Người đồng tính xứng đáng được yêu thương và tôn trọng

Love Wins Share Large.jpg

Đồng tính không phải vấn đề mới trong xã hội hiện nay, thế nhưng không phải ai cũng chấp nhận thực tế đó một cách dễ dàng. Chúng tôi đã có buổi trò chuyện cùng PGS.TS Huỳnh Văn Sơn – Phó chủ tịch Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam và lắng nghe những chia sẻ thú vị về nỗi lo lắng của những người thuộc giới tính thứ ba.
 

lovewins

Chào PGS. TS Huỳnh Văn Sơn. Anh nghĩ gì về việc phân biệt đối xử và kỳ thị với người đồng tính hiện nay?

Thực tế cho thấy đây là một tồn tại cần được nhìn nhận và xem xét để có những thay đổi trong cuộc sống. Khi xã hội đã thay đổi và phát triển nhưng vẫn còn có những suy nghĩ khá lạc hậu. Ở trường học, một số thầy cô và học trò vẫn còn kỳ thị hay trêu chọc; gia đình vẫn còn không ít bậc cha mẹ chưa thể chấp nhận con em mình là người thuộc giới tính thứ ba, xã hội thì vẫn thành kiến và cho rằng đó là điều bất thường… Mà một khi người ta nhìn nhận đó là điều bất thường thì thật khó để đối xử công bằng và bình thường được.

Vẫn còn tồn tại những quan niệm như: Đồng tính là bệnh tật, đồng tính lây lan, đồng tính là ảnh hưởng rất tiêu cực đến xã hội… sẽ dễ dẫn đến việc phân biệt đối xử và kỳ thị với người đồng tính. Những trường hợp cô đơn và tự ti hay trầm cảm ở người đồng tính đã xảy ra, những trường hợp nặng hơn như sự nổi loạn hay thậm chí buông rơi cuộc đời mình cũng xuất phát từ việc phân biệt đối xử và kỳ thị với người đồng tính.

Vậy theo PGS, làm thế nào để bạn trẻ tự tin chia sẻ với ba mẹ là mình đồng tính? Khi nào nói ra thì hợp lý?

Tôi nghĩ điều đầu tiên hãy hiểu và chấp nhận con người mình trước đã. Hành trình hiểu mình cần nghiêm túc, cẩn trọng và thật an toàn. Kế đến, hãy nhận thức sâu sắc rằng: triệu người quen sẽ có người thân, nhiều người thân sẽ có người thương và nhiều người thương sẽ có người hiểu ta. Gia đình sẽ có người hiểu ta và quan trọng chúng ta cần tìm. Thực tế đừng nhầm tưởng rằng người nào đó hiểu sẽ giúp đỡ hay ta sẽ nhờ cậy. Đôi lúc chỉ là sự nâng đỡ tinh thần hay sự bấu víu tư tưởng vào những lúc ta cô đơn, lạc lõng nhất. Việc không tìm được người ở gia đình hiểu, cũng không quá căng thẳng vì quan trọng nhất, ở nhóm bạn, thầy cô và một người cộng sự không phải không có.

Khi nào nói với gia đình, tùy thuộc từng hoàn cảnh, điều kiện và quan niệm của mỗi gia đình. Tuy nhiên, khi có một người hiểu mình, khi ta suy nghĩ kỹ và cảm thấy cần chia sẻ, khi cảm thấy mình có thể chấp nhận những phản ứng khác nhau, thậm chí tệ hại nhất từ gia đình. Điều căn bản là không nói để sống cho mình, để sống cho tình yêu nếu chưa thõa những điều kiện trên.

Có nên bắt hoặc thuyết phục người đồng tính thay đổi giới tính của mình không?

Chẳng ai có quyền thay đổi chính mình trừ một người duy nhất: bản thân mình. Nhưng hạnh phúc nhất trong cuộc đời khi được là chính mình, vậy tại sao phải cố gắng đổi thay những gì thuộc về bản thể? Sự thuyết phục hay bắt ép không dựa trên cơ sở và sự dựa trên đồng thuận là một sự tàn nhẫn. Những áp lực từ gia đình, sự kỳ vọng, mong mỏi, chuẩn mực – gia quy… buộc người thuộc giới tính thứ ba phải gồng mình và cố gắng. Bên cạnh đó, những định kiến xã hội và một số trói buộc khiến người thuộc giới tính thứ ba phải biến hình, điều đó đã tạo nên biết bao màn kịch và hệ lụy. Nếu nói, đủ thì có thể đủ rồi. Bây giờ, không phải cổ xúy cho sự nổi loạn hay sự vô tư quá mà giúp cho những ai có giới tính thứ ba sống đúng, sống tốt, sống lành mạnh và sống nhân văn.

cap-doi-dong-tinh-8-5479-1437037437

Ảnh minh họa

Một số người từng yêu người khác giới, sau đó lại yêu người cùng giới. Có phải họ bị lôi kéo, ảnh hưởng không thưa PGS?

Những nghiên cứu khoa học cho thấy vùng đồi thị trên não chi phối xu hướng tình dục chứ không thể là sự chi phối của yếu tố nào khác. Cơ sở ấy thuộc về não bộ mà không giản đơn là hành vi tập nhiễm. Hơn thế nữa, cần nhìn nhận rằng trước đây và bây giờ hay sau này không thể xóa bỏ hình ảnh thật của con người nếu họ có những hành vi khác biệt. Quan trọng nhất phải là: họ là ai, sống thế nào, làm như thế để làm gì?

Không loại trừ đó là hành vi xây dựng hình ảnh, đó là hành vi tìm về chính mình, đó là hành vi có động cơ hay mục tiêu… Quan trọng hơn, họ có thể là lưỡng tính hay họ có thể “đăng nhập hợp pháp” vào thế giới của mình sau một thời gian rong ruổi và tạm trú.

Theo anh, người đồng tính có tình yêu chân chính không? Và nền tảng để duy trì tình yêu lâu dài của họ là gì?

Chẳng ai không cần tình yêu. Người giới tính thứ ba vẫn mong mỏi có một tình yêu chân chính, được yêu và yêu hết lòng, chung thủy… Những minh chứng trên thế giới cho thấy những mối tình dài lâu và hết mình của một số cặp đôi là thế.

Tuy nhiên, sự lâu bền đối với mối quan hệ giới tính thứ ba (dù là yêu đương – hay vợ chồng – ở một số nước công nhận hôn nhân hợp pháp) không quá bền chặt xuất phát từ nhiều nguyên nhân: sự ràng buộc về mặt gia đình, pháp luật vẫn chưa thật chắc chắn, sự ủng hộ và thừa nhận bởi gia đình, người xung quanh…

Thế nhưng, cần khẳng định có một số tình huống và cả những thừa nhận đích thực rằng một số người giới tính thứ ba khá đa tình, nhu cầu tình cảm rất mạnh mẽ, sự khát khao được yêu thương quá lớn, dễ rung động, mẫn cảm và lãng mạn làm cho việc tan vỡ một mối quan hệ, thiếu hài lòng về mối quan hệ đang có, đuổi theo một mối quan hệ khác, tổn thương niềm tin dễ xảy ra… Và thế là sự lâu dài hay bền chặt trong tình cảm trở thành thách thức lớn.

Anh có thể chia sẻ những trường hợp người đồng tính tìm đến tư vấn mà anh nhớ nhất?

Là giảng viên, chuyên viên là nhà quản lý giáo dục, tôi quan niệm chính môi trường sư phạm cần nhìn con người một cách rất nhân văn. Vì thế, từ những năm 1998 – 1999, tôi có những nghiên cứu về vấn đề này được đặt trong việc giáo dục giới tính, và tôi có những chính kiến riêng của mình. Những năm 2000 và sau đó (cách đây 15 năm), tôi có những phát biểu cũng rất thẳng thắn và một trong số đó cũng đã được trích dẫn hay thừa nhận: “không quan trọng bạn là ai, giới tính gì mà bạn sống thế nào, đồng tính vẫn có nhu cầu được yêu thương và tôn trọng…”.

Quá trình làm nghề và đứng lớp hay nói chuyện, tôi đã sống và làm đúng phương châm ấy. Những người đẹp chuyển giới hay những người nổi tiếng từng chia sẻ và sống rất thật với tôi. Học sinh cũng vậy! Đã từng có một sinh viên yêu thầy giáo của mình nên bước vào giảng đường vì hâm mộ. Thế nhưng sinh viên ấy đã bị bỏ rơi sau 2 tuần nhập học. Sinh viên phát hiện người ấy không giống mình nghĩ: chung thủy, chăm lo… Buồn bã, định nghỉ học, định tung hê tất cả, định phá nát cả cuộc sống hai người… Thế nhưng thật may, bạn ấy đã tìm đến tôi và sau khi được tư vấn, bạn đã có cái nhìn sáng suốt hơn. Bây giờ cả hai đều có hình ảnh và có vị trí nhất định trong xã hội. Tôi tin rằng mình đã làm đúng vì tôi không chỉ là nhà tham vấn mà còn là người thầy luôn đồng hành cùng các em.

Cảm ơn PGS. TS đã dành thời gian cho những chia sẻ đầy thú vị này.

Tin tức Chuyên gia

Đau đầu khi cha mẹ đi làm, con chưa đến lớp

Từ ngày 1/10, nhiều đơn vị ở TP.HCM dần hoạt động trở lại bình thường. Cha mẹ bắt đầu trở...

Xem tiếp

Tin tức Chuyên gia

Nhiều phụ huynh rơi vào vòng xoáy kim tiền, không còn thời gian dạy con

Giáo sư Huỳnh Văn Sơn: “Nhiều bậc phụ huynh rơi vào vòng xoáy của chuyện kim tiền và có hành...

Xem tiếp

Tin tức Chuyên gia

Thạc sĩ Tâm lý Ngô Minh Duy: Chuyên gia Tham vấn Trị liệu hàng đầu tại Trung tâm Tư vấn Tâm lý Ý Tưởng Việt

Với kinh nghiệm hơn mười năm làm việc trong lĩnh vực tham vấn và trị liệu tâm lý, ThS Ngô...

Xem tiếp

Tin tức Chuyên gia

Cân bằng tâm lý giữa mùa dịch – Điều cần quan tâm đã được giải đáp

Buổi chia sẻ và tư vấn “Bí quyết cân bằng tâm lý trong mùa dịch” trên trang Học sinh, Sinh...

Xem tiếp

Tin tức Chuyên gia

Lời trải lòng của người mẹ với live stream của GS.TS Huỳnh Văn Sơn trong mùa dịch – Đáng để suy ngẫm

“Vì tôi không được học hành cao nên bản thân cũng rất hạn chế trong việc có thể dạy con...

Xem tiếp

Tin tức Chuyên gia

Bản lĩnh xử lý sự cố bất ngờ trên sân khấu giúp Nhật Trường đăng quang “Én Vàng 2019”

Én hot boy’ Nhật Trường (Học viên ưu tú và hiện cũng đang là Giảng viên Khóa đào tạo MC...

Xem tiếp

Tin tức Chuyên gia

Chồng chỉ “ngôn tình” trên mạng

Thấy chồng lúc nào cũng viết những dòng trạng thái đầy “ngôn tình” dành cho mình trên Facebook mà Lan...

Xem tiếp

Tin tức Chuyên gia

Dịch bệnh Covid-19: Trang bị kỹ năng an toàn cho học sinh

Có thể nói không phải chỉ ở học sinh mà không ít người trưởng thành ở một số gia đình...

Xem tiếp

Tin tức Chuyên gia

GS.TS Huỳnh Văn Sơn nói gì về đề xuất chia năm học thành 4 kỳ?

GS.TS Huỳnh Văn Sơn, Phó hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm TP.HCM, cho rằng: học sinh có nhiều kỳ...

Xem tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *