Thiếu sự quan tâm của người lớn, học sinh tự hủy hoại mình

Thieu Su Quan Tam Cua Nguoi Lon Hoc Sinh Tu Huy Hoai Minh 1.jpg
Từ phỏng vấn thực tế, nhóm nghiên cứu của Trường ĐH Sư phạm TPHCM lọc ra được 280 học sinh từ 1.000 khách thể là học sinh THCS ở TPHCM và Bình Dương có hành vi tự hủy hoại bản thân bằng nhiều cách trong đó gồm tự bứt tóc, tự cắn, đập đầu, rạch tay, thậm chí có ý định tự tử…

Từ phỏng vấn thực tế, nhóm nghiên cứu của Trường ĐH Sư phạm TPHCM lọc ra được 280 học sinh từ 1.000 khách thể là học sinh THCS ở TPHCM và Bình Dương có hành vi tự hủy hoại bản thân bằng nhiều cách trong đó gồm tự bứt tóc, tự cắn, đập đầu, rạch tay, thậm chí có ý định tự tử…

 

Học sinh tự hủy hoại ở nhà

Từ nghiên cứu của nhóm thực hiện đề tài khoa học cấp Bộ về “Hiện tượng hủy hoại bản thân của học sinh (HS) THCS và biện pháp phòng ngừa do PGS.TS Huỳnh Văn Sơn làm chủ nhiệm đã cho thấy HS THCS có hành vi tự hủy hoại bản thân (THHBT) khá sớm thậm chí ngay thời thơ ấu.

Thiếu sự quan tâm của người lớn, học sinh tự hủy hoại mình

Đơn cử như có đến 103 em (36,8%) đã thực hiện hành vi THHBT từ rất lâu đến mức không nhớ rõ. Em N.V.B khi phỏng vấn chia sẻ rằng “từ nhỏ em đã có thói quen lột lớp da tay ở đầu ngón tay khi cảm thấy khó chịu trong một số tình huống như khi bị cô giáo la… Có thời điểm hai bàn tay em trở nên rất nghiêm trọng và mẹ em phải đưa đến bệnh viện khám. Nhưng sau đó em vẫn tiếp tục thực hiện khi quá căng thẳng”.

Theo nhóm nghiên cứu, điều này cho thấy thời gian bắt đầu thực hiện hành vi THHBT phản ánh sự khó khăn, áp lực trong đời sống tinh thần của HS ngay từ thời thơ ấu.

Có đến 65 em HS (23,2% – gần ¼ mẫu) cho rằng đã thực hiện hành vi này từ đầu năm lớp 6. Có những tâm lý nằm trong vô thức khi có tác nhân “kích thích” thì cá nhân có nguy cơ thúc đẩy thực hiện những hành vi THHBT. Đặc biệt, với tuổi dậy thì thì đầy biến động, sự thay đổi về mặt sinh lý đi kèm với sự thích ứng với mối quan hệ bạn bè, phương pháp học tập khác với bậc tiểu học và đặc biệt khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì khiến HS THCS có thể thực hiện hành vi THHBT từ cấp 2.

Qua phỏng vấn, HS D. cho biết: “Em bị bạn bắt nạt vào đầu lớp 6, em không biết làm sao, em cảm thấy rất buồn bã, tuyệt vọng, có lúc em đã tự đấm đầu mình vào tường, hành vi đó vẫn tiếp tục đến khi bố mẹ phát hiện em bị bạo lực và nhờ nhà trường can thiệp”.

Tiếp theo, có 28,9% (gần 1/3 mẫu) đã thực hiện hành vi THHBT khoảng một năm trở lại đây. Đây là dữ liệu rất cần được quan tâm, bởi vì nếu được can thiệp sớm có thể giúp HS giảm thiểu sự tổn thương về mặt thể chất và giảm nguy cơ gia tăng mức độ THHBT ở mức nghiêm trọng hơn.

Bản thân HS cũng nhận diện được rằng mình có hành vi THHBT từ rất sớm nhưng không hề tìm sự giúp đỡ hoặc không biết cách tìm kiếm sự giúp đỡ. Theo nhóm nghiên cứu đề tài, điều này minh chứng rằng gia đình, nhà trường chưa thật sự quan tâm đến đời sống tinh thần của HS, không nhận diện và phát hiện những dấu hiệu hành vi THHBT của con em mình để can thiệp, giúp đỡ kịp thời. Nếu tiếp tục tiếp diễn, hành vi THHBT của HS sẽ ngày càng có chiều hướng tăng dần, có thể dẫn đến mức độ nặng, gây hậu quả nghiêm trọng đối với HS.

Mặc dù hiện nay một số phụ huynh đã có sự quan tâm hơn đối với những chuyển biến tâm lý đầy phức tạp của HS THCS nhưng con số còn hạn chế. Kết quả phỏng vấn, HS C. cho biết: “Bố mẹ rất bận rộn với công việc và rất ít khi tâm sự với em, em thì không hòa nhập được khi chuyển trường nên cảm thấy rất cô đơn. Người bạn thân nhất của em có lẽ là mạng xã hội và game”.

Từ kết quả khảo sát cho thấy có tới 214 (76,4%) HS cho biết nhà là địa điểm thực hiện hành vi THHBT của mình. Em M.Đ.N cho biết “Em thường bứt tóc ở nhà. Vì khi ở nhà em cảm thấy rất buồn, em cô đơn ngay trong chính ngôi nhà của mình, mỗi lần như vậy em hay bứt tóc”. Đây là một hồi chuông nhấn mạnh tầm quan trọng của vai trò, trách nhiệm gia đình, đặc biệt là của bố mẹ trong việc nhận diện và phát hiện kịp thời con em có dấu hiệu hành vi này.

Gần 50% phụ huynh la mắng khi HS có hành vi hủy hoại bản thân

Ngoài ra, có đến 208 HS (74,3%) tiết lộ hành vi THHBT của mình với bạn bè nhưng luôn muốn tách khỏi người lớn, muốn cùng trao đổi những vấn đề thầm kín riêng tư mà trong quan hệ của người lớn các em ít đạt được.

Thiếu sự quan tâm của người lớn, học sinh tự hủy hoại mình

Bên cạnh đó, đáng lo ngại chỉ có 4 HS (chiếm 1,4%) thừa nhận tiết lộ tình trạng của mình với thầy cô. Bởi lẽ, giáo viên hiện nay vừa phải quan tâm đến chuyên môn, đến vấn đề giảng dạy trên lớp thì khó có thời gian, tâm trí thật sự quan tâm đến đời sống tinh thần của HS.

Em T.V.A. cho biết: “Tiết sinh hoạt chủ nhiệm là tiết học kinh khủng nhất đối với tụi em. Mọi lỗi trong tuần đều mang ra xét xử, không khí vô cùng nặng nề, tụi em cảm thấy áp lực lắm!”. Cả một tuần các em đã rất mệt mỏi với các môn học, thế nhưng các em còn mệt mỏi hơn khi giờ sinh hoạt biến thành “giờ xử án”. Theo nhóm nghiên cứu, thay vì tạo thêm áp lực, các thầy cô giáo nên cân nhắc sử dụng giờ sinh hoạt để chăm sóc tinh thần cho các em.

Tương tự, có 54 em thừa nhận tiết lộ hành vi tự hủy hoại với bố mẹ nhưng lại có tới 176 em (chiếm 62,9%) che giấu với bố mẹ. Mâu thuẫn này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Đôi khi có em muốn tiết lộ nhưng lại cảm thấy bố mẹ và người lớn chưa thật sự hiểu mình nên chưa mạnh dạn tiết lộ. Nguyên nhân thứ hai có thể các em từng tiết lộ nhưng chưa nhận được sự đồng cảm cần thiết để giúp các em vượt qua khó khăn tâm lý. Như em N.N.D. cho biết: “Mỗi lần em tâm sự với bố về áp lực học tập, áp lực từ thầy cô ở trường thi bố lại mắng em viện dẫn cho việc lười học. Rồi sau này em không muốn tâm sự gì với bố cả”.

Bên cạnh đó, theo khảo sát cũng cho thấy có tới 133 HS (chiếm 47,5%) cho biết gia đình la mắng khi HS có hành vi tự hủy hoại bản thân; có 77 HS, chiếm 27,5% cho biết ba mẹ nhắc nhở khi em có hành vi này.

Theo các chuyên gia, chính sự khác biệt về nhận thức, thái độ và hành vi ứng xử đã khiến HS có xu hướng che giấu vấn đề của mình với bố mẹ. Điều này không những dẫn đến nguy cơ nặng nề và hệ lụy mà còn làm cho bố mẹ và con cái có lằn ranh sâu hơn nữa trong quan hệ gia đình.

Còn L.V.K. chia sẻ: “Em rất muốn mình thoát khỏi cảm giác mệt mỏi và chán chường này. Em biết thực hiện hành vi này là nguy hiểm nhưng việc dừng lại không dễ chút nào. Những lúc cha mẹ tranh cãi, em luôn bị thôi thúc hãy rạch tay đi. Em không hiểu vì sao luôn có một tiếng nói thôi thúc em thực hiện…”.

Cần quan tâm nhiều đến đời sống tinh thần của con

Từ những số số liệu khảo sát, nhóm nghiên cứu cho rằng nếu được can thiệp sớm thì có thể giúp HS giảm thiểu sự tổn thương về mặt thế chất, giảm sự gia tăng ở mức độ nghiêm trọng hơn

Nhóm nghiên cứu đã đề xuất 3 biện pháp phòng ngừa. Trong đó, nâng cao nhận thức về hành vi tự hủy hoại bản thân cho HS, giáo viên và cả chuyên viên tham vấn học đường. Bên cạnh đó, cần tổ chức các chuyên đề kỹ năng sống lồng ghép nhằm phát triển năng lực ứng với với hành vi này ở người học. Ngoài ra, có thể xây dựng hệ thống kiến thức và bài tập hướng dẫn HS THCS có dấu hiệu hủy hoại bản thân được điều chỉnh trạng thái tâm lý và đối phó với các chất kích thích của hành vi này.

Nhóm nghiên cứu cũng đề xuất phụ huynh cần quan tâm nhiều đến đời sống tinh thần của con cái, đặc biệt là những biểu hiện thái độ, hành vi bất thường của con (bỏ bữa, ít giao tiếp, hay cáu gắt…) từ đó có những tác động hay sự ứng xử phù hợp.

Người làm cha mẹ cân nhắc các biện pháp can thiệp có hiệu quả khi con mình có biểu hiện hành vi này, hoặc phối hợp với nhà trường và các chuyên viên tư vấn tâm lý, tôn trọng, đồng cảm với nhu cầu độc lập, bình đẳng của con cái.

Phụ huynh nên tránh tạo áp lực, tổn thương đến đời sống tâm lý của con, biết động viên, khen ngợi và khích lệ từng hành vi và sự tiến bộ, trưởng thành của con trong học tập và cuộc sống, khuyến khích và động viên con cái tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh, tạo điều kiện cho con phát huy khả năng hay tiềm lực và hứng thú trong điều kiện cho phép để tạo ra sự cân bằng tâm lý.

Gia đình cần phối hợp tích cực với nhà trường, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm, trong vấn đề chăm sóc tinh thần cho con cũng như giáo dục con cái tuổi vị thành niên hiệu quả.
 

• Nhiều học sinh khá, giỏi tự hủy hoại bản thân
• Học sinh gặp khó khăn về tâm lý thì dễ có hành vi tự hủy hoại bản thân​
• Nhiều học sinh khá, giỏi có xu hướng tự hủy hoại bản thân
• Có mối quan hệ giữa trầm cảm và hành vi tự hủy hoại
• 
Thiếu sự quan tâm của người lớn, học sinh tự hủy hoại mình 

Tin tức Chuyên gia

Đau đầu khi cha mẹ đi làm, con chưa đến lớp

Từ ngày 1/10, nhiều đơn vị ở TP.HCM dần hoạt động trở lại bình thường. Cha mẹ bắt đầu trở...

Xem tiếp

Tin tức Chuyên gia

Nhiều phụ huynh rơi vào vòng xoáy kim tiền, không còn thời gian dạy con

Giáo sư Huỳnh Văn Sơn: “Nhiều bậc phụ huynh rơi vào vòng xoáy của chuyện kim tiền và có hành...

Xem tiếp

Tin tức Chuyên gia

Thạc sĩ Tâm lý Ngô Minh Duy: Chuyên gia Tham vấn Trị liệu hàng đầu tại Trung tâm Tư vấn Tâm lý Ý Tưởng Việt

Với kinh nghiệm hơn mười năm làm việc trong lĩnh vực tham vấn và trị liệu tâm lý, ThS Ngô...

Xem tiếp

Tin tức Chuyên gia

Cân bằng tâm lý giữa mùa dịch – Điều cần quan tâm đã được giải đáp

Buổi chia sẻ và tư vấn “Bí quyết cân bằng tâm lý trong mùa dịch” trên trang Học sinh, Sinh...

Xem tiếp

Tin tức Chuyên gia

Lời trải lòng của người mẹ với live stream của GS.TS Huỳnh Văn Sơn trong mùa dịch – Đáng để suy ngẫm

“Vì tôi không được học hành cao nên bản thân cũng rất hạn chế trong việc có thể dạy con...

Xem tiếp

Tin tức Chuyên gia

Bản lĩnh xử lý sự cố bất ngờ trên sân khấu giúp Nhật Trường đăng quang “Én Vàng 2019”

Én hot boy’ Nhật Trường (Học viên ưu tú và hiện cũng đang là Giảng viên Khóa đào tạo MC...

Xem tiếp

Tin tức Chuyên gia

Chồng chỉ “ngôn tình” trên mạng

Thấy chồng lúc nào cũng viết những dòng trạng thái đầy “ngôn tình” dành cho mình trên Facebook mà Lan...

Xem tiếp

Tin tức Chuyên gia

Dịch bệnh Covid-19: Trang bị kỹ năng an toàn cho học sinh

Có thể nói không phải chỉ ở học sinh mà không ít người trưởng thành ở một số gia đình...

Xem tiếp

Tin tức Chuyên gia

GS.TS Huỳnh Văn Sơn nói gì về đề xuất chia năm học thành 4 kỳ?

GS.TS Huỳnh Văn Sơn, Phó hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm TP.HCM, cho rằng: học sinh có nhiều kỳ...

Xem tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *