Mối quan hệ giữa giáo viên, học sinh, phụ huynh đang có sự thay đổi đáng lo ngại

Moi Quan He Giua Giao Vien Hoc Sinh Phu Huynh Dang Co Su Thay Doi Dang Lo Ngai.jpg
Vì sao những vụ tấn công, xúc phạm danh dự nhà giáo xuất hiện ngày càng nhiều? Truyền thống tôn sư trọng đạo và mối quan hệ giữa giáo viên, học sinh, phụ huynh; giữa nhà trường – giáo viên đang có thay đổi lo ngại ra sao nhìn từ sự việc đau lòng này?

Thưa quý vị và các bạn, sự kiện một cô giáo ở huyện Bến Lức, tỉnh Long An bị phụ huynh đến tận trường bắt quỳ xin lỗi vì đã phạt con mình bằng hình thức tương tự đang thu hút sự chú ý của dư luận với nhiều câu hỏi: Vì sao những vụ tấn công, xúc phạm danh dự nhà giáo xuất hiện ngày càng nhiều? Truyền thống tôn sư trọng đạo và mối quan hệ giữa giáo viên, học sinh, phụ huynh; giữa nhà trường – giáo viên đang có thay đổi lo ngại ra sao nhìn từ sự việc đau lòng này? Ai sẽ phải chịu trách nhiệm và cần làm gì để không còn những chuyện buồn, không còn những nỗi đau cho người làm nghề giáo như vậy?

Đi tìm lời giải cho những câu hỏi này, ngay sau đây, BTV Hải Quân có cuộc trao đổi với PGS. TS Huỳnh Văn Sơn, phó chủ tịch hội Tâm lý học xã hội Việt Nam, Phó hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm TP.HCM, mời quý vị và các bạn cùng nghe.

BTV: Trước tiên xin cảm ơn PGS.TS Huỳnh Văn Sơn đã tham gia mục sự kiện và bàn luận của chúng tôi ạ.

PGS.TS Huỳnh Văn Sơn: Xin gửi lời chào trân trọng đến tất cả các vị thính giả của chương trình.

 

BTV: Thưa ông ạ. Bàng hoàng, phẫn nộ và xót xa là cảm giác của rất nhiều thính giả khi mà hay tin chỉ vì bắt các học sinh vi phạm nội quy quỳ gối trong giờ học khiến cho nhiều em sợ không dám đến trường mà một cô giáo trường tiểu học Bình Chánh ở huyện Bến Lức, tỉnh Long An đã bị phụ huynh đến tận trường bắt phải quỳ gối xin lỗi 40 phút ngay trước mặt hiệu trưởng và đồng nghiệp. Cũng là một giáo viên, ông nghĩ như thế nào khi mà hay tin này ạ?

PGS.TS Huỳnh Văn Sơn: Thực sự là tôi không đặt vào vị trí của người giáo viên mà đầu tiên tôi đặt vào vị trí của một con người. Có 3 điều tôi cần chia sẻ:
Thứ nhất, không có nghĩa là một người nào đó làm con cái, người thân của chúng ta tổn thương thì chúng ta phải làm một cách tương tự như vậy theo kiểu trả đũa hoặc là nắn cân để cho ngang bằng.
Thứ hai, khi chúng ta thấy một hành vi nào đó sai thì chúng ta phải có cách ứng xử sao cho hợp tình và hợp lí, đó mới chính là một con người có văn hóa.
Và điều thứ ba, người lớn phải tạo ra những hình ảnh đẹp nhất đối với con nhỏ. Phải chăng chúng ta đã đem đến cho trẻ những cái ám ảnh mới, đó là chúng ta đòi cho bằng được những gì chúng ta nghĩ là chúng ta cần có những thứ đó lúc chúng ta có sức mạnh.

Còn dưới góc độ đồng nghiệp (Nghề giáo) thì đây là một sự tiếc nuối bởi vì có thể cô giáo ứng xử ban đầu chưa đúng, nhưng mà chúng tôi càng tiếc nuối hơn nữa vì cô có thể nói lời xin lỗi. Cái lối suy nghĩ quá giản đơn này để giải quyết một tình huống nó làm cho nghề nghiệp bị vẩn đục.

dưới góc độ bảo vệ hình ảnh của một người phụ nữ, thì chúng tôi cảm thấy bất nhẫn bởi vì chúng ta đang chào đón cái ngày đẹp đẽ nhất giành cho chị em phụ nữ trên toàn thế giới mà tin tức này xảy ra tác động tiêu cực đối với người phụ nữ.

BTV: Ông có thể lí giải như thế nào về cái hành động quỳ gối xin lỗi của cô giáo ở Long An ạ? Theo ông cô có cần thiết phải quỳ gối xin lỗi như vậy hay không ạ?

PGS.TS Huỳnh Văn Sơn: Cô giáo đã ra một quyết định là quỳ gối để cho qua chuyện bởi vì không muốn ảnh hưởng đến trường học, đồng nghiệp và không muốn ảnh hưởng đến các em cũng như ảnh hưởng đến ban giám hiệu và bản thân mình. Những gì xảy ra sau cái chuyện quỳ gối đó đã dẫn đến sự hoảng loạn về mặt tâm lý nghề nghiệp.

BTV: Dạ vâng, cũng có rất nhiều người đặt một dấu hỏi rất lớn về trách nhiệm của nhà trường và đặc biệt của vị hiệu trưởng ạ khi mà nhiều tờ báo đưa tin khi mà chứng kiến giáo viên bị quỳ gối ngay trước mặt thì vị hiệu trưởng chỉ nói: “Thôi cô không được quỳ” rồi đã rời khỏi phòng ạ?

PGS.TS Huỳnh Văn Sơn: Thông thường những người quản lí giáo dục đều có một tâm trạng giống nhau đó là vừa muốn đồng hành với lại giáo viên để giải quyết vấn đề sao cho êm đẹp, nhưng vừa muốn làm hài lòng và xoa dịu nỗi đau hoặc sự bực tức của phụ huynh. Và tôi nghĩ đây chính là cái mắt xích quan trọng để nhiều trường hợp bản thân người cán bộ quản lí không có chính kiến và không rõ ràng, rạch ròi về thái độ. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta đặt hai vấn đề thứ nhất đó là bản thân người hiệu trưởng sẽ quyết liệt đấu tranh và không đồng ý với cách giải quyết của cô giáo thì phải chăng người hiệu trưởng lại rơi vào cái bẫy của cơn tấn công mới và cơn giận mới. Và giả định nếu như người thầy cũng sẽ quỳ cùng với cô giáo thì hành vi có thể nó sẽ diễn tiến sâu sắc hơn, nặng nề hơn. Và lúc đó sự tổn thương của hành động ở một phụ huynh nó đã ảnh hưởng đối với một tập thể trường học. Làm tổn thương một cá nhân đã là điều rất là đau xót nhưng khi chúng ta làm tổn thương luôn cả một tập thể thì quả thật rất là khó tha thứ. Nếu như chúng ta vin vào cái cớ đó là cô giáo đã phạt một số bạn không có lỗi trong lớp thì phải chăng bây giờ chúng ta đang làm một hành động còn có thể tệ hại hơn cô giáo nếu chúng ta ứng xử không có tỉnh táo.

BTV: Dạ vâng ạ, và có một cái chi tiết nữa đó là phụ huynh mà buộc cô giáo phải quỳ gối là đảng viên và nguyên là cán bộ tư pháp của một xã thuộc huyện Thủ Thừa của tỉnh Long An. Theo ông thì điều gì đã khiến một người có trình độ, rất là am hiểu pháp luật lại có hành động làm nhục người khác và xúc phạm nghiêm trọng truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc như thế ạ?

PGS.TS Huỳnh Văn Sơn: Việc ứng xử thiếu sự kiềm chế và việc chúng ta có thể mang nặng cái cảm xúc là bực tức và cảm xúc trả đũa nó đã đẩy vấn đề đi đến tận cùng của cái chuyện ứng xử, đó là điều không nên. Giá như có nhiều người thân hơn trong gia đình, giá như những người có trách nhiệm như hội phụ huynh hay là đơn vị trến địa bàn xã, huyện có thể xuất hiện một cách kịp thời thì tôi nghĩ vấn đề nó sẽ được giảm nhẹ đáng kể. Tôi cũng có một phần thông cảm đối với các bậc phụ huynh bởi vì việc chúng ta xem con chúng ta là số một và bảo vệ một cách quá đáng làm chúng ta ứng xử không có thấu tình đạt lí trong trường hợp này. Dù nói là cảm thông nhưng tôi cũng muốn rằng là tất cả chúng ta nhận ra rằng, nếu như động cơ, mục tiêu của thầy cô giáo là tốt thì chúng ta càng phải trân trọng. Và quá trình thực hiện mục tiêu và thực hiện động cơ thì không thể đảm bảo một cách rất là hài hòa và hoàn hảo, và tôi nghĩ đó mới chính là vấn đề trọng yếu mà chúng ta cần xem xét và phân tích một cách rất là công bằng. Chúng ta đừng khoét sâu lỗi của bất kì một bên nào nữa mà đây chính là một trong những tình huống cần phải xem xét dưới góc nhìn ứng xử văn minh trong một xã hội hiện đại.

BTV: Dạ vâng, ông vừa nói đến vấn đề có tâm lý trả đũa ấy ạ. Phải chăng là với tâm lý trả đũa, với tâm lý ăn miếng trả miếng và cái sự tha hóa về đạo đức của một số người dân cùng với sự bất lực của nhiều cơ quan hữu trách và sự đơn độc của những nạn nhân đã khiến cho những vụ tấn công bạo lực và xúc phạm danh dự của những người thầy là thầy giáo hay là thầy thuốc ngày càng nhiều và với mức độ cũng nghiêm trọng hơn thưa ông?

PGS.TS Huỳnh Văn Sơn: Tôi nghĩ đó là một diễn tiến của một xã hội đang bị va đập bởi rất nhiều chuẩn mực giá trị. Có những chuẩn mực giá trị đang được bảo tồn, và có những chuẩn mực giá trị đang bị lung lay, những phản hồi tiêu cực và những phản hồi mà ngược lại bao giờ cũng nhận được nhiều ích lợi và nhiều cái like. Phải chăng chính những điều đó dẫn đến chuyện những hình ảnh về chuyện tôn sư trọng đạo, ứng xử rất hòa bình và lịch sự văn hóa không làm tổn thương người khác có nghĩa là chúng ta đang bảo vệ hình ảnh của mình nó không có được tuân thủ. Việc mà chúng ta quá hung hãn trong cuộc sống xuất phát từ chuyện chúng ta khai thác quá nhiều về cái tôi sắc nhọn của mình và chúng ta đang tiếp nhận những cái ảnh hưởng tiêu cực của những giá trị lệch chuẩn hoặc những giá trị đang trên đà lệch chuẩn mà chúng ta quên chọn một bộ lọc cho chính mình để chúng ta ứng xử một cách khéo léo. Đó chính là vấn đề mà chúng ta có thể lí giải toàn cục cho những biểu hiện của xã hội ngày nay khi chúng ta nhận thấy chuyện bạo hành gia tăng và chuyện xúc phạm người khác trở thành một hành vi khá bình thường trong cuộc sống.

BTV: Dạ vâng, Trở lại với câu chuyện buồn cô giáo phải quỳ gối trước phụ huynh ở Long An thì ông có cho rằng sự việc lần này đã một lần nữa cảnh báo những thay đổi đáng ngại về mối quan hệ giữa giáo viên – phụ huynh – học sinh và giữa nhà trường với giáo viên không ạ?

PGS.TS Huỳnh Văn Sơn: Đó cũng là vấn đề mà chúng ta cần đề cập, bởi vì nếu như chúng ta còn có cái nhìn lệch pha về nghề giáo. Ví dụ chúng ta chỉ nhìn thấy những hình ảnh không được chuẩn mực mà chúng ta quên rằng vẫn còn đây đó những thầy cô âm thầm hi sinh và chúng ta không công bằng trong chuyện đánh giá về việc chúng ta sẽ có một cái nhìn méo mó về nghề này nghề khác và điều xảy ra mà chúng ta chỉ nên đánh giá, phê phán khi chúng ta có đầy đủ những luận cứ, luận chứng. Những biểu hiện như là chúng ta thiếu sự cân nhắc, thiếu thông tin và chúng ta nhìn một chiều nó đang trở thành sự lựa chọn của một số đối tượng. Vì vậy, chúng ta có lẽ là đang làm cho cái hình ảnh của bất kì nghề nghiệp nào đó nó thiếu sự cân bằng và công bằng trong đánh giá. Hãy trả lại những giá trị truyền thống, hãy trả lại giá trị của từng con người chứ chúng ta đừng quá tập trung vào biểu hiện A, biểu hiện B để rồi chúng ta đánh giá tất cả đều là màu xám hoặc màu đen mà không phải là màu hồng hoặc là màu đỏ.

BTV: Theo ông cần phải làm gì để người làm nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý không còn phải chịu những nỗi đau và nỗi xót xa tương tự như là trường hợp cô giáo ở Long An nữa ạ?

PGS.TS Huỳnh Văn Sơn: Tôi cho rằng đây sẽ là một vấn đề rất là lớn của ngành, nghề giáo phải được trả đúng vị trí và phải được tôn trọng. Chúng ta đang thay đổi về chất lượng tuyển sinh, chúng ta đang thay đổi về quy trình đào tạo nhưng bản thân những người làm nghề cũng cần ý thức được quyền lợi, trách nhiệm và bổn phận, nghĩa vụ cuả mình. Không thể phủ nhận việc cô giáo phạt tập thể lớp quỳ mà có một số chưa thực sự có lỗi trong trường hợp đó quả thật điều đó là điều chưa tinh tế. Nguyên tắc là chúng ta không được phạt tập thể trong trường hợp này. Thứ hai nữa đó là chúng ta cũng cần phải biết quyền của chúng ta ở đâu để chúng ta ứng xử và chúng ta phải biết là chúng ta có trách nhiệm gì để chúng ta làm đúng vai trò, chức trách của một nhà giáo. Chúng ta được bảo vệ bởi luật pháp và không ai có quyền xúc phạm chúng ta. Để tránh trường hợp có những giáo viên chưa hiểu là mình sẽ được bảo vệ như thế nào trong trường hợp này, mỗi thầy cô giáo hãy nhận ra rằng có thể chúng ta chưa hoàn thiện nhưng chúng ta phải hoàn thiện theo thời gian và đặc biệt chúng ta không được có những ứng xử quá sai lệch để chúng ta có thể làm sự tổn thương xảy ra với người khác. Và rồi chính bản thân chúng ta lại tổn thương mà đâu biết rằng chúng ta đã chọn lối tổn thương mình mặc dù trong trường hợp này chúng ta có một lối ứng xử khác hơn và đó cũng chính là bản lĩnh nghề nghiệp, khả năng giải quyết tất cả những mâu thuẫn, xử lí những tình huống trong cuộc sống mà tôi thiết nghĩ, mỗi một con người chúng ta đều phải rèn luyện nó theo thời gian.

BTV: Dạ vâng. Một lần nữa xin cảm ơn PGS.TS Huỳnh Văn Sơn, phó chủ tịch hội Tâm lý học xã hội Việt Nam, Phó hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm TP.HCM đã bàn luận cùng chúng tôi.
 

Đừng là đám đông vô cảm: Bỏ ngỏ Tư vấn tâm lý Học đường
PGS.TS Huỳnh Văn Sơn – Sự tử tế không phải là món quà
PGS.TS Huỳnh Văn Sơn – Hãy cho con một điểm tựa

Hành trình không lối thoát của những đứa trẻ chạy theo thành tích

Đau đầu khi cha mẹ đi làm, con chưa đến lớp

Tin tức Chuyên gia

Từ ngày 1/10, nhiều đơn vị ở TP.HCM dần hoạt động trở lại bình thường. Cha mẹ bắt đầu trở...

Xem tiếp

Nhiều phụ huynh rơi vào vòng xoáy kim tiền, không còn thời gian dạy con

Tin tức Chuyên gia

Giáo sư Huỳnh Văn Sơn: “Nhiều bậc phụ huynh rơi vào vòng xoáy của chuyện kim tiền và có hành...

Xem tiếp

Thạc sĩ Tâm lý Ngô Minh Duy: Chuyên gia Tham vấn Trị liệu hàng đầu tại Trung tâm Tư vấn Tâm lý Ý Tưởng Việt

Tin tức Chuyên gia

Với kinh nghiệm hơn mười năm làm việc trong lĩnh vực tham vấn và trị liệu tâm lý, ThS Ngô...

Xem tiếp

Cân bằng tâm lý giữa mùa dịch – Điều cần quan tâm đã được giải đáp

Tin tức Chuyên gia

Buổi chia sẻ và tư vấn “Bí quyết cân bằng tâm lý trong mùa dịch” trên trang Học sinh, Sinh...

Xem tiếp

Lời trải lòng của người mẹ với live stream của GS.TS Huỳnh Văn Sơn trong mùa dịch – Đáng để suy ngẫm

Tin tức Chuyên gia

“Vì tôi không được học hành cao nên bản thân cũng rất hạn chế trong việc có thể dạy con...

Xem tiếp

Bản lĩnh xử lý sự cố bất ngờ trên sân khấu giúp Nhật Trường đăng quang “Én Vàng 2019”

Tin tức Chuyên gia

Én hot boy’ Nhật Trường (Học viên ưu tú và hiện cũng đang là Giảng viên Khóa đào tạo MC...

Xem tiếp

Chồng chỉ “ngôn tình” trên mạng

Tin tức Chuyên gia

Thấy chồng lúc nào cũng viết những dòng trạng thái đầy “ngôn tình” dành cho mình trên Facebook mà Lan...

Xem tiếp

Dịch bệnh Covid-19: Trang bị kỹ năng an toàn cho học sinh

Tin tức Chuyên gia

Có thể nói không phải chỉ ở học sinh mà không ít người trưởng thành ở một số gia đình...

Xem tiếp

GS.TS Huỳnh Văn Sơn nói gì về đề xuất chia năm học thành 4 kỳ?

Tin tức Chuyên gia

GS.TS Huỳnh Văn Sơn, Phó hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm TP.HCM, cho rằng: học sinh có nhiều kỳ...

Xem tiếp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Messenger