Vì sao ngày càng thiếu những lời “cảm ơn”, “xin lỗi”?

Vi Sao Ngay Cang Thieu Nhung Loi Cam On Xin Loi.jpg

Nhiều người cho rằng cuộc sống hiện đại đang dần thiếu đi những lời “cảm ơn”, “xin lỗi”. Để biện minh, họ lấy lý do: cảm ơn thấy… sến, đâu nhất thiết phải xin lỗi… Xoay quanh câu chuyện trên, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện cùng PGS.TS Huỳnh Văn Sơn.

• Thưa ông, có ý kiến cho rằng cuộc sống hiện đại đang dần thiếu đi những lời “cảm ơn”, “xin lỗi”, kể cả trong những mối quan hệ thân thiết như: ba mẹ và con cái, anh chị em ruột, vợ – chồng. Ông có thấy vậy không?

– “Tiên học lễ, hậu học văn” đó là bài học cơ bản đầu tiên khi đứa trẻ bước vào trường học. Thế nhưng thật đáng tiếc khi đánh giá ban đầu cho thấy hiện nay, việc nói lời cảm ơn và xin lỗi có phần ít đi hay không xuất hiện một cách đúng mực trong cuộc sống.

Ngay trong những mối quan hệ thân tình, không ít người cho rằng việc đã là thân nhau nên không cần phải nói lời cảm ơn hay xin lỗi. Thực ra mâu thuẫn đang tồn tại là một trong những điều trẻ được cha mẹ hướng dẫn khi còn thơ bé là lời cảm ơn và xin lỗi, nhưng khi thành thục rồi thì lại trở nên lười nói, ngại nói… Thực ra mọi người đều nói ra điều này nhưng có thể vì cuộc sống trôi nhanh nên đôi khi ta không chậm lại để nhìn ra những điều đáng quý như trên.

Nếu ai đó đã từng học tiếng Anh hay một ngôn ngữ hiện đại khác, sẽ dễ dàng nhận ra việc nói những từ ‘sorry’, ‘thank you’ như là một sự thể hiện rất có văn hóa. Đau lòng thay là một số người rất muốn mình hiện đại, có lối sống hiện đại nhưng lại quên đi những sự thể hiện hiện đại giản đơn như thế với cuộc sống xung quanh và cả với người thân của chính mình.
 

Vậy theo ông thì đâu là nguyên nhân dẫn đến câu chuyện buồn này?

– Trong một số gia đình, cha mẹ hướng dẫn khi con thơ bé là lời cảm ơn và xin lỗi chưa thật thuần thục và điều đó trở thành một yêu cầu hay một nguyên tắc trong giao tiếp. Hoặc một vài nơi người ta đã không xem trọng điều này, có khi vì quá thân quen nên họ nghĩ rằng: không nói chắc cũng không sao… Chính cái suy nghĩ xuề xòa trong giao tiếp đã khiến nhiều người vô tình quên mất điều này. Cũng có thể vì quá thân quen nên không để ý và dù có phạm lỗi hay cần cảm ơn họ cũng không nói ra, vì họ nghĩ rằng đó là những lời khách sáo.

Hơn thế nữa, kiểu sống gấp mà không điểm tựa, nhạt nhòa về kiểu thể hiện làm người ta không nhớ đến những điều rất đơn giản như lời cảm ơn và xin lỗi… Không ít người cứ nghĩ rằng cảm ơn và xin lỗi không thể sử dụng một cách thiếu cân nhắc… Kiểu nghĩ cảm tính ấy làm cho lời cảm ơn và xin lỗi dần dần trở nên khó hiện hữu.

Vì sao ngày càng thiếu những lời 'cảm ơn', 'xin lỗi'?
 

Không ít người chưa hiểu tường tận giá trị của lời cảm ơn cũng như xin lỗi trong cuộc sống. Vậy những giá trị thật của chúng là gì?

– Thực ra, cảm ơn và xin lỗi có những hàm ý chung nếu xét dưới góc độ tâm lý học dù rằng ý nghĩa hành vi của chúng có thể khác nhau. Ở đây, không bàn về ngữ nghĩa hay ngữ cảnh giao tiếp thì cảm ơn là hành vi thể hiện sự trân quý, biết ơn vì nhận được một kết quả tốt, sự ủng hộ, giúp đỡ hay sự thừa nhận hoặc sự gắn kết, hợp tác. Đặc biệt cảm ơn còn cho thấy thái độ ứng xử rất hòa nhã và tinh thần chấp nhận mọi thứ từ xung quanh hay từ người khác…
Xin lỗi được sự dụng để thể hiện sự cầu thị, sự nhã nhặn và sự tích cực điều chỉnh sau tự nhận thức. Ngoài ra, xin lỗi còn cho thấy sự tinh tế trong tương tác, sự nhún nhường hay sự tự nhận thức để đáp ứng tương thích với hoàn cảnh…

Cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Trong ứng xử giữa cộng đồng, khi cảm ơn và xin lỗi được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn.
 

Có một bộ phận người lớn mặc định suy nghĩ: lời cảm ơn hay xin lỗi là nghĩa vụ của người nhỏ tuổi hơn dành cho người lớn. Ông nghĩ sao về điều này?

– Tôi nghĩ đã là sự mặc định thì nó có cái lý của nó… Nhưng lý còn cần lẽ… Thực ra cảm ơn và xin lỗi cần được sử dụng sao cho có văn hóa. Cái văn hóa ở đây chính là sự công bằng, tương tác tích cực cũng như thái độ nhã nhặn…
Sẽ ra sao nếu người lớn làm điều chưa hẳn đúng lại không làm gương để xin lỗi? Sẽ ra sao nếu người lớn thiếu hẳn những câu cảm ơn cần thiết để thể hiện thái độ đúng mực của mình…

Thật may mắn, bài học mà tôi nhận được trong cuộc sống khi làm việc cùng nhiều người đó chính là lời cảm ơn. Không hẳn vì làm việc tốt hay giúp đỡ mà cảm ơn từ cái duyên gặp gỡ, từ sự hết lòng, từ sự cộng tác vui vẻ… Đó là một cách biểu hiện cảm xúc nhưng cũng là một lời yêu cầu cao kèm theo lời dặn chuẩn mực trong giao tiếp.
 

• Nhiều người dù làm sai, thế nhưng lại sợ… “quê” nếu phải xin lỗi người khác. Họ cần làm gì để có thể thay đổi thói quen này?

– Tôi nghĩ ai cũng có cái tôi. Cái tôi đó có thể là rào chắn của con người đẩy con người đi đến những kiểu thể hiện thiếu chuẩn mực hay chừng mực. Điều này làm người ta cảm thấy có một bước cản quá lớn đến mức không thể vượt qua chính mình…
Sĩ diện có thể làm nên con người nhưng đừng nghĩ rằng sĩ diện nó lớn bằng chúng ta. Chúng ta sĩ diện để bao biện cho mình thì hình ảnh của chúng ta có nguy cơ bị tụt hậu hay thậm chí hư hỏng nếu sự bao biện ấy là vô lý, vô tư…

 

• Nếu khi sai mà biện minh bằng nhiều lý do để không xin lỗi thì liệu sẽ dẫn đến những hệ lụy gì, thưa ông?

– Nếu sai còn biện minh thì chính bản thân người đó đánh mất giá trị nhân cách của mình một cách đáng tiếc. Bài học biết nói lời xin lỗi là bài học cơ bản, khi biết nhận lỗi để về sau rút ra bài học và không còn lặp lại điều từng làm. Cứ nếu đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan thì cá nhân đó trở thành người bảo thủ, cố chấp. Nếu một người còn không biết chịu trách nhiệm với hành vi của mình thì làm sao có thể tin tưởng giao phó cho những công việc, trọng trách quan trọng.

Lời xin lỗi sẽ là một bước thụt lùi để ta nhìn nhận lại toàn bộ sự việc diễn ra, lời xin lỗi sẽ cho thấy được bạn là một người biết nhận trách nhiệm và sẽ có còn những bước tiến xa hơn. Lời xin lỗi được nói ra không phải kèm theo thái độ vô tư, nói cho quen miệng hay cho người khác hài lòng. Đấy là lời nói mang tính có suy nghĩ, có trách nhiệm, có cầu thị, có quyết tâm.
 

• Lại có người cho rằng cảm thấy “sến sến” nếu nói lời cảm ơn. Vậy thì những người đang gặp phải tình cảnh “khó nói lời cảm ơn” như vậy cần phải thay đổi thói quen này như thế nào để có thể dễ dàng nói lời cảm ơn hơn?

– Lời cảm ơn là một trong những cách để bạn thể hiện tấm lòng thành, tri ân của mình đến những người đã giúp đỡ mình. Có thể ban đầu khi nói ra từ này sẽ hơi ngượng ngập và có gì đó khó khăn cho cả người nói và người nghe. Tuy nhiên, lời cảm ơn là một nét văn hóa hết sức tốt đẹp, khi bạn nói điều này với một sự chân thành thì sẽ nhận về những hiệu ứng tích cực từ những người xung quanh.

Để hình thành thói quen biết nói lời cảm ơn người khác phải bắt đầu từ những hành vi nhỏ nhất, bạn trở về nhà, nói lời cảm ơn mẹ về một bữa cơm, cảm ơn cha đã chở đến trường, cảm ơn đứa bạn luôn giúp đỡ bạn trong khó khăn… Cảm ơn những người gần ngay bên cạnh mình từ đó sẽ tạo cho bạn một thói quen tốt đẹp: biết nói lời cảm ơn. Hẳn nhiên khi chúng ta nói ra những điều ngọt ngào thì cuộc sống này sẽ thêm niềm vui và ý nghĩa, bàn tay cầm hoa hồng bao giờ cũng còn lưu hương trên đôi bàn tay, lời cảm ơn cũng như vậy!

Cái sến này chắc có lẽ là cách dùng từ vô tư hay cách ngụy biện từ trái tim và khối óc bằng kiểu ngôn từ mang tính tạm bợ. Tôi nghĩ nếu sang, hãy sang cho đúng sự thanh lịch và chuẩn mực. Còn sợ sến mà lôi xềnh xệch nhân cách của mình ra để hạ thấp thì có lẽ đó là điều đáng tiếc.
 

Xin cảm ơn ông!

Đau đầu khi cha mẹ đi làm, con chưa đến lớp

Tin tức Chuyên gia

Từ ngày 1/10, nhiều đơn vị ở TP.HCM dần hoạt động trở lại bình thường. Cha mẹ bắt đầu trở...

Xem tiếp

Nhiều phụ huynh rơi vào vòng xoáy kim tiền, không còn thời gian dạy con

Tin tức Chuyên gia

Giáo sư Huỳnh Văn Sơn: “Nhiều bậc phụ huynh rơi vào vòng xoáy của chuyện kim tiền và có hành...

Xem tiếp

Thạc sĩ Tâm lý Ngô Minh Duy: Chuyên gia Tham vấn Trị liệu hàng đầu tại Trung tâm Tư vấn Tâm lý Ý Tưởng Việt

Tin tức Chuyên gia

Với kinh nghiệm hơn mười năm làm việc trong lĩnh vực tham vấn và trị liệu tâm lý, ThS Ngô...

Xem tiếp

Cân bằng tâm lý giữa mùa dịch – Điều cần quan tâm đã được giải đáp

Tin tức Chuyên gia

Buổi chia sẻ và tư vấn “Bí quyết cân bằng tâm lý trong mùa dịch” trên trang Học sinh, Sinh...

Xem tiếp

Lời trải lòng của người mẹ với live stream của GS.TS Huỳnh Văn Sơn trong mùa dịch – Đáng để suy ngẫm

Tin tức Chuyên gia

“Vì tôi không được học hành cao nên bản thân cũng rất hạn chế trong việc có thể dạy con...

Xem tiếp

Bản lĩnh xử lý sự cố bất ngờ trên sân khấu giúp Nhật Trường đăng quang “Én Vàng 2019”

Tin tức Chuyên gia

Én hot boy’ Nhật Trường (Học viên ưu tú và hiện cũng đang là Giảng viên Khóa đào tạo MC...

Xem tiếp

Chồng chỉ “ngôn tình” trên mạng

Tin tức Chuyên gia

Thấy chồng lúc nào cũng viết những dòng trạng thái đầy “ngôn tình” dành cho mình trên Facebook mà Lan...

Xem tiếp

Dịch bệnh Covid-19: Trang bị kỹ năng an toàn cho học sinh

Tin tức Chuyên gia

Có thể nói không phải chỉ ở học sinh mà không ít người trưởng thành ở một số gia đình...

Xem tiếp

GS.TS Huỳnh Văn Sơn nói gì về đề xuất chia năm học thành 4 kỳ?

Tin tức Chuyên gia

GS.TS Huỳnh Văn Sơn, Phó hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm TP.HCM, cho rằng: học sinh có nhiều kỳ...

Xem tiếp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Messenger