* Thưa thạc sĩ Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, bà có cảm nghĩ gì khi nhìn thấy, đọc được những bài viết về việc có một bộ phận người dân, giới trẻ, họ nháo nhào lại để xin chữ ký, xin chụp hình người nổi tiếng trong các đám tang của người nổi tiếng như vậy?
– Tôi nghĩ đó là biểu hiện của một kiểu hành vi đám đông thiếu cân nhắc. Hơn nữa đó cũng là một biểu hiện cho thấy sự thiếu chuẩn mực của hành vi xã hội khi người ta chẳng để ý gì đến cảm xúc, đến diễn tiến của cuộc sống hay những hoàn cảnh, những gì đang xảy ra từ cuộc sống xung quanh. Ở đây, hai mặt của vấn đề đã tồn tại: tôn trọng cảm xúc của mình mà quên đi cảm xúc của người khác và cảm xúc xã hội.
* Theo bà, đâu là nguyên nhân khiến họ có những cư xử không đúng mực như vậy? Phải chăng vì quá tò mò, hay vì quá ái mộ, hay là vì những lý do nào khác?
– Tôi nghĩ đầu tiên đó chính là sự tò mò… Sau đó là chút ái mộ những người được nhiều người biết đến. Ở đây, dễ dàng nhận ra biểu hiện của sự tò mò trong vô thức đã đẩy người ta thực hiện hành vi tiếp cận, chụp ảnh mà quên đi cảm xúc và những yêu cầu về ứng xử. Đó là chưa kể sự ái mộ trong tiềm thức đã thôi thúc và đẩy người ta hướng đến kiểu phản ứng thái quá của sự chen lấn, lao đến mà không cần kiểm soát bản thân.
Tuy vậy, trong thực tế cũng cho thấy còn một số động cơ khác như: để thể hiện mình, để gây sự chú ý tức thời hay chú ý trên trang cá nhân, để khẳng định mình hoặc để thực hiện những mục đích khác… Không phải là lý giải theo kiểu “quy chụp” nhưng rõ ràng cần thừa nhận sự thật về các biểu hiện thiếu cân bằng như đã đề cập trên bình diện đa chiều.
* Có cả những tiếng cười sảng khoái, những nụ cười thỏa thích, những cử chỉ tạo nên sự hỗn loạn, những biểu lộ của sự hả hê khi được chụp ảnh người nổi tiếng, được chụp chung với người nổi tiếng. Bà nghĩ gì về những hành động này ạ?
– Tôi cho rằng sự hả hê ấy xuất phát từ những suy nghĩ cảm tính và cũng được thỏa mãn một cách cảm tính. Sự thật dễ nhận ra khi số lượng những biểu hiện hành vi ấy không phải luôn luôn nhận được sự tán thành. Chúng ta cũng thấy cư dân trên mạng đã có những phản ứng kịch liệt để tỏ thái độ của chính mình…
Lẽ đương nhiên, cũng cần nhận ra một thực tế đó là một số cá nhân cũng thật chủ quan và cảm tính khi cho rằng hành vi khoe chiến tích này là hành vi bình thường. Nghệ sĩ hay người nổi tiếng cũng là người bình thường sao mà khó chịu vậy? Thực ra họ quên rằng cái khó chịu đó chính là sự hỗn loạn được tạo ra, cái thực tế xấu xí đó mới đem đến một cái nhìn cần cân nhắc về chuẩn mực hành vi xã hội.
* Bà nói gì với những người đã và đang có những cách cư xử chưa đúng như vậy ạ? Đâu là những cách cư xử chuẩn mực khi viếng đám tang, hoặc là người sống trong khu có gia đình người nổi tiếng đang gặp chuyện buồn ạ?
– Tôi nghĩ mỗi cá nhân cần có trách nhiệm với hành vi của chính mình và cần tự ý thức cũng như tự giáo dục. Đỉnh cao của giáo dục là tự giáo dục nên cần nhìn lại bức ảnh, cần nhìn lại những bình luận thẳng thắn để kiểm soát chính mình và điều chỉnh… Thực tế cho thấy những hành vi phản cảm thường được điều chỉnh theo hướng tích cực chứ không phải là phạt hay áp chế…
Cách cư xử chuẩn mực khi đi đám tang hoặc chia sẻ với nỗi buồn của một người khác, kể cả người bình thường hay người nổi tiếng, đó là quan tâm nhiều đến sự cân bằng về cảm xúc trước tiên. Không quá bi lụy nếu cần sự tỉnh táo của chính mình, không quá mức về cảm xúc để gây thêm gánh nặng…
Sự chuẩn bị về trang phục (đen, trắng, xám), thời gian thăm viếng, nghi thức khi viếng nếu gia đình có tôn giáo, cách nói năng, sự đi lại… đều là những yêu cầu cơ bản.
* Làm thế nào để những hành động không đẹp ấy sẽ không tái diễn ạ?
– Tôi nghĩ cần có những thái độ dứt khoát và mang tính định hướng. Hành vi kiểu thể hiện mình, quên cảm xúc của người khác… là kiểu hành vi phản cảm thật khó chấp nhận. Cần lắm sự định hướng và xem xét từ nhiều phía để các chiến lược định hướng hành vi sẽ được thực thi.
Ngay từ nhỏ, các gia đình cần xem xét và biến việc định hướng hành vi xã hội thành nhiệm vụ giáo dục. Kế đến nhà trường cũng cần quan tâm đến vấn đề này khi thực hiện các bài dạy giáo dục lối sống. Ngay cả các hội, đoàn thể cũng cần quan tâm đến việc ứng xử công cộng hay chia sẻ nỗi đau với người xung quanh như một chuẩn mực cần tìm hiểu và tuân thủ.
* Với những người nghệ sĩ, khi gặp tình cảnh này, bị người dân hú hét, xin chụp hình, xin chữ ký, họ nên xử lý tình huống này như thế nào sao cho chuẩn mực, vừa không phản cảm, vừa không mất lòng người hâm mộ ạ?
– Tôi nghĩ rằng việc hướng đến một điều tốt đẹp không có giải pháp hoàn hảo. Chúng ta đừng cầu toàn để buộc người nghệ sĩ phải mười phân vẹn mười. Hãy tôn trọng chuẩn mực, tôn trọng con người và cảm xúc, vì thế có thể từ chối thẳng thắn và rõ ràng trong kiểu phản ứng lịch sự là điều cần thiết. Nhưng hành vi như cúi gập người, giơ tay che, xua tay… kèm theo lời xin lỗi là điều nên làm…
Chúng ta đừng quá lo lắng mất lòng người hâm mộ để chúng ta cũng mất đi sự trân quý nội tại. Hãy trả các giá trị chân chính để hướng đến một chuẩn mực dần xác lập.
* Nhiều người cho rằng những hành động “vô tình một cách nhẫn tâm”, “những nụ cười bên nước mắt” như vậy là một trong những dấu hiệu cho thấy một bộ phận người VN dường như thiếu văn hóa. Bà có nghĩ vậy không?
– Tôi nghĩ cũng không nên căng về vấn đề văn hóa đủ hay thiếu nhưng rõ ràng có một bộ phận nhất định chưa quan tâm đến chuẩn mực hành vi ứng xử công cộng. Đó có thể là hạn chế về sự thể hiện ứng xử xã hội, nhận thức xã hội.
* Một câu chuyện khác, là có không ít người nổi tiếng, nhưng khi đi đám tang lại ăn vận không hợp cho lắm, để những kiểu tóc gây phản cảm với mọi người. Bà dành lời khuyên gì cho họ ạ?
– Tôi nghĩ rằng cá tính của một người có thể là cái khiên để người ta ngụy biện cho mình khi bắt đầu thể hiện. Tuy nhiên, đến khi đặt vào trong những hoàn cảnh cụ thể mới thấy đó chính là biểu hiện của làm quá… Trong những tình huống cần sự hòa nhập, thân thiết thì cá tính quá ở trang phục hay tóc tai… sẽ gây khó khăn cho nhiều người là vậy. Vì thế, cân nhắc để cá tính mình thể hiện vừa phải.
Hơn nữa, chính bản thân nghệ sĩ hay người nổi tiếng cũng cần cân chỉnh cảm xúc, điều chỉnh chình mình nhiều nhất có thể để đừng biến thành ngôi sao trong mọi hoàn cảnh… Chữ tâm nên được bộc lộ vừa vặn và có điểm đến để chúng ta còn thấy đủ đầy giá trị nhân văn… Và đó cũng chính là biểu hiện của văn hóa đúng nghĩa…
* Xin cảm ơn bà về cuộc trao đổi này!
Đau đầu khi cha mẹ đi làm, con chưa đến lớp
Từ ngày 1/10, nhiều đơn vị ở TP.HCM dần hoạt động trở lại bình thường. Cha mẹ bắt đầu trở...
Xem tiếpNhiều phụ huynh rơi vào vòng xoáy kim tiền, không còn thời gian dạy con
Giáo sư Huỳnh Văn Sơn: “Nhiều bậc phụ huynh rơi vào vòng xoáy của chuyện kim tiền và có hành...
Xem tiếpThạc sĩ Tâm lý Ngô Minh Duy: Chuyên gia Tham vấn Trị liệu hàng đầu tại Trung tâm Tư vấn Tâm lý Ý Tưởng Việt
Với kinh nghiệm hơn mười năm làm việc trong lĩnh vực tham vấn và trị liệu tâm lý, ThS Ngô...
Xem tiếpCân bằng tâm lý giữa mùa dịch – Điều cần quan tâm đã được giải đáp
Buổi chia sẻ và tư vấn “Bí quyết cân bằng tâm lý trong mùa dịch” trên trang Học sinh, Sinh...
Xem tiếpLời trải lòng của người mẹ với live stream của GS.TS Huỳnh Văn Sơn trong mùa dịch – Đáng để suy ngẫm
“Vì tôi không được học hành cao nên bản thân cũng rất hạn chế trong việc có thể dạy con...
Xem tiếpBản lĩnh xử lý sự cố bất ngờ trên sân khấu giúp Nhật Trường đăng quang “Én Vàng 2019”
Én hot boy’ Nhật Trường (Học viên ưu tú và hiện cũng đang là Giảng viên Khóa đào tạo MC...
Xem tiếpChồng chỉ “ngôn tình” trên mạng
Thấy chồng lúc nào cũng viết những dòng trạng thái đầy “ngôn tình” dành cho mình trên Facebook mà Lan...
Xem tiếpDịch bệnh Covid-19: Trang bị kỹ năng an toàn cho học sinh
Có thể nói không phải chỉ ở học sinh mà không ít người trưởng thành ở một số gia đình...
Xem tiếpGS.TS Huỳnh Văn Sơn nói gì về đề xuất chia năm học thành 4 kỳ?
GS.TS Huỳnh Văn Sơn, Phó hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm TP.HCM, cho rằng: học sinh có nhiều kỳ...
Xem tiếp