Nhiều học sinh khá, giỏi có xu hướng tự hủy hoại bản thân

Nhieu Hoc Sinh Kha Gioi Co Xu Huong Tu Huy Hoai Ban Than.jpg
Có đến hơn 3/5 mẩu khảo sát cho thấy học sinh trung học cơ sở có hành vi bỏ bê bản thân mình, gần 2/5 học sinh có suy nghĩ bi quan về cuộc sống và gần 1/3 học sinh từng làm đau bản thân mình.

Có đến hơn 3/5 mẩu khảo sát cho thấy học sinh trung học cơ sở có hành vi bỏ bê bản thân mình, gần 2/5 học sinh có suy nghĩ bi quan về cuộc sống và gần 1/3 học sinh từng làm đau bản thân mình.

 

Đó là kết quả nghiên cứu đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ Hiện tượng hủy hoại bản thân của học sinh trung học cơ sở và biện pháp phòng ngừa do PGS.TS Huỳnh Văn Sơn – phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM làm chủ nhiệm được nhà trường tổ chức nghiệm thu gần đây.

Nhiều biểu hiện tự hủy hoại bản thân

Theo nhóm nghiên cứu, hiện nay, tỉ lệ gặp phải những rối loạn tâm thần học đường ngày càng cao. Sự phát triển tính cách tăng đậm thường bộc phát ở tuổi thiếu niên, vào giai đoạn hình thành tính cách và ảnh hưởng tương đối chặt chẽ với các giai đoạn phát triển tiếp theo của trẻ.

Đây không phải bệnh lý, mà là các phương án phát triển bình thường nhưng rất dễ dẫn đến các hành vi lệch chuẩn và lâu dài, trong đó có hành vi tự hủy hoại bản thân.

Nhóm nghiên cứu đã khảo sát ngẫu nhiên với 1.043 học sinh để đánh giá mức độ và các biểu hiện hành vi trong hiện tượng tự hủy hoại bản thân. Nghiên cứu tiến hành trong năm 2016 đến 2017, tập trung vào học sinh khối 6,7 và 8 ở bảy trường trung học cơ sở tại TP.HCM và tỉnh Bình Dương.

Theo PGS.TS Huỳnh Văn Sơn, “tự hủy hoại bản thân” là những hành vi tự làm tổn thương thân thể của mình, làm mình bị đau đớn, mệt mỏi với các dấu hiệu cụ thể về mặt thể xác và lâm sàng nhưng nhiều khi chính chủ thể cũng không nhận ra hay không cảm nhận một cách cụ thể.

“Biểu hiện của hiện tượng tự hủy hoại bản thân của học sinh cuối cấp trung học cơ sở tựu trung ở việc không quan tâm đến sức khỏe, tính mạng bản thân, tự cắt xén, bứt tóc, tự khắc lên da thịt, tự đầu độc (chất kích thích, chất gây nghiện, phim ảnh đồi trụy, chất độc…), tự cắn, tự làm phỏng mình; đau khổ trong im lặng, không thể hiện cảm xúc của mình và có mưu toan tự tử…”, ông Sơn chia sẻ.

Học sinh khá, giỏi tự hủy hoại bản thân nhiều hơn

Khảo sát biểu hiện hành vi tự hủy hoại bản thân cho thấy 61.6% học sinh có hành vi bỏ bê bản thân mình, 38.4% suy nghĩ bi quan về cuộc sống. 26.7% (hơn 1/5 khách thể nghiên cứu) học sinh có trên hai biểu hiện cho thấy các em có xu hướng tự hủy hoại bản thân mình.

Thống kê cho thấy học sinh có dấu hiệu tự hủy hoại bản thân có xu hướng tập trung ở học sinh giỏi, khá và trung bình. Nghiên cứu sàng lọc được 280 học sinh có dấu hiệu thực hiện hành vi tự hủy hoại bản thân, về kết quả học tập có tới 99 học sinh giỏi, 110 học sinh khá, 51 học sinh trung bình, 17 học sinh yếu và 3 học sinh kém.

Về hạnh kiểm, có 168 học sinh có hạnh kiểm tốt, 50 khá, 25 trung bình, 24 yếu và 13 kém. Hoàn cảnh gia đình, các học sinh đều có nét tương đồng, đa số ở mức vừa đủ sống và khá giả.

Hơn 82% học sinh thực hiện hành vi tự hủy hoại bản thân với tần suất một lần khi không có sự căng thẳng hay buồn bã, và khoảng 43% học sinh thực hiện hành vi này khi có chuyện buồn hay gặp áp lực.

74,3% học sinh – hơn 3/4 lượng mẫu thăm dò có xu hướng tiết lộ hành vi tự hủy hoại bản thân của mình với bạn bè, và 62,9% học sinh – hơn 1/2 mẫu có xu hướng che giấu hành vi của mình với cha mẹ, 11% che giấu với thầy cô.

Theo nhóm nghiên cứu, thực tế cho thấy biểu hiện hành vi tự hủy hoại bản thân trên thân thể của học sinh rơi vào mức độ ít nhưng vẫn tồn tại những hành vi đáng lưu ý như: “tự đánh, tự đấm mình”, “bứt tóc”, “tự cắn”, “đập đầu vào một vật gì đó như tưởng bàn ghế”, “lên kế hoạch tự tử”.

Nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ chỗ cá nhân tự đánh mất mình khỏi tư duy chuẩn xác. Các yếu tố dự báo các hành vi tự hủy hoại bản thân như sự gắn bó không an toàn; sự chia ly thời thơ ấu; sự bỏ mặc về tình cảm; sự lạm dụng tình dục; sự phân ly nhân cách; tình trạng mệt mỏi; bị tổn thương lòng tự trọng…

Cần quan tâm nhiều đến đời sống tinh thần của con

Nhóm nghiên cứu cũng đề xuất biện pháp để phòng ngừa hành vi tự hủy hoại bản thân của học sinh trung học cơ sở.

Phụ huynh cần quan tâm nhiều đến đời sống tinh thần của con cái, đặc biệt là những biểu hiện thái độ, hành vi bất thường của con (bỏ bữa, ít giao tiếp, hay cáu gắt…) từ đó có những tác động hay sự ứng xử phù hợp.

Người làm cha mẹ cân nhắc các biện pháp can thiệp có hiệu quả khi con mình có biểu hiện hành vi này, hoặc phối hợp với nhà trường và các chuyên viên tư vấn tâm lý, tôn trọng, đồng cảm với nhu cầu độc lập, bình đẳng của con cái.

Phụ huynh nên tránh tạo áp lực, tổn thương đến đời sống tâm lý của con, biết động viên, khen ngợi và khích lệ từng hành vi và sự tiến bộ, trưởng thành của con trong học tập và cuộc sống, khuyến khích và động viên con cái tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh, tạo điều kiện cho con phát huy khả năng hay tiềm lực và hứng thú trong điều kiện cho phép để tạo ra sự cân bằng tâm lý.

Gia đình cần phối hợp tích cực với nhà trường, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm, trong vấn đề chăm sóc tinh thần cho con cũng như giáo dục con cái tuổi vị thành niên hiệu quả.
 

• Nhiều học sinh khá, giỏi tự hủy hoại bản thân
• Học sinh gặp khó khăn về tâm lý thì dễ có hành vi tự hủy hoại bản thân​
• Nhiều học sinh khá, giỏi có xu hướng tự hủy hoại bản thân
• Có mối quan hệ giữa trầm cảm và hành vi tự hủy hoại
• 
Thiếu sự quan tâm của người lớn, học sinh tự hủy hoại mình 

Đau đầu khi cha mẹ đi làm, con chưa đến lớp

Tin tức Chuyên gia

Từ ngày 1/10, nhiều đơn vị ở TP.HCM dần hoạt động trở lại bình thường. Cha mẹ bắt đầu trở...

Xem tiếp

Nhiều phụ huynh rơi vào vòng xoáy kim tiền, không còn thời gian dạy con

Tin tức Chuyên gia

Giáo sư Huỳnh Văn Sơn: “Nhiều bậc phụ huynh rơi vào vòng xoáy của chuyện kim tiền và có hành...

Xem tiếp

Thạc sĩ Tâm lý Ngô Minh Duy: Chuyên gia Tham vấn Trị liệu hàng đầu tại Trung tâm Tư vấn Tâm lý Ý Tưởng Việt

Tin tức Chuyên gia

Với kinh nghiệm hơn mười năm làm việc trong lĩnh vực tham vấn và trị liệu tâm lý, ThS Ngô...

Xem tiếp

Cân bằng tâm lý giữa mùa dịch – Điều cần quan tâm đã được giải đáp

Tin tức Chuyên gia

Buổi chia sẻ và tư vấn “Bí quyết cân bằng tâm lý trong mùa dịch” trên trang Học sinh, Sinh...

Xem tiếp

Lời trải lòng của người mẹ với live stream của GS.TS Huỳnh Văn Sơn trong mùa dịch – Đáng để suy ngẫm

Tin tức Chuyên gia

“Vì tôi không được học hành cao nên bản thân cũng rất hạn chế trong việc có thể dạy con...

Xem tiếp

Bản lĩnh xử lý sự cố bất ngờ trên sân khấu giúp Nhật Trường đăng quang “Én Vàng 2019”

Tin tức Chuyên gia

Én hot boy’ Nhật Trường (Học viên ưu tú và hiện cũng đang là Giảng viên Khóa đào tạo MC...

Xem tiếp

Chồng chỉ “ngôn tình” trên mạng

Tin tức Chuyên gia

Thấy chồng lúc nào cũng viết những dòng trạng thái đầy “ngôn tình” dành cho mình trên Facebook mà Lan...

Xem tiếp

Dịch bệnh Covid-19: Trang bị kỹ năng an toàn cho học sinh

Tin tức Chuyên gia

Có thể nói không phải chỉ ở học sinh mà không ít người trưởng thành ở một số gia đình...

Xem tiếp

GS.TS Huỳnh Văn Sơn nói gì về đề xuất chia năm học thành 4 kỳ?

Tin tức Chuyên gia

GS.TS Huỳnh Văn Sơn, Phó hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm TP.HCM, cho rằng: học sinh có nhiều kỳ...

Xem tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Messenger