các Chương trình Chăm sóc tinh thần học đường, Ý Tưởng Việt mong muốn...
Tư vấn tâm lý
Chương trình Tư vấn tâm lý & Chăm sóc tinh thần: GIẢI MÃ TÂM LÝ – Kết nối tâm hồn
Chương trình Tư vấn tâm lý & Chăm sóc tinh thần - Giải mã tâm lý là Talkshow trò chuyện...
Tư vấn tâm lý
RỐI LOẠN TÂM LÝ – HỒI CHUÔNG CẢNH BÁO VỀ VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TINH THẦN
“… em cảm thấy bị mắc kẹt trong nỗi đau ấy, mọi thứ trông có vẻ đang dần ổn với...