‘Loạn’ giám khảo các cuộc thi, phải chăng do nhu cầu tài chính, danh tiếng…?

1 240993.jpg
“Nói thật, tôi không dám cho rằng đó là ghế nóng mà đó là ghế lương tâm, ghế trách nhiệm và chiếc ghế của sự kỳ vọng. Để ngồi trên ghế ấy điều đầu tiên phải có lòng tự trọng”, PGS, TS tâm lý Huỳnh Văn…
 

1 240993

PGS.TS Huỳnh Văn Sơn, diễn viên Quyền Linh và đạo diễn Lê Hoàng

Được biết anh từng làm giám khảo cho nhiều cuộc thi, chương trình có tiếng. Thế nhưng, trước thực trạng “người người làm giám khảo” như hiện nay thì cá nhân anh có cho rằng đang có một hiện tượng “loạn” giám khảo?

Tôi nghĩ giám khảo không phải làm cho vui, làm cho người ta xem, làm cho người cười thậm chí là mắng. Tôi ý thức đó là trách nhiệm nên tôi không nhận nhiều vị trí thế này.

Tôi nghĩ khi người ta mời dễ, khi người ta nhận vội nên người ta dễ dàng đẩy mọi sự trở nên phức tạp, thậm chí là có nguy cơ loạn.

Thực sự có một thứ con người luôn mang theo một cách sâu sắc nhất khi giao tiếp và thể hiện, đó không là trang phục, trang sức hay những mỹ từ và sự bỡn cợt mà đó là nhân cách.
 

Trong tâm tưởng của nhiều người thì giám khảo là một người rất uy quyền, có thể đại diện cho một số đông, tập thể nào đó hoặc thậm chí là đại diện cho cả cán cân công lý, công bằng trong cuộc thi. Chính vì vậy mà tiêu chí cần có ở một giám khảo thường là kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm…

Tuy nhiên, trong thực tế các show truyền hình gần đây cho thấy nhiều giám khảo thậm chí còn có tuổi đời, tuổi nghề trẻ hơn cả thí sinh và vấn đề chuyên môn cũng đáng lo ngại. Theo anh thì những người trẻ họ có xứng để làm giám khảo không? Vì sao?

Tôi nghĩ đó là sự đánh đồng về ngôn từ và người làm, người chơi, người thể hiện, người tổ chức xem đó là trò chơi mà. Vì thế, ở một góc độ nào đó, chúng ta có quyền xem nếu thắng thì trời cho, nếu thua thì trò chơi vì sự thể không có chuẩn ngay từ đầu.

Dễ nhận thấy cuộc thi thế nào, giám khảo thế ấy. Giám khảo thế nào thì người chiến thắng sẽ thế ấy. Thực ra cần nhìn sâu xa đó là sự dễ dãi của khán giả, sự vô tư có toan tính của người tổ chức mang danh truyền thông văn hóa và đặc biệt là sự dưới tầm của người kiểm duyệt.

Nói thật, bổ nhiệm nhân sự cần nhất có tâm và có tầm. Bổ nhiệm và kiểm duyệt người ăn trên ngồi trước, nhận định – đánh giá, thay mặt cho một nhóm người mà thiếu hẳn hai yếu tố đó thì xem như vứt.

Nói thật, tôi không dám cho rằng đó là ghế nóng mà đó là ghế lương tâm, ghế trách nhiệm và chiếc ghế của sự kỳ vọng. Để ngồi trên ghế ấy điều đầu tiên phải có lòng tự trọng.
 

Truyền hình thường có tính định hướng cho người xem và xã hội, vậy một khi giám khảo không thật chuẩn hay giám khảo ngồi nhầm ghế thì điều gì sẽ xảy ra và hệ lụy nào sẽ mang đến cho xã hội?

Tôi nghĩ tính định hướng đang có phần chững lại nếu không nói là giảm sút. Có thể như vài anh chị giả định rằng đang lùi hướng.

Tại sao điều này trở thành sự thật, vì người xem chỉ hướng đến các thí sinh mà quên rằng thí sinh cũng chỉ là con cờ. Người ta cũng hướng đến giám khảo nhưng dễ bỏ qua vì giám khảo thấy cũng tội tội nên không đánh. Người tổ chức và người kiểm duyệt là người có trách nhiệm cao nhất.

Tôi nghĩ nhà tổ chức cần cẩn trọng hơn nhưng chính người biên tập nhà đài hay người quyết định phát sóng cần để chính lòng tự trọng và cái nhìn dài hơi đểm xem xét.

Hệ lụy thì có lẽ rõ lắm. Đó là nụ cười dễ dãi, là định hướng giá trị ảo, là đánh giá tiêu cực, là sự nhố nhăng trong suy nghĩ của một số bạn trẻ và cả những mầm non. Cái đau nhất là người ta làm thấp đi tầm văn hóa và sự thụ hưởng những giá trị đích thực. Cái xót nhất đó là hệ lụy về cả một tầng nhân cách của một thế hệ có nguy cơ bị méo mó nếu nói công bằng trên bình diện tương tác, giáo dục.
 

Anh giải thích sao về trường hợp giám khảo “ngớ ngẩn” trên ghế nóng hay làm trò cười khi ngồi ở ghế nóng bằng những chiêu trò không giống ai? Thực tế, họ muốn tìm gì ở đó?

Tôi không biết dùng từ nào khác ngoài từ tội nghiệp. Xin được thẳng thẳn nói rằng người ta có thể vì mọi thứ để đổi trao nhưng đừng trao đổi danh xưng dễ dãi quá. Nói thật, khi xem lại mình mà ta cũng không muốn xem và mắc cỡ thì thật là tội nghiệp.

Một thời gian dài, nghệ sĩ và những người có tiếng tăm được tôn trọng và những mỹ từ đáng trân quý được dành cho người làm nghệ thuật hay cầm cân nảy mực. Nhưng nếu những từ ngữ đời thường như ổng, bả, cái… thì thật là xót xa. Tội nghiệp và xót xa khi chính sự dễ dãi làm người ta ngã lăn quay trên danh tiếng của mình hay chiếc ghế “hốt” không phải “hot” nhân cách.
 

Ở góc độ xã hội và tâm lý học, theo anh, vì sao người ta thích làm giám khảo?

Điều này thì nhiều lắm vì mỗi người có nhu cầu khác nhau. Nhu cầu tài chính, danh tiếng, chi phối, ảnh hưởng đến người khác. Nhưng dẫu là nhu cầu nào cũng được thế nhưng cách thỏa mãn nhu cầu của mình thực sự có văn hóa mới đáng quý.

Đơn cử như tiền có thể kiếm được nhưng sự khác nhau giữa người lao động và kẻ cướp là ở cách thức, lương tâm, và giám khảo cũng kiếm tiền chân chính nếu làm đúng – chưa làm tốt vai trò của mình. Nhưng nếu làm sai thì đó là hành vi vi phạm chưa đủ gọi là cướp nhưng có lẽ đó là “lấy” văn hóa đặt nhầm chỗ hay làm thấp đi sự thông tuệ của con người nên đó là tội lỗi.

Đơn cử như ta muốn thể hiện quyền lực trên ghế nóng. Nhưng quyền lực cần được thể hiện đủ và đúng. Kiểu ta có quyền, ta có lực, ta bực ta giết, ta tha thiết ta cho thắng thể hiện sự dã tâm của một con người nếu nhìn dưới góc độ một con người.
 

Xin cảm ơn PGS.TS Huỳnh Văn Sơn!

Tin tức Chuyên gia

Đau đầu khi cha mẹ đi làm, con chưa đến lớp

Từ ngày 1/10, nhiều đơn vị ở TP.HCM dần hoạt động trở lại bình thường. Cha mẹ bắt đầu trở...

Xem tiếp

Tin tức Chuyên gia

Nhiều phụ huynh rơi vào vòng xoáy kim tiền, không còn thời gian dạy con

Giáo sư Huỳnh Văn Sơn: “Nhiều bậc phụ huynh rơi vào vòng xoáy của chuyện kim tiền và có hành...

Xem tiếp

Tin tức Chuyên gia

Thạc sĩ Tâm lý Ngô Minh Duy: Chuyên gia Tham vấn Trị liệu hàng đầu tại Trung tâm Tư vấn Tâm lý Ý Tưởng Việt

Với kinh nghiệm hơn mười năm làm việc trong lĩnh vực tham vấn và trị liệu tâm lý, ThS Ngô...

Xem tiếp

Tin tức Chuyên gia

Cân bằng tâm lý giữa mùa dịch – Điều cần quan tâm đã được giải đáp

Buổi chia sẻ và tư vấn “Bí quyết cân bằng tâm lý trong mùa dịch” trên trang Học sinh, Sinh...

Xem tiếp

Tin tức Chuyên gia

Lời trải lòng của người mẹ với live stream của GS.TS Huỳnh Văn Sơn trong mùa dịch – Đáng để suy ngẫm

“Vì tôi không được học hành cao nên bản thân cũng rất hạn chế trong việc có thể dạy con...

Xem tiếp

Tin tức Chuyên gia

Bản lĩnh xử lý sự cố bất ngờ trên sân khấu giúp Nhật Trường đăng quang “Én Vàng 2019”

Én hot boy’ Nhật Trường (Học viên ưu tú và hiện cũng đang là Giảng viên Khóa đào tạo MC...

Xem tiếp

Tin tức Chuyên gia

Chồng chỉ “ngôn tình” trên mạng

Thấy chồng lúc nào cũng viết những dòng trạng thái đầy “ngôn tình” dành cho mình trên Facebook mà Lan...

Xem tiếp

Tin tức Chuyên gia

Dịch bệnh Covid-19: Trang bị kỹ năng an toàn cho học sinh

Có thể nói không phải chỉ ở học sinh mà không ít người trưởng thành ở một số gia đình...

Xem tiếp

Tin tức Chuyên gia

GS.TS Huỳnh Văn Sơn nói gì về đề xuất chia năm học thành 4 kỳ?

GS.TS Huỳnh Văn Sơn, Phó hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm TP.HCM, cho rằng: học sinh có nhiều kỳ...

Xem tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *