Nhân ngày Báo Chí Cách mạng Việt Nam, PGS. TS. Huỳnh Văn Sơn – Phó hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm TP.HCM – có bài viết so sánh giữa báo mạng và báo giấy; người làm báo mạng cần có gì…
• PGS. TS Tâm lý Huỳnh Văn Sơn: Báo động tình trạng các gia đình thiếu năng lượng!
• Facebook và chuẩn mực ứng xử đời thường
Ngày 29-9-2017, The Wall Street Journal đã gây chấn động khi thông báo dừng phát hành báo in tại 2 khu vực lớn là châu Á và châu Âu. Từ đó đến nay, việc những tờ báo giấy dừng phát hành không hẳn hiếm trong suốt năm 2017 và 6 tháng đầu năm năm 2018.
Thời báo mạng lên ngôi?
Ngay ở Việt Nam, một số tòa soạn sáp nhập hay gắn vào một tổ chức mới với tên gọi mới, chức năng mới. Một số khác thì chuyển đổi sang trọng điểm báo hình, báo mạng…Thế mới thấy cuộc cạnh tranh giữa báo mạng và báo giấy vừa rất nhẹ nhàng vừa sâu sắc.
Người ta đã ghi nhận rằng những tờ báo giấy chính thức đầu tiên trên thế giới đã có mặt vào giữa thế kỷ XVI, sau khi người ta phát minh ra máy in. Xét trên bình diện hành vi sử dụng, mỗi sáng có thể thấy sạp báo còn mùi mực in mới mới thân quen làm sao, từng tờ báo xếp sắp theo mặt và chuyển nhanh đến sạp cho kịp giờ xem… Và nhiều người cũng không thể quên cái kỉ niệm khi hơn 20 năm trước viết bài cộng tác và gửi bằng thư bưu điện, để rồi sáng hôm sau hồi hộp giở báo ra xem coi có tên mình không… Hay hình ảnh của cậu bé rao báo đi vào tâm trí của bao nhiêu thế hệ với đầy cảm xúc…
Sự phát triển của báo mạng nói riêng, internet nói chung mang đến những hình thức mới của báo chí. Tháng 10-1993, Khoa báo chí Đại học Florida (Mỹ) tung ra cái mà họ tự tin là tờ báo internet đầu tiên. Năm 1994, phiên bản online của tạp chí Hotwired chạy những banner quảng cáo đầu tiên và hàng loạt báo khác ở Mỹ ồ ạt mở website. “Cơn sốt vàng” của thời thông tin trực tuyến bắt đầu. Internet đã cho ra đời những trang tin hay trang báo điện tử từ giản đơn đến phức tạp.
Vốn là hệ thống thông tin toàn cầu, kết nối công dân giữa nước này với nước kia một cách nhanh chóng, chặt chẽ, tạo thành một mạng xã hội toàn cầu đã giúp cho con người có thể giao lưu, học hỏi những nét đẹp của những nền văn hóa tiên tiến khác trên thế giới. Báo mạng đã tận dụng những chức năng trội của mình để khai thác và làm tối ưu hóa chức năng của báo chí. Chỉ sau một thời gian ngắn, báo điện tử đã vươn lên chiếm ngôi của những loại báo lúc bấy giờ như báo in, báo hình hay báo nói. Theo các số liệu thống kê, số lượng độc giả của báo mạng tăng 30%, số lượng người đọc các tờ báo online hàng tháng là 55,5 triệu lượt.
Hành vi sử dụng của người xem trở nên có vấn đề khi có nhiều tin đa dạng, “thượng vàng hạ cám”. Không hẳn thông tin nào cũng cần xem nên môi trường mạng thiếu tính an toàn, định hướng giáo dục cũng dần thiếu cân bằng khi mọi thứ bị đẩy theo chiều kích của không gian mở… Rõ ràng, người đọc trẻ thiếu định hướng, thiếu những kỹ năng “lẩy” thông tin nên không đảm bảo được các yêu cầu về mặt giáo dục. Thụ hưởng có nhận thức, sử dụng có giáo dục, tinh thần có nuôi dưỡng tâm hồn là ở đây. Bài toán này trở thành vấn đề cần xem xét từ góc độ liên ngành…
Trách nhiệm vì người đọc
Thực tế cho thấy, rõ ràng đang có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa báo giấy và báo mạng, mà nhiều người vẫn gọi là “cuộc chiến” nhưng có lẽ nên gọi là “cuộc đua” thì đúng hơn.
Có thể xem xét kết quả nghiên cứu của những đề tài về hành vi đọc báo của nhiều tác giả trong 10 năm gần đây để thấy rằng hành vi đọc báo giấy của người dân Việt Nam vẫn là vấn đề cần quan tâm. Thực tế cho thấy từng vùng miền, văn hóa của từng dân tộc trong lãnh thổ ta có những sự khác biệt, vì thế phải dõi theo, tìm hiểu và đánh giá để đáp ứng. Ở một số nước trên thế giới, báo mạng phát triển với tốc độ chóng mặt ở các thành phố lớn. Trong khi đó, ở khu vực xa xôi hơn, khi người dân khó có thể tiếp cận internet thì báo giấy lại có tần suất xuất hiện lớn hơn.
Báo mạng đã bắt đầu làm tốt chức năng của mình về mặt thông tin. Thế nhưng rõ ràng để khắc phục và đảm bảo tính hấp dẫn mà vẫn an toàn và chính xác, vẫn đầy đủ và trọn vẹn chức năng giáo dục, cần xem xét cách quản lý hệ thống và các chế tài cần thiết. Quản lý thế giới mạng để thông tin chính xác nhưng phải văn minh, quản lý đối tượng đọc bằng cách phân loại lứa tuổi sau một thời gian khảo sát hành vi đọc, nhận dạng đối tượng và định hướng hành vi là điều cần thiết.
Hơn thế nữa, các cây viết báo mạng trẻ, sắc sảo và nhanh nhạy, sáng tạo nhưng cũng nên chú trọng đến các yêu cầu giáo dục và ý nghĩa tin bài với người đọc vì đằng sau một dòng viết là tương lai của một đời người… Nói như thế, để nhận thấy song hành, báo giấy cũng cần tiếp tục đổi mới trong khả năng cho phép để tính giáo dục được khai thác một cách mềm hóa và sáng tạo. Cũng đừng quên rằng cách mạng thay đổi chứ chưa hẳn là xóa sổ, tẩy chay hình thức báo giấy…
Ở tầm nhìn mới, cần nhìn nhận về đội ngũ chuyên gia, nhà quản lý và đào tạo đội ngũ làm báo. Không thể thiếu những nhà quản lý giỏi nhất về báo mạng với quá trình đào tạo và tự đào tạo chuyên nghiệp trong đó những hiểu biết về báo chí và công nghệ thông tin là rất cần thiết. Nếu cần, một cố vấn cụ thể cho công tác quản lý hay quản trị báo mạng là hữu ích. Các chuyên gia về báo mạng cũng cần có lộ trình đào tạo và phát triển để định hướng và gánh vác trọng trách mới của báo chí. Đặc biệt, đội ngũ giảng viên báo mạng phải chính thức có những nhà báo có ưu thế báo mạng hay phải là các giảng viên có những minh chứng cụ thể được kiểm định theo chất lượng giáo dục. Có như thế mới bảo đảm việc đào tạo theo định hướng phát triển năng lực và đảm bảo đạo đức nghề nghiệp…
Suy cho cùng báo mạng hay báo viết cũng đều hướng đến mục tiêu truyền thông, giáo dục và mục đích khác trong chức năng của mình. Quan trọng nhất là cần chung sức thay vì triệt tiêu lẫn nhau. Báo mạng một mặt thừa nhận lịch sử của đàn anh đàn chị, một mặt cần phát huy và giữ gìn, cải tiến, thay thế những gì có thể; báo viết cũng cần thay đổi và thừa nhận để hiểu được thế hệ mới có những đột phá tài tình, sáng tạo nhưng cần đảm bảo giáo dục, nhân văn. Cái nắm tay xiết chặt là trách nhiệm vì người đọc cần tin bài chính xác, cần được thụ hưởng giá trị tinh thần, nhân văn để biết cách làm người thay vì chỉ cười khẩy hay bĩu môi một cách đáng tiếc, vô tư…
Đau đầu khi cha mẹ đi làm, con chưa đến lớp
Từ ngày 1/10, nhiều đơn vị ở TP.HCM dần hoạt động trở lại bình thường. Cha mẹ bắt đầu trở...
Xem tiếpNhiều phụ huynh rơi vào vòng xoáy kim tiền, không còn thời gian dạy con
Giáo sư Huỳnh Văn Sơn: “Nhiều bậc phụ huynh rơi vào vòng xoáy của chuyện kim tiền và có hành...
Xem tiếpThạc sĩ Tâm lý Ngô Minh Duy: Chuyên gia Tham vấn Trị liệu hàng đầu tại Trung tâm Tư vấn Tâm lý Ý Tưởng Việt
Với kinh nghiệm hơn mười năm làm việc trong lĩnh vực tham vấn và trị liệu tâm lý, ThS Ngô...
Xem tiếpCân bằng tâm lý giữa mùa dịch – Điều cần quan tâm đã được giải đáp
Buổi chia sẻ và tư vấn “Bí quyết cân bằng tâm lý trong mùa dịch” trên trang Học sinh, Sinh...
Xem tiếpLời trải lòng của người mẹ với live stream của GS.TS Huỳnh Văn Sơn trong mùa dịch – Đáng để suy ngẫm
“Vì tôi không được học hành cao nên bản thân cũng rất hạn chế trong việc có thể dạy con...
Xem tiếpBản lĩnh xử lý sự cố bất ngờ trên sân khấu giúp Nhật Trường đăng quang “Én Vàng 2019”
Én hot boy’ Nhật Trường (Học viên ưu tú và hiện cũng đang là Giảng viên Khóa đào tạo MC...
Xem tiếpChồng chỉ “ngôn tình” trên mạng
Thấy chồng lúc nào cũng viết những dòng trạng thái đầy “ngôn tình” dành cho mình trên Facebook mà Lan...
Xem tiếpDịch bệnh Covid-19: Trang bị kỹ năng an toàn cho học sinh
Có thể nói không phải chỉ ở học sinh mà không ít người trưởng thành ở một số gia đình...
Xem tiếpGS.TS Huỳnh Văn Sơn nói gì về đề xuất chia năm học thành 4 kỳ?
GS.TS Huỳnh Văn Sơn, Phó hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm TP.HCM, cho rằng: học sinh có nhiều kỳ...
Xem tiếp