Mình yêu cùng dấu nhé?

1 18.jpg
Lớp học kì này của Ếch con do thầy Ngô Minh Duy (Giảng viên Khoa Tâm lý học trường ĐH Văn Hiến) sẽ cùng hướng dẫn chúng ta những cách “cắt đuôi” cùng dấu hiệu quả nhất:

COI CHỪNG “NGỘ NHẬN”
“Có một người anh học lớp trên luôn quan tâm đến tớ. Hằng ngày anh cứ sms đều đặn hỏi thăm, chúc ngủ ngon, học tốt, trời mưa cũng gọi hỏi có mang áo mưa không. Rồi đột ngột một ngày, anh ngưng liên lạc, tớ bỗng thấy hụt hẫng, bồn chồn khó tả, tớ luôn muốn gặp anh. Tớ tâm sự với cô bạn thân thì mới nhận được một câu xanh rờn: Bạn bị gay rồi! Tớ đang hoang mang thì nhận được lời tỏ tình từ anh ấy, không lẽ tớ thích anh ấy thật?? ”– Trích thư của S. (17 tuổi, Q.Phú Nhuận)

Tình huống đầu tiên của lớp học đã gây nên sự tranh cãi của cả lớp: S có thực sự là gay hay không? Phần đông các bạn khác thì khẳng định “Đó chỉ là sự ngộ nhận thôi!”

 Thầy Ngô Minh Duy phân tích về các định nghĩa giới tính
như sau: Có 4 giới tính được xác định:
  1. Giới tính nam
  2. Giới tính nữ
  3. Giới thứ 3 (Đồng tính nam hoặc đồng tính nữ)
  4. Giới thứ 4 (tình yêu và hôn nhân không tình dục)
Ngoài ra còn một trường hợp thứ 5 nhưng chưa được công nhận là một giới mà chỉ là một xu hướng, đó là lưỡng tính – yêu cả nam và nữ.

“Bản chất của tình huống này là quy luật thường thấy trong tâm lý: Quy luật hình thành và thích ứng về mặt tình cảm. Trước đây, S cảm thấy những sự quan tâm là bình thường nhưng khi thói quen quan tâm của người kia biến mất, S. cảm thấy tò mò, thắc mắc nên cứ nghĩ đến người đó suốt, muốn gặp để hỏi lí do. S chưa có biểu hiện về hành vi, cảm xúc cụ thể trong quy luật hình thành tình cảm, nên có thể nói rằng S. chỉ đang ngộ nhận với cảm xúc của chính mình mà thôi. Cần có thời gian và được sự tư vấn đúng lúc, S sẽ sớm thoát bẫy ngộ nhận nguy hiểm này.” – Thầy Duy cho biết.

Khi nhận định rõ tình cảm của mình, điều cần làm là nghiêm túc tránh xa mối quan hệ này. Các bạn đã cùng “hiến kế” cắt đuôi cùng dấu bằng những tuyệt chiêu:
+ Bày tỏ cảm xúc: Hãy bắt đầu bằng “Tôi cảm thấy mình chỉ xem bạn như một người bạn.”, “Tôi cảm thấy hơi phiền nếu chúng ta đi quá giới hạn và tôi vẫn tôn trọng, vẫn muốn làm bạn với bạn nhưng không thể tiến xa hơn được vì tôi không thuộc giới của bạn” (Vinh Quang, lớp 11 THPT Teleman)
+ Báo với nhà trường, gia đình: Nếu mức độ bị quấy rầy, phá rối vẫn tiếp diễn, bạn phải báo với người lớn để có cách giải quyết tốt nhất (Thu Trang, lớp 10 THPT Võ Thị Sáu)
+ Gọi cho chuyên gia tâm lý: Khi bạn không muốn làm phiền gia đình hay nhà trường thì hãy gọi điện chia sẻ với các chuyên gia tâm lý, họ sẽ tư vấn cho bạn biết những cách ứng xử để thoát khỏi một cuộc rượt đuổi của người cùng dấu – Thầy Ngô Minh Duy khuyên.
Không nên:
+ Phản ứng một cách kích liệt, xúc phạm người khác: Ai cũng có cơ chế phòng vệ về mặt tâm lý. Khi các bạn phản ứng mạnh với người khác, người ta càng thấy kích thích và sẽ không từ bỏ bạn, thậm chí người ta sẽ phản ứng lại bằng cách dùng vũ lực, gây nguy hiểm cho bạn để có được thứ mà người ta muốn.

KHI CÙNG DẤU “ĐỤNG ĐỘ” KHÁC DẤU
Dù biết V đã có bạn gái nhưng T vẫn… tấn công quyết liệt, thậm chí T còn đi gặp bạn gái của V để xin nhường “người yêu” cho mình. Không ít lần, anh chàng này còn hăm dọa nếu không có được V thì sẽ chết và không cho ai có V cả. Chuyện này làm cho V và bạn gái cãi nhau nhiều lần, cô bạn còn nghi ngờ V chắc chắn đã có gì với T. V thực sự bối rối không biết phải giải thích như thế nào với bạn gái, đồng thời cắt cái đuôi bất đắc dĩ này.” – Trích câu chuyện của bạn T.V (17 tuổi, Bình Tân).

NGƯỜI YÊU CỦA TỚ LÀ… GAY
Không gian trầm xuống khi bạn Quỳnh Thy (CHS THPT Nguyễn Công Trứ) thẳng thắn chia sẻ về việc mình đã thích một anh chàng là gay. Các bạn khác đã hiến kế cho Thy những cách để níu kéo lại người ấy như “Bạn phải dành tình cảm cho người ấy nhiều hơn để người ấy thấy cảm động mà quay về bên bạn”, có bạn thì “Thôi, chia tay luôn, không níu kéo gì được đâu” Tuy nhiên, theo thầy Duy thì người ta đã thuộc thế giới khác mình, thì dù mình có thể hiện tình cảm, có làm mọi cách thì người ta vẫn không thể bên cạnh mình được. “Bạn càng cố gắng thì người thiệt thòi chỉ là bạn mà thôi. Hãy tôn trọng sự lựa chọn của người đó, họ rất cần sự thông cảm của bạn. Hai bạn vẫn có thể làm bạn với nhau bình thường mà.” – Thầy Duy chia sẻ.

Tình huống khó khăn của V được bạn Trung Quân (lớp 11, trường Võ Thị Sáu, Q. Bình Thạnh) rất “đồng cảm” vì Quân cũng đã từng là người trong cuộc. Theo Quân, để chiến thắng trong cuộc chiến này, phải cần sự thông cảm và hiểu biết của bạn gái mình. Lúc ấy, cô bạn của Quân đã rất quyết tâm: Để đi nói phải trái với tên kia cho hằn đừng làm phiền tụi mình nữa. Cũng đồng ý với Quân, bạn Minh Phúc (trường NTMK) còn khẳng định: Nếu có trở ngại này mà người ấy không tin tưởng, làm khó mình thì có nghĩa là cả hai chưa hiểu nhau nhiều, nhất định sẽ chia tay cả cùng dấu và khác dấu luôn.

Theo thầy Ngô Minh Duy, đây cũng chính là “chìa khóa” để chúng ta giải quyết bài toán phức tạp này. Khi có đối tượng lọt vào tầm ngắm, nhiều người đồng tính, đặc biệt là nữ rất quyết tâm theo đuổi, dành tình cảm đến mức có thể “sống chết”. Lúc này, mọi hành động đều nên được cân nhắc, tránh thái độ tẩy chay, xua đuổi, thậm chí dùng vũ lực vì chỉ làm cho tình hình xấu thêm. Bạn gái của V phải tin tưởng, có thể cùng nắm tay nhau đến nói chuyện với T. để giúp bạn nhận ra tình cảm của mình chỉ là đơn phương. Thái độ kiên quyết của V sẽ làm T rút lui và cũng có thể cứu cho tình cảm của bạn khỏi tan vỡ.

Thầy Ngô Minh Duy kết thúc lớp học bằng một cảnh báo: “Yêu cùng dấu” đang là một trò đùa giới tính nguy hiểm của nhiều bạn teen. Có bạn vì tò mò, đua đòi, vì ham vui, cũng không ít bạn vì những lợi ích vật chất mà đã đùa với lửa, để đến khi nhận ra thì không vượt qua khỏi tâm lí hoang mang, chán chường chính mình; hoặc cuốn theo nó không thể dừng lại. Các bạn cần phải xem mối quan hệ tình cảm cho dù cùng dấu hay khác dấu đề là nghiêm túc với sự chân thành, đúng với trái tim mình.

Tin tức Chuyên gia

Đau đầu khi cha mẹ đi làm, con chưa đến lớp

Từ ngày 1/10, nhiều đơn vị ở TP.HCM dần hoạt động trở lại bình thường. Cha mẹ bắt đầu trở...

Xem tiếp

Tin tức Chuyên gia

Nhiều phụ huynh rơi vào vòng xoáy kim tiền, không còn thời gian dạy con

Giáo sư Huỳnh Văn Sơn: “Nhiều bậc phụ huynh rơi vào vòng xoáy của chuyện kim tiền và có hành...

Xem tiếp

Tin tức Chuyên gia

Thạc sĩ Tâm lý Ngô Minh Duy: Chuyên gia Tham vấn Trị liệu hàng đầu tại Trung tâm Tư vấn Tâm lý Ý Tưởng Việt

Với kinh nghiệm hơn mười năm làm việc trong lĩnh vực tham vấn và trị liệu tâm lý, ThS Ngô...

Xem tiếp

Tin tức Chuyên gia

Cân bằng tâm lý giữa mùa dịch – Điều cần quan tâm đã được giải đáp

Buổi chia sẻ và tư vấn “Bí quyết cân bằng tâm lý trong mùa dịch” trên trang Học sinh, Sinh...

Xem tiếp

Tin tức Chuyên gia

Lời trải lòng của người mẹ với live stream của GS.TS Huỳnh Văn Sơn trong mùa dịch – Đáng để suy ngẫm

“Vì tôi không được học hành cao nên bản thân cũng rất hạn chế trong việc có thể dạy con...

Xem tiếp

Tin tức Chuyên gia

Bản lĩnh xử lý sự cố bất ngờ trên sân khấu giúp Nhật Trường đăng quang “Én Vàng 2019”

Én hot boy’ Nhật Trường (Học viên ưu tú và hiện cũng đang là Giảng viên Khóa đào tạo MC...

Xem tiếp

Tin tức Chuyên gia

Chồng chỉ “ngôn tình” trên mạng

Thấy chồng lúc nào cũng viết những dòng trạng thái đầy “ngôn tình” dành cho mình trên Facebook mà Lan...

Xem tiếp

Tin tức Chuyên gia

Dịch bệnh Covid-19: Trang bị kỹ năng an toàn cho học sinh

Có thể nói không phải chỉ ở học sinh mà không ít người trưởng thành ở một số gia đình...

Xem tiếp

Tin tức Chuyên gia

GS.TS Huỳnh Văn Sơn nói gì về đề xuất chia năm học thành 4 kỳ?

GS.TS Huỳnh Văn Sơn, Phó hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm TP.HCM, cho rằng: học sinh có nhiều kỳ...

Xem tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *