Cuộc sống càng hiện đại, con người lại càng có nhiều mối lo. Đó không chỉ là những mối lo về vật chất mà còn là những lo âu về mặt tinh thần không thể gọi thành tên. Và khi mà căng thẳng ngày một leo thang, lo lắng nối dài từ ngày này sang ngày khác, thì rất có thể dẫn đến một rối loạn tâm lý mang tên RỐI LOẠN LO ÂU.
Vậy làm thế nào để nhận biết mình có đang mắc Rối loạn lo âu hay không? Hãy cùng đi tìm câu trả lời trong cùng Giải mã tâm lý với sự đồng hành của ThS. Ngô Minh Duy.
[OFFICIAL VIDEO] RỐI LOẠN LO ÂU VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
► SỐ CA MẮC RỐI LOẠN LO ÂU CÓ XU HƯỚNG NGÀY CÀNG TĂNG?
Trên thực tế, trong bối cảnh Covid 19 vẫn đang hoành hành tại nhiều nước trong khu vực và trên toàn thế giới, những mối lo âu lại càng được nhân rộng. Theo thông tin mà báo Tuổi Trẻ đã chia sẻ thì ở Mỹ, thống kê của Trung tâm dữ liệu y tế quốc gia, 1/3 người trưởng thành ở nước này đang có các biểu hiện rối loạn lo âu. Còn ở Singapore, đường dây nóng chăm sóc quốc gia được thiết lập từ tháng 4-2020 đã nhận được 23.000 cuộc gọi tư vấn về vấn đề tài chính lẫn tâm lý liên quan đến dịch COVID-19.
Tuy rằng diễn biến dịch bệnh ở Việt Nam khả quan hơn các nước nhưng nhìn chung thì các vấn đề lo âu cũng tăng khá nhiều. Chỉ riêng tại Trung tâm tư vấn tâm lý Ý Tưởng Việt, số ca có vấn đề về lo âu đã tiếp nhận tăng khoảng 30% so với cùng kì năm trước.
► PHÂN BIỆT LO ÂU THÔNG THƯỜNG VÀ LO ÂU BỆNH LÝ
Ngoài những “con số biết nói” từ thực tế, trong số này, Giải mã tâm lý cũng đề cập đến một câu hỏi rất phổ biến nhưng không phải ai cũng rõ: “Ai trong chúng ta cũng có những lo lắng rất đời thường trong cuộc sống, vậy chẳng lẽ tất cả chúng ta đều đang mắc Rối loạn lo âu sao?”.
Trên thực tế, dù ai cũng từng lo lắng về một vấn đề nào đó nhưng không phải tất cả mọi người đều mắc chúng ta đều mắc chứng Rối loạn lo âu. Theo ThS. Ngô Minh Duy chia sẻ, lo âu chia thành hai dạng là lo âu thông thường và lo âu bệnh lý.
Lo âu thông thường: là loại lo âu có cường độ không quá mức, có thể kiểm soát, và có thể dừng lại khi lo âu xuất hiện.
Lo âu bệnh lý: là loại lo âu có cường độ quá mức, dẫn đến mất khả năng kiểm soát, ảnh hưởng và trở ngại đến chức năng, nghề nghiệp, tương tác xã hội. Lo âu bệnh lý thì có tính lan tỏa, để lại hệ quả, thời gian kéo dài hơn (tối thiểu là 6 tháng), xuất hiện thường xuyên hơn. Lo âu bệnh lý thường đi kèm với những biến đổi kèm theo những triệu chứng của cơ thể: hồi hộp, bồn chồn, căng cơ, tức ngực, khó thở,…
Có thể thấy, những lo âu là một điều hoàn toàn bình thường, Lo âu chỉ trở thành bệnh lý khi nó liên tục, kéo dài, lặp lại và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của chúng ta.
► RỐI LOẠN LO ÂU Ở TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN, ĐÂU LÀ ĐIỂM KHÁC BIỆT?
Chúng ta vẫn thường cho rằng: “Con nít có mỗi chuyện ăn với học thôi, có gì nhiều mà lo lắng!”, “Ôi, trẻ con có chuyện gì thì vài ba hôm là quên ngay ấy mà!”.
Nhưng thực tế là mỗi lứa tuổi đều tồn tại khó khăn riêng. Đôi khi vì suy nghĩ “chỉ có ăn với học thôi” như vậy, người lớn thường coi nhẹ những vấn đề mà các em gặp phải. Trên thực tế, trẻ em cũng có thể gặp Rối loạn lo âu, vậy Rối loạn lo âu ở trẻ em và người lớn có gì khác biệt?
Rối loạn lo âu ở người lớn: thường có nội dung về những vấn đề trong đời sống thường ngày, ví dụ như: trách nhiệm, công việc, sức khỏe, tài chính, sức khỏe của các thành viên trong gia đình, những điều không may mắn có thể xảy ra cho con cái hoặc những vấn đề rất nhỏ (ví dụ: đến trễ cuộc hẹn, dậy không đúng giờ để đưa con đi học).
Với trẻ em: Trẻ thường có xu hướng lo lắng quá mức về năng lực học tập, kết quả học tập, đòi hỏi sự cầu toàn/hoàn hảo, bị bạn bè bỏ rơi, …
Với người có Rối loạn lo âu tổng quát thì nội dung lo âu có thể thay đổi từ sự bận tâm này sang bận tâm khác chứ không phải là ổn định.
► PHẢI LÀM GÌ KHI BẠN PHÂN VÂN KHÔNG BIẾT MÌNH CÓ MẮC RỐI LOẠN LO ÂU?
Những lúc gặp khó khăn trong cuộc sống, mong đợi duy nhất là được lắng nghe,… Sau đây là một tình huống về Rối loạn lo âu mà khán giả gửi về cho Giải mã tâm lý. Cùng ThS. Tâm lý Ngô Minh Duy giúp đỡ bạn khán giả và thử xem mình có gặp vấn đề tương tự không nhé!!!
“Chào chuyên gia, Tôi năm nay 26 tuổi, là nhân viên phục vụ khách sạn. Mất việc hơn 8 tháng do dịch bệnh. Mất việc là tôi thấy buồn bã, hoang mang. Ban đầu vì chán, tôi hay xem tin tức về dịch bệnh. Nhưng càng xem càng lo lắng, rất nhiều viễn cảnh tiêu cực xuất hiện trong đầu tôi nhưng tôi lại không thể dừng lại.
Khoảng 3,4 tháng gần đây, tôi luôn trong trạng thái căng thẳng bồn chồn, không thể suy nghĩ rõ ràng hay tập trung vào việc gì. Tôi cũng cảm thấy mất kết nối vì không còn công việc và ít gặp bạn bè. Những việc bình thường trước đây như ra đường mua đồ, gặp gỡ họ hàng cũng làm tôi cảm thấy nôn nao, lo lắng mà tôi không hiểu tại sao.
Tôi rất khó ngủ. Áp lực từ hóa đơn, gia đình nhắc nhở tôi phải sớm tìm việc, ổn định lại cuộc sống. Nhưng tôi cảm thấy sợ hãi với tương lai nên luôn né tránh việc phải xem các tin tức tuyển dụng. Liệu tôi có bị Rối loạn lo âu hay không?. Xin chuyên gia cho tôi lời khuyên.”
► 6 TIÊU CHÍ GIÚP BẠN XÁC ĐỊNH MÌNH CÓ MẮC RỐI LOẠN LO ÂU?
Nếu những mối lo âu thường xuyên thay đổi theo độ tuổi, nhu cầu thì các tiêu chí dưới đây của DMS-5 sẽ giúp bạn xác định mình có mắc Rối loạn lo âu hay không. Theo DSM-5, để xác định một người có bị Rối loạn lo âu hay không thì cần căn cứ vào 6 yếu tố sau:
A. Lo âu và bận tâm quá mức (chờ đợi với sự lo sợ) xuất hiện với phần lớn thời gian, kéo dài tối thiểu là 6 tháng
B. Khó kiểm soát mối bận tâm này
C. Lo âu và bận tâm này kết hợp với 3 (hoặc nhiều hơn) trong số 6 triệu chứng sau
1. Kích động hay kiệt quệ
2. Dễ mệt mỏi
3. Khó tập trung/trí nhớ giảm sút
4. Dễ bị kích thích
5. Căng cơ
6. Rối loạn giấc ngủ
D. Gây ra sự đau khổ đáng kể, hoặc làm thay đổi chức năng xã hội, nghề nghiệp hoặc trong các lĩnh vực quan trọng trong đời sống
E. Rối loạn này không phải do các tác động sinh lý trực tiếp của một chất (chất gây nghiện, thuốc) hoặc do một bệnh khác gây nên
F. Rối loạn này không được giải thích rõ bằng một rối loạn tâm thần khác
Như vậy là qua buổi trò với ThS. Tâm lý Ngô Minh Duy, chúng ta có thể thấy những lo âu là một điều hoàn toàn bình thường, Lo âu chỉ trở thành bệnh lý khi nó liên tục, kéo dài, lặp lại và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của chúng ta. Tuy rằng những mối bận tâm/ các vấn đề gây nên lo âu có thể khác nhau tùy vào độ tuổi và mối quan tâm nhưng chúng ta vẫn có thể dựa vào những tiêu chí nhất định để xác định Rối loạn lo âu.
Đón xem số tới để cùng chúng tôi tìm hiểu xem nguyên nhân nào dẫn tới Rối loạn lo âu, ảnh hưởng của nó trong đời sống tại Giải mã tâm lý Số 2: Vượt qua Rối loạn lo âu (Phần 1) và đặc biệt là làm thế nào để vượt qua Rối loạn lo âu tại Giải mã tâm lý Số 3: Vượt qua Rối loạn lo âu (Phần 2).
Nếu bạn có bất kì thắc mắc gì về các vấn đề sức khỏe tinh thần, hãy gửi câu hỏi vào hộp thư của chúng tôi để các chuyên gia lắng nghe, tư vấn cho bạn. Và nếu bạn thấy chương trình hữu ích, đừng ngần ngại chia sẻ vì biết đâu nó cũng có ích cho những người đang gặp vấn đề tương tự. Đồng hành cùng chúng tôi để cùng chăm sóc sức khỏe tinh thần của chính mình nhé.
• Trung tâm tư vấn tâm lý Ý Tưởng Việt | Dịch vụ Tư vấn tâm lý
• Trung tâm tư vấn tâm lý Ý Tưởng Việt | Bác sĩ tâm lý Online
• Một buổi tư vấn tâm lý ở Ý Tưởng Việt sẽ diễn ra như thế nào?
• Đừng đi tư vấn tâm lý nếu chưa chuẩn bị 4 điều sau
• Đặt lịch Tư vấn tâm lý ngay với 4 bước siêu đơn giản
• Rối loạn tâm lý sau đại dịch – Khi khỏi bệnh chưa phải là hết
• Ý Tưởng Việt – 10 Năm Chăm sóc tinh thần Việt
• Thạc sĩ Tâm lý Ngô Minh Duy: Chuyên gia Tham vấn Trị liệu hàng đầu
• Ý Tưởng Việt – Bác sĩ tâm lý Online
• Dịch vụ tư vấn tâm lý ngoài giờ
• Dịch vụ tư vấn tâm lý online
• Dịch vụ tư vấn tâm lý gián tiếp
• Dịch vụ tư vấn tâm lý trực tiếp
• Chương trình Tư vấn tâm lý & Chăm sóc sức khỏe tinh thần: GIẢI MÃ TÂM LÝ – Kết nối tâm hồn
• Giải mã tâm lý Số 1: Rối loạn lo âu và những điều cần biết
• Giải mã tâm lý Số 2: Vượt qua Rối loạn lo âu (Phần 1)
• Giải mã tâm lý Số 3: Vượt qua Rối loạn lo âu (Phần 2)
• Giải mã tâm lý Số 4: Hiểu đúng về Tâm bệnh (Phần 1)
• Giải mã tâm lý Số 5: Hiểu đúng về Tâm bệnh (Phần 2)
• Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn phân liệt cảm xúc theo DSM-5
• Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn lo âu xã hội ám ảnh sợ xã hội theo DSM-5
• Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn làm thương tổn da theo DSM-5
• Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn dạng phân liệt theo DSM-5
• Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn ám ảnh cưỡng chế theo DSM-5
• Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn sợ biến dạng cơ thể theo DSM-5
• Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn lưỡng cực II theo DSM-5
• Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn hoang tưởng theo DSM-5
• Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn ám ảnh sợ khoảng trống theo DSM-5
• Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn tích trữ theo DSM-5
• Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn nhổ tóc theo DSM-5
TRUNG TÂM TƯ VẤN TÂM LÝ & CHĂM SÓC TINH THẦN Ý TƯỞNG VIỆT
• Website: http://bit.ly/YTVTuVanTamLy
• Fanpage: http://bit.ly/YTVDiendanTuvanTamly
• Youtube: http://bit.ly/YTVChannel
• Liên hệ: 0283 92 92 920 – Hotline: 0962 383 387
• Email: contact@vietidea.edu.vn
#ÝTƯỞNGVIỆT #TƯVẤNTÂMLÝ #THAMVẤNTÂMLÝ #TRỊLIỆUTÂMLÝ #GIẢIMÃTÂMLÝ #RỐILOẠNLOÂU #VƯỢTQUARỐILOẠNLOÂU
Tư vấn tâm lý
Dự án phát triển tâm lý học đường quận 3 cùng công trình “Phòng tư vấn học đường trực tiếp và trực tuyến” vinh dự đạt giải 3 – Giải thưởng sáng tạo TPHCM lần 3 năm 2023
Vừa qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức HỘI NGHỊ TỔNG KẾT NĂM HỌC 2022 - 2023, TRIỂN...
Xem tiếpTư vấn tâm lý
Say “hi” phòng Tâm lý học đường trường THCS Nguyễn Huệ – Một buổi tư vấn tâm lý học đường sẽ diễn ra như thế nào?
Dù đã nghe nhiều về Phòng Tâm lý học đường nhưng bạn vẫn cảm thấy lo lắng, “ngài ngại” vì...
Xem tiếpTư vấn tâm lý Tin Hoạt động
Trường bạn đã có Phòng Tâm lý học đường chưa? Trường THCS Tùng Thiện Vương tụi mình đã có rồi nè!
Lần trước, tụi mình đã cùng nhau ghé thăm Phòng Tâm lý học đường của Trường THCS Tôn Thất Tùng...
Xem tiếpTư vấn tâm lý
Chào đón đoàn Quản lý Giáo dục Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai đến tham quan mô hình tư vấn tâm lý học đường, học tập kinh nghiệm công tác giáo dục tại TPHCM
Nhằm mang đến những kinh nghiệm quý giá, nâng cao vai trò, sự phối hợp hiệu quả giữa đội ngũ...
Xem tiếpTư vấn tâm lý Tin Hoạt động
Cùng tụi mình ghé thăm phòng TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG trường THCS Tôn Thất Tùng
Năm học 2022-2023 này, nhà Ý TƯỞNG VIỆT phối hợp cùng các Trường trung học trên địa bàn TP.HCM triển...
Xem tiếpTư vấn tâm lý
Dịch vụ Tư vấn tâm lý 2023
Trung tâm tư vấn tâm lý Ý Tưởng Việt với các chuyên gia "bác sĩ" tâm lý hàng đầu GS.TS....
1 Comment
Xem tiếpTư vấn tâm lý
Bác sĩ tâm lý Online 2023
Những lúc chúng ta không thể giải quyết các vấn đề và các khó khăn tâm lý của bản thân,...
Xem tiếpTư vấn tâm lý
Khép lại Tọa đàm “Nâng cao năng lực chăm sóc sức khỏe tinh thần học sinh” với những hình ảnh thật đẹp và đáng nhớ
Vậy là Tọa đàm "NÂNG CAO NĂNG LỰC CHĂM SÓC SỨC KHỎE TINH THẦN HỌC SINH" của chúng ta đã...
Xem tiếpTư vấn tâm lý
Tăng cường triển khai hỗ trợ, tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa có văn bản số 4252/BGDĐT-GDCTHSSV gửi ủy ban nhân dân các tỉnh,...
Xem tiếp