Trong trường hợp giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, học sinh và đồng nghiệp nên ứng xử như thế nào?
• Nguy cơ đạo đức nhà giáo xuống cấp
• Vụ học sinh bị 231 cái tát: Giáo viên đã tự “bẫy” chính mình
Đừng im lặng
Quy định về đạo đức nhà giáo là cơ sở để các nhà giáo nỗ lực tự rèn luyện phù hợp với nghề dạy học được xã hội tôn vinh, đồng thời là một trong những cơ sở để đánh giá, xếp loại và giám sát nhà giáo nhằm xây dựng đội ngũ nhà giáo có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất và lương tâm nghề nghiệp trong sáng, có tính tích cực học tập, không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp sư phạm, có lối sống và cách ứng xử chuẩn mực, thực sự là tấm gương cho người học noi theo.
Quy định về đạo đức nhà giáo đã quy định rõ ràng như thế, nhưng thực tế, vẫn có không ít giáo viên (GV) đã vi phạm. Thời gian gần đây, khá nhiều vụ việc liên quan đến hiện tượng này diễn ra đã gây bức xúc dư luận.
Có thể điểm lại một vài sự việc như một giáo viên ở Quảng Bình yêu cầu học sinh (HS) trong lớp và chính bản thân giáo viên này đã tát một học sinh 231 cái. Hay một giáo viên ở Hà Nội đã đánh gãy răng HS lớp 8. Rồi một giáo viên ở TP.HCM đã sử dụng hình thức tát vào mặt và đá vào mông khi HS mắc lỗi. Trước đó, một giáo viên ở Đắk Lắk cũng có hành vi đấm vào mặt HS lớp 1…
Thái Văn, HS lớp 11, Trường Trung học thực hành TP.HCM, cho biết đã từng gặp phải trường hợp cảm thấy không vừa lòng với cách hành xử của giáo viên, đã gửi kiến nghị qua kênh liên lạc trao đổi thông tin với ban giám hiệu và nhờ làm rõ. “Không nên ngần ngại khi giáo viên có những ứng xử chưa chuẩn, làm những điều giáo viên không được làm, đó là cách vừa góp phần tạo nên môi trường học đường lành mạnh, vừa là cách dám nói những điều chưa đúng”, Thái Văn chia sẻ thêm.
Tương tự, một HS Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM), cho rằng nếu thấy hành động chưa đúng của giáo viên mà im lặng đồng nghĩa là bạn chấp nhận cái sai, cũng có thể tạo nên những tiền lệ xấu sau này. Thay vì im lặng, hãy tận dụng những lần được đối thoại với giáo viên, với ban giám hiệu để lên tiếng. “Biết đâu đó, sau những phản hồi như thế, giáo viên sẽ cảm thấy điều mà mình đóng góp là đúng và thay đổi theo hướng tích cực”, HS này nói.
Làm nghề giáo nên tự trọng
Theo ông Nguyễn Thanh Long, Hiệu trưởng Trường tiểu học số 2 Bình Hải (Bình Sơn, Quảng Ngãi) thì những người theo nghề giáo viên hầu hết là “tâm rất sáng”, luôn đến bục giảng vì học sinh, thương yêu HS như con cái của mình, mong HS tiếp thu được những điều hay lẽ phải, những kiến thức để nên người, tạo hành trang vào đời.
Tuy nhiên ông Long nhìn nhận rằng giáo viên hiện nay gặp nhiều áp lực. Áp lực trong cuộc sống, áp lực từ cấp trên, áp lực từ phụ huynh học sinh đã “đè” xuống người giáo viên, trong khi họ lại không được nhận đủ đầy về quyền lợi… đã khiến một bộ phận giáo viên cảm thấy stress, và có những ứng xử không chuẩn mực. Theo đó đã vi phạm quy định về đạo đức nhà giáo.
Trong trường hợp đó, HS hay đồng nghiệp cùng trường nên làm gì? Ông Long cho rằng nếu là HS, nên báo về giáo viên chủ nhiệm. Còn giáo viên trong trường cảm thấy bức xúc với những vi phạm về quy định đạo đức nhà giáo, có thể trao đổi để thay đổi theo hướng tốt hơn, nếu không được có thể trao đổi lên ban giám hiệu nhà trường. Còn lỡ người lãnh đạo nhà trường, là hiệu phó, hiệu trưởng là những người vi phạm, thì có thể phản ánh đến cấp cao hơn.
PGS.TS Huỳnh Văn Sơn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho rằng quan tâm đến việc làm thế nào để tránh hay phòng ngừa việc vi phạm đạo đức nhà giáo. Bởi đó mới là động thái nhân văn cho vấn đề này…
“Và nhà giáo cần nghiêm túc và cẩn trọng cũng như khẳng khái thừa nhận nếu mình có sai phạm. Đừng tự biến mình thành nhân cách hoàn hảo tuyệt đối bởi: nhân vô thập toàn… Và cần lắm lòng tự trọng của nhà giáo nếu đó là nhà giáo biết sống”, ông Sơn nói thêm.
Ông Long cũng chia sẻ rằng để tránh được những câu chuyện buồn về giáo dục, nhất là hiện tượng giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, các trường đào tạo về sư phạm nên chú trọng việc đào đạo cả về kiến thức lẫn đạo đức nhà giáo, để khi ra trường giáo viên tận tâm với công việc, có những hành xử chuẩn.
Ngoài ra, ông Long cũng kiến nghị khi tuyển dụng giáo viên, đừng theo kiểu nhận vì “quen biết”, vì những lý do không thuộc chuyên môn, mà hãy đánh giá sâu sát, kỹ lưỡng. Lãnh đạo nhà trường cũng cần có động thái quan tâm đến giáo viên nhiều hơn, thường xuyên chia sẻ về đạo đức nghề nghiệp…
Đau đầu khi cha mẹ đi làm, con chưa đến lớp
Từ ngày 1/10, nhiều đơn vị ở TP.HCM dần hoạt động trở lại bình thường. Cha mẹ bắt đầu trở...
Xem tiếpNhiều phụ huynh rơi vào vòng xoáy kim tiền, không còn thời gian dạy con
Giáo sư Huỳnh Văn Sơn: “Nhiều bậc phụ huynh rơi vào vòng xoáy của chuyện kim tiền và có hành...
Xem tiếpThạc sĩ Tâm lý Ngô Minh Duy: Chuyên gia Tham vấn Trị liệu hàng đầu tại Trung tâm Tư vấn Tâm lý Ý Tưởng Việt
Với kinh nghiệm hơn mười năm làm việc trong lĩnh vực tham vấn và trị liệu tâm lý, ThS Ngô...
Xem tiếpCân bằng tâm lý giữa mùa dịch – Điều cần quan tâm đã được giải đáp
Buổi chia sẻ và tư vấn “Bí quyết cân bằng tâm lý trong mùa dịch” trên trang Học sinh, Sinh...
Xem tiếpLời trải lòng của người mẹ với live stream của GS.TS Huỳnh Văn Sơn trong mùa dịch – Đáng để suy ngẫm
“Vì tôi không được học hành cao nên bản thân cũng rất hạn chế trong việc có thể dạy con...
Xem tiếpBản lĩnh xử lý sự cố bất ngờ trên sân khấu giúp Nhật Trường đăng quang “Én Vàng 2019”
Én hot boy’ Nhật Trường (Học viên ưu tú và hiện cũng đang là Giảng viên Khóa đào tạo MC...
Xem tiếpChồng chỉ “ngôn tình” trên mạng
Thấy chồng lúc nào cũng viết những dòng trạng thái đầy “ngôn tình” dành cho mình trên Facebook mà Lan...
Xem tiếpDịch bệnh Covid-19: Trang bị kỹ năng an toàn cho học sinh
Có thể nói không phải chỉ ở học sinh mà không ít người trưởng thành ở một số gia đình...
Xem tiếpGS.TS Huỳnh Văn Sơn nói gì về đề xuất chia năm học thành 4 kỳ?
GS.TS Huỳnh Văn Sơn, Phó hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm TP.HCM, cho rằng: học sinh có nhiều kỳ...
Xem tiếp