Làm vợ không phải chỉ hi sinh

To Am Lanh 1read Only Jpg 1469241914.jpg
Vài tháng gần đây, những sự vụ liên quan đến hành vi phạm tội của người phụ nữ ngay trong chính tổ ấm của mình diễn ra làm ta không khỏi xót xa.

Chịu đựng nên hóa tử tù

Một thông tin gần đây được dư luận quan tâm là cái chết của ông L.K.K. (53 tuổi) sau khi bị bà C. tức giận bóp mạnh vào “chỗ hiểm”. Trước đó, bà C. và ông K. chung sống với nhau nhiều năm nhưng đã ly thân. Khoảng 21g30 ngày 10-7, ông K. đến nhà bà C., khi đến nơi thấy cửa đóng, ông gọi cửa nhưng bà C. cùng con gái không mở. Ông K. dùng cưa sắt cưa đứt ổ khóa để mở cửa. Sau đó, giữa ông K. và bà C. cự cãi dẫn đến đánh nhau. Ông K. đánh bà C., con gái vào can cũng bị đánh, rồi sau đó dẫn đến chuyện đau lòng.

Đây chính là vấn đề tồn tại từ lâu dẫu chỉ ở một bộ phận nhất định. Ngày yêu nhau, thương nhau, về chung sống với nhau, mọi sự đều xoay quanh chữ hi sinh. Nhưng cứ lâu dài, không thể chịu đựng nhau cũng chẳng ly dị. Không ít ông chồng dù đã ly thân nhưng tiếp tục đeo bám, làm phiền… Không ít bà vợ vì cả nể, vì tình nghĩa, vì hình ảnh và sợ cái nặng ngàn cân của dư luận, chẳng ly hôn. Rồi nỗi đau tiếp diễn, sự chịu đựng kéo dài. Nhân danh làm chồng hoặc nhân danh làm vợ, cứ đeo bám, cù cưa… và đẩy mọi sự đi đến bi kịch tội tù.

Cũng trong năm này, ngày mùng 2 tết, một vụ án mạng xảy ra tại tỉnh Hải Dương. Người chồng sau khi uống rượu đã chửi bới, xúc phạm và đuổi đánh vợ khiến bà vợ phải chui vào trong phòng, kéo két sắt để chèn cửa. Đây không phải lần đầu người chồng này đánh vợ. Ngày nào việc chửi bới cũng diễn ra như cơm bữa. Có ai ngờ lần này lại là lần định mệnh. Khi bị bạo hành, cố tránh khỏi nên vớ ngay con dao, bà M. tự vệ và oan nghiệt xảy ra…

Đau cho người chết đã đành, nhưng thật là họa cho người sống kiếp tù tội khi mang tội giết chồng! Những phụ nữ này có đặc điểm chung là chịu thương chịu khó, bươn chải, gánh vác việc lớn, việc nhỏ trong nhà. Đặc trưng đáng xa xót nhất đó là không dám phá luật định “xuất giá tòng phu” đã ăn sâu vào óc. Không những thế, những phụ nữ này còn bị “ám” bởi cái nhìn mang tính chất dư luận của sự bất bình đẳng giới, của kiểu nhìn xem thường phụ nữ rằng “ngu thì dạy, không vừa ý cũng dạy và chống thì dạy cho chết”… Không ít phụ nữ cam chịu bị chồng đánh đập vô cớ, để đến khi sức chịu đựng tới hạn, bùng phát sự phản ứng thế là mọi chuyện lùng bùng, nổ tung…

Xin đừng gọi hi sinh hay chịu đựng là đức tính

Những nghiên cứu tâm lý, xã hội cho thấy ở những quốc gia không có giáo dục giới tính, hôn nhân không hạnh phúc thì bạo hành gia đình có thể tăng khi vợ chồng không biết cách làm vừa lòng nhau. Đó là chưa kể khi kiểu “chồng chúa vợ tôi” còn tồn tại trong tâm trí của người đàn ông và kể cả ở phụ nữ thì việc bạo hành vẫn tiếp diễn.

Điều gì xảy ra đằng sau những hành động bạo hành nếu phụ nữ cứ lặng lẽ cho qua? Phải chăng đó là: stress, trầm cảm, tự tử…? Rõ ràng việc tuyên truyền phòng chống bạo hành còn chưa đạt hiệu quả cao. Người bạo hành và người bị bạo hành vẫn chưa hiểu rõ thực chất và nhận thức về vấn đề bạo hành trong đời sống vợ chồng.

Trách nhiệm này thuộc về nhà giáo dục, chuyên gia công tác xã hội và cả những ai quan tâm đến “con người và giá trị con người” trong xã hội nói chung. Nhưng không khó để nhận ra rằng trong nhiều trường hợp, chính cái vòng kim cô “hình ảnh mẫu mực của phụ nữ” làm cho bao nỗi thống khổ tồn tại. Hi sinh tất cả cho chồng cho con, chịu đựng để giữ gìn một gia đình chỉ là thuật ngữ làm phụ nữ “chết gí” trong tổ ấm giả dối của mình. Khi điên tiết, khi vỡ bờ cảm xúc, phụ nữ biến mình thành chủ nhân của chiếc áo tù đáng tiếc…

Xin bớt dần những gánh nặng của từ hi sinh, chịu đựng hay những mỹ từ giam lỏng tinh thần và thể xác của người phụ nữ trong “tổ lạnh” của tù ngục. Chính tù ngục ban đầu mang tên “không hạnh phúc” đã là mảnh đất màu mỡ gieo mầm, để chiếc áo thiên nga đổi màu sọc trắng xám không có lông vũ gắn vào cuộc đời và số phận của biết bao phụ nữ… Nhưng làm gì có số phận tù tội khi chính mình có thể làm chủ cuộc đời mình?

Để ngày càng giảm thiểu thấp nhất nạn bạo lực – bạo hành gia đình, đảm bảo an sinh xã hội, cả cộng đồng cần chung tay giải quyết, xem và nhận thức đây là vấn đề xã hội cần được quan tâm. Cùng với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, chính quyền, đoàn thể, hội, đặc biệt Hội phụ nữ; của các chương trình, chính sách của Đảng, Nhà nước, của hệ thống Luật phòng chống bạo lực gia đình thì việc tuyên truyền và thực thi vấn đề chống bạo hành gia đình phải thực sự nghiêm khắc hơn.

Xin một lần nữa, cho phụ nữ được yêu và được sống đúng với những gì có thể. Và xin những tổ ấm hãy biết làm ấm, biết giữ lửa chứ đừng biến tổ ấm thành mảnh đất gieo hạt của hành vi phạm pháp vì kiểu chịu đựng đã điên cuồng…

“Vì sao tổ ấm lại trở thành tổ lạnh? Người trong cuộc rõ nhất không phải trước khi chết mà trong lúc còn chung sống? Và vì sao tổ ấm lại trở thành mảnh đất nuôi dưỡng hành vi phạm pháp, có lẽ người trong cuộc còn sống tù tội vẫn hay. Chỉ tiếc sao mọi thứ không dứt khoát hay dứt điểm từ đầu 

Tin tức Chuyên gia

Đau đầu khi cha mẹ đi làm, con chưa đến lớp

Từ ngày 1/10, nhiều đơn vị ở TP.HCM dần hoạt động trở lại bình thường. Cha mẹ bắt đầu trở...

Xem tiếp

Tin tức Chuyên gia

Nhiều phụ huynh rơi vào vòng xoáy kim tiền, không còn thời gian dạy con

Giáo sư Huỳnh Văn Sơn: “Nhiều bậc phụ huynh rơi vào vòng xoáy của chuyện kim tiền và có hành...

Xem tiếp

Tin tức Chuyên gia

Thạc sĩ Tâm lý Ngô Minh Duy: Chuyên gia Tham vấn Trị liệu hàng đầu tại Trung tâm Tư vấn Tâm lý Ý Tưởng Việt

Với kinh nghiệm hơn mười năm làm việc trong lĩnh vực tham vấn và trị liệu tâm lý, ThS Ngô...

Xem tiếp

Tin tức Chuyên gia

Cân bằng tâm lý giữa mùa dịch – Điều cần quan tâm đã được giải đáp

Buổi chia sẻ và tư vấn “Bí quyết cân bằng tâm lý trong mùa dịch” trên trang Học sinh, Sinh...

Xem tiếp

Tin tức Chuyên gia

Lời trải lòng của người mẹ với live stream của GS.TS Huỳnh Văn Sơn trong mùa dịch – Đáng để suy ngẫm

“Vì tôi không được học hành cao nên bản thân cũng rất hạn chế trong việc có thể dạy con...

Xem tiếp

Tin tức Chuyên gia

Bản lĩnh xử lý sự cố bất ngờ trên sân khấu giúp Nhật Trường đăng quang “Én Vàng 2019”

Én hot boy’ Nhật Trường (Học viên ưu tú và hiện cũng đang là Giảng viên Khóa đào tạo MC...

Xem tiếp

Tin tức Chuyên gia

Chồng chỉ “ngôn tình” trên mạng

Thấy chồng lúc nào cũng viết những dòng trạng thái đầy “ngôn tình” dành cho mình trên Facebook mà Lan...

Xem tiếp

Tin tức Chuyên gia

Dịch bệnh Covid-19: Trang bị kỹ năng an toàn cho học sinh

Có thể nói không phải chỉ ở học sinh mà không ít người trưởng thành ở một số gia đình...

Xem tiếp

Tin tức Chuyên gia

GS.TS Huỳnh Văn Sơn nói gì về đề xuất chia năm học thành 4 kỳ?

GS.TS Huỳnh Văn Sơn, Phó hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm TP.HCM, cho rằng: học sinh có nhiều kỳ...

Xem tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *