RỐI LOẠN LO ÂU – Một rối loạn tâm lý rất thường gặp và đang có xu hướng ngày càng gia tăng, trẻ hóa. Những lo lắng không tên, không thể kiểm soát, kéo dài gây ra những ảnh hưởng lặng thầm mà to lớn với cuộc sống của mỗi người.
Ở số trước, chúng ta đã tìm hiểu Rối loạn lo âu và những điều cần biết nhưng có lẽ điều được quan tâm hơn cả là làm sao để VƯỢT QUA nó, tìm về cuộc sống bình thường. Hãy đi tìm câu trả lời trong Vượt qua Rối loạn lo âu (Phần 1) với ThS. Ngô Minh Duy – khách mời quen thuộc của chương trình nhé.
[OFFICIAL VIDEO] VƯỢT QUA RỐI LOẠN LO ÂU (PHẦN 1)
► RỐI LOẠN LO ÂU – NHỮNG CÂU CHUYỆN LẦN ĐẦU ĐƯỢC KỂ
Sau khi Rối loạn lo âu và những điều cần biết được phát sóng, Chương trình Giãi mã tâm lý đã nhận được rất nhiều câu chuyện mà bạn muốn chia sẻ về rối loạn lo âu…
“Rằng nó đã ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn như thế nào?”
“Rằng bạn đã đối diện ra sao?”
“Bạn đã vượt qua hay vẫn còn đang mắc kẹt?”
Dưới đây là những câu chuyện của các bạn khán giả đã gửi về cho chương trình. Hãy cùng lắng nghe để có một cái nhìn chân thực hơn về rối loạn tâm lý này nhé!
► 7 DẠNG RỐI LOẠN LO ÂU PHỔ BIẾN, CHECK NGAY XEM BẠN CÓ TỪNG GẶP
Trên thực tế, Rối loạn lo âu có rất nhiều dạng, việc nhận biết được các biểu hiện của từng dạng, biết được mình thuộc dạng nào cũng là bước đầu quan trọng để ta có thể vượt qua chứng bệnh tâm lý này. Theo ThS. Ngô Minh Duy, dựa vào đặc điểm gây ra lo âu như môi trường, hoàn cảnh, đối tượng cụ thể thì rối loạn lo âu được phân 7 dạng như sau:
1. Lo âu lan tỏa/ Lo âu tổng quát: Lo lắng trong sự chờ đợi về những việc cụ thể liên quan đến đời sống: công việc, học tập, bệnh tật, rủi ro, …mất khả năng kiểm soát với những bận tâm này, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng sống, công việc, tương tác xã hội,…
2. Lo âu chia ly: Lo âu, sợ hãi khi mình xa gia đình/người mình gắn bó; chấm dứt 1 mối quan hệ thân thiết/ những rủi ro có thể xảy ra với người mình gắn bó. Từ chối đi ra ngoài, đi xa, đi học, thay đổi chỗ ở. Sợ ở một mình, hoặc nơi mà không có người mình gắn bó. Tình trạng này xảy ra 4 tuần ở trẻ em và 6 tháng đối với người trưởng thành.
3. Câm có chọn lọc: Không thể nói ở một số môi trường mà ở những nơi khác thì có thể nói được. Không phải do thiếu kiến thức, hay thiếu sự thoải mái. Tình trạng này kéo dài tối thiểu là 1 tháng.
4. Ám ảnh sợ đặc hiệu: Lo lắng và sợ hãi 1 đối tượng/tình huống cụ thể: đi máy bay, độ cao, bị tiêm thuốc, nhìn thấy máu, động vật, … Khi tiếp xúc trực tiếp thì lo lắng và sợ hãi mãnh liệt, mất kiểm soát mặc dầu các tác nhân/tình huống này trong thực tế không gây ra nguy hiểm. Né tránh tác nhân/tình huống gây sợ hãi. Tình trạng này kéo dài 6 tháng trở lên.
5. Lo âu xã hội/ Ám ảnh sợ xã hội: Lo lắng/sợ hãi về các tình huống xã hội khi tiếp xúc với người khác hoặc bị người khác quan sát; Sợ người khác đánh giá tiêu cực về mình.MNé tránh việc phải trình bày/phát biểu trước công chúng.
6. Rối loạn hoảng loạn: Cơn hoảng loạn, sợ hãi, xuất hiện bất ngờ, đạt đến đỉnh điểm chỉ trong vòng vài phút kém theo các biểu hiện của cơ thể: hồi hộp, đánh trống ngực, run, vã mồ hôi, hụt hơi/khó thở, tức ngực, buồn nôn, chóng mặt, sợ mất kiểm soát, ngất xỉu, sợ chết,… Người bệnh lo sợ sẽ xảy ra một cơn tương tự nên có khuynh hướng né tránh những tình huống có nguy cơ.
7. Ám ảnh sợ khoảng trống: Lo lắng, sợ hãi khi ở trong không gian kín hoặc không gian mở với ý nghĩ nếu có chuyện gì xảy ra thì mình sẽ khó thoát hoặc không ai giúp đỡ mình. Né tránh những không gian trên hoặc cần người đồng hành.
► RỐI LOẠN LO ÂU, KHÔNG CHỈ GÂY CHÁN NẢN MỆT MỎI ĐƠN THUẦN
Cũng trong số này, ThS. Ngô Minh Duy lí giải một định kiến khá thường gặp: “Nhiều ý kiến cho rằng các vấn đề về sức khỏe tinh thần nói chung và Rối loạn lo âu nói riêng cùng lắm chỉ gây mệt mỏi chán chường, không có ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống.”
Trên thực tế, sức khỏe tinh thần đóng vai trò quyết định đến chất lượng cuộc sống của con người chứ không phải là chỉ gây mệt mỏi, chán chường. Có những người sống với cơ thể dù khỏe mạnh nhưng luôn không được an yên, thoải mái vì các vấn đề sức khỏe tinh thần. Ngược lại, có những người dù sống với cơ thể bệnh tật, nhưng lại luôn tràn đầy sức sống vì họ có một tinh thần “khỏe mạnh”.
Vấn đề là: (1) Chúng ta đã tốn quá nhiều thời gian, tiền bạc và công sức cho đời sống vật chất nên chưa quan tâm đúng mức đến đời sống tinh thần; (2) Mức độ nghiêm trọng của vấn đề chưa ảnh hưởng đến chức năng, nghề nghiệp, tương tác xã hội nên mới có những nhận định như vậy mà thôi.
► RỐI LOẠN LO ÂU, NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU?
Nhiều người tâm sự rằng: “Tôi có một công việc ổn định, có gia đình hạnh phúc, có những người yêu thương nhưng tại sao tôi vẫn rơi vào Rối loạn lo âu?”, vậy đâu là nguyên nhân của chứng bệnh tâm lý này? Chúng ta có thể xem xét một số nguyên nhân được các nhà khoa học lí giải như sau:
1. Về mặt sinh học
• Di truyền: Có cơ sở gia đình và di truyền
• Sinh hóa thần kinh: Do việc tăng/giảm các chất dẫn truyền thần kinh trong não như dopamin, serotonin và norepinephrin
2. Về tâm lý xã hội
• Theo cách tiếp cận nhận thức và hành vi: Do nhận thức và phản ứng hành vi đáp ứng với các kích thích không đúng:
+ Muốn mọi việc theo ý mình, bất chấp thực tế
+ Thiếu kiến thức khoa học
+ Tưởng tượng quá nhiều, đặc biệt là tưởng tượng tiêu cực
+ Không nhận diện được giá trị bản thân
• Theo cách tiếp cận của Phân tâm học
+ Xung đột của những vô thức chưa được giải quyết: Trải nghiệm tiêu cực, sang chấn tâm lý trong quá khứ ảnh hưởng đến vấn đề ở hiện tại
+ Phản ứng phòng vệ tâm lý mang tính bản năng nhằm né tránh những bất ổn tinh thần khác mà bản thân chưa sẵn sàng đối diện
• Theo cách tiếp cận gia đình hệ thống
Do cá nhân đó sống trong một gia đình bất ổn/ bệnh lý nên quá trình phát triển và trưởng thành có những khiếm khuyết
Như vậy là qua Giải mã tâm lý Số 2: Vượt qua Rối loạn lo âu (Phần 1), chúng ta có thể thấy Rối loạn lo âu dù ở dạng nào, đều gây ra những ảnh hưởng không nhỏ với cuộc sống của mỗi người. Lần tới nếu bạn thấy một người lo lắng sợ hãi khi ở trong một buổi hội họp, phát biểu trước đám đông,… thì đừng vội đánh giá hay phán xét. Vì biết đâu, họ cũng đang có một cuộc chiến bên trong chính mình. Sự chấp nhận, động viên của bạn trong một giây phút nào đó có thể là nguồn lực to lớn giúp họ vượt qua.
Đón xem Giải mã tâm lý Số 3: Vượt qua Rối loạn lo âu (Phần 2) để cùng chúng tôi tìm hiểu những nguyên tắc giúp đỡ, hỗ trợ khi có người thân bạn bè mắc Rối loạn lo âu, những liệu pháp tìm về cân bằng giảm lo âu cho chính mình nhé!
Nếu bạn có bất kì thắc mắc gì về các vấn đề sức khỏe tinh thần, hãy gửi câu hỏi vào hộp thư của chúng tôi để các chuyên gia lắng nghe, tư vấn cho bạn. Và nếu bạn thấy chương trình hữu ích, đừng ngần ngại chia sẻ vì biết đâu nó cũng có ích cho những người đang gặp vấn đề tương tự. Đồng hành cùng chúng tôi để cùng chăm sóc sức khỏe tinh thần của chính mình nhé.
• Trung tâm tư vấn tâm lý Ý Tưởng Việt | Dịch vụ Tư vấn tâm lý
• Trung tâm tư vấn tâm lý Ý Tưởng Việt | Bác sĩ tâm lý Online
• Một buổi tư vấn tâm lý ở Ý Tưởng Việt sẽ diễn ra như thế nào?
• Đừng đi tư vấn tâm lý nếu chưa chuẩn bị 4 điều sau
• Đặt lịch Tư vấn tâm lý ngay với 4 bước siêu đơn giản
• Rối loạn tâm lý sau đại dịch – Khi khỏi bệnh chưa phải là hết
• Ý Tưởng Việt – 10 Năm Chăm sóc tinh thần Việt
• Thạc sĩ Tâm lý Ngô Minh Duy: Chuyên gia Tham vấn Trị liệu hàng đầu
• Ý Tưởng Việt – Bác sĩ tâm lý Online
• Dịch vụ tư vấn tâm lý ngoài giờ
• Dịch vụ tư vấn tâm lý online
• Dịch vụ tư vấn tâm lý gián tiếp
• Dịch vụ tư vấn tâm lý trực tiếp
• Chương trình Tư vấn tâm lý & Chăm sóc sức khỏe tinh thần: GIẢI MÃ TÂM LÝ – Kết nối tâm hồn
• Giải mã tâm lý Số 1: Rối loạn lo âu và những điều cần biết
• Giải mã tâm lý Số 2: Vượt qua Rối loạn lo âu (Phần 1)
• Giải mã tâm lý Số 3: Vượt qua Rối loạn lo âu (Phần 2)
• Giải mã tâm lý Số 4: Hiểu đúng về Tâm bệnh (Phần 1)
• Giải mã tâm lý Số 5: Hiểu đúng về Tâm bệnh (Phần 2)
• Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn phân liệt cảm xúc theo DSM-5
• Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn lo âu xã hội ám ảnh sợ xã hội theo DSM-5
• Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn làm thương tổn da theo DSM-5
• Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn dạng phân liệt theo DSM-5
• Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn ám ảnh cưỡng chế theo DSM-5
• Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn sợ biến dạng cơ thể theo DSM-5
• Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn lưỡng cực II theo DSM-5
• Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn hoang tưởng theo DSM-5
• Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn ám ảnh sợ khoảng trống theo DSM-5
• Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn tích trữ theo DSM-5
• Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn nhổ tóc theo DSM-5
TRUNG TÂM TƯ VẤN TÂM LÝ & CHĂM SÓC TINH THẦN Ý TƯỞNG VIỆT
• Website: http://bit.ly/YTVTuVanTamLy
• Fanpage: http://bit.ly/YTVDiendanTuvanTamly
• Youtube: http://bit.ly/YTVChannel
• Liên hệ: 0283 92 92 920 – Hotline: 0962 383 387
• Email: contact@vietidea.edu.vn
#ÝTƯỞNGVIỆT #TƯVẤNTÂMLÝ #THAMVẤNTÂMLÝ #TRỊLIỆUTÂMLÝ #GIẢIMÃTÂMLÝ #RỐILOẠNLOÂU #VƯỢTQUARỐILOẠNLOÂU
Ý TƯỞNG VIỆT – LÀNG THIẾU NIÊN THỦ ĐỨC | Tổng kết chương trình Tư vấn tâm lý – Giáo dục Kỹ năng sống cho trẻ 2023 – 2024 và Ký kết hợp tác giai đoạn 2024 – 2025
Vừa qua, Nhà Ý Tưởng Việt cùng LÀNG THIẾU NIÊN THỦ ĐỨC phối hợp tổ chức LỄ TỔNG KẾT "CHƯƠNG...
Xem tiếpDự án Phát triển Tâm lý học đường quận Tân Phú | Đi thăm Phòng Tâm lý học đường trường THCS Lê Anh Xuân – Khám phá 3 hiểu lầm thường gặp khi nhắc đến phòng Tâm lý học đường
Cùng Ý Tưởng Việt tham quan Phòng Tâm lý học đường trường THCS Lê Anh Xuân nhé!
Xem tiếpĐón đoàn sinh viên Đại học Quốc tế Sài Gòn đến tham quan và trải nghiệm thực tế nghề nghiệp
Vừa qua, Ý Tưởng Việt rất vui được đón đoàn sinh viên chuyên ngành Tâm lý học đến từ Đại...
Xem tiếpDự án “Tư vấn tâm lý học đường trường TH Đoàn Thị Điểm” | Tập huấn bồi dưỡng giáo viên “Kỹ năng tham vấn dành cho học sinh tiểu học”
Ý Tưởng Việt phối hợp Trường TH Đoàn Thị Điểm mang tới CHUYÊN ĐỀ TẬP HUẤN BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN...
Xem tiếpToạ đàm “Nâng cao năng lực chăm sóc sức khoẻ tinh thần học sinh” quận 8 – Khởi đầu chặng đường hợp tác nhân văn, vì một thế hệ trẻ bản lĩnh
Vậy là Tọa đàm "NÂNG CAO NĂNG LỰC CHĂM SÓC SỨC KHỎE TINH THẦN HỌC SINH" QUẬN 8 đã khép...
Xem tiếpDự án tư vấn tâm lý học đường trường TH Phan Chu Trinh | Chuyên đề “Nhận diện những khó khăn tâm lý của con và các giải pháp”
Coi sự đồng bộ giữa gia đình - nhà trường là yếu tố then chốt trong công tác tư vấn...
Xem tiếpDự án tư vấn tâm lý học đường trường TH Phan Chu Trinh | Ra mắt phòng Tâm lý học đường – Chuyên đề “Em biết chăm sóc sức khoẻ tinh thần”
Tiếp nối những nỗ lực trong hành trình xây dựng môi trường học đường hạnh phúc, nhân rộng ý nghĩa...
Xem tiếpBác sĩ tâm lý Online 2024
Những lúc chúng ta không thể giải quyết các vấn đề và các khó khăn tâm lý của bản thân,...
Xem tiếpDịch vụ Tư vấn tâm lý 2024
Trung tâm tư vấn tâm lý Ý Tưởng Việt với các chuyên gia "bác sĩ" tâm lý hàng đầu GS.TS....
Xem tiếp