Học sinh gặp khó khăn về tâm lý thì dễ có hành vi tự hủy hoại bản thân

Hoc Sinh Gap Kho Khan Ve Tam Ly Thi De Co Hanh Vi Tu Huy Hoai Ban Than.jpg
Từ 1.043 khách thể nghiên cứu là học sinh THCS, nhóm nghiên cứu của Trường ĐH Sư phạm TP HCM sàng lọc được 280 em có hành vi tự hủy hoại bản thân, chiếm 26,8%. Đáng chú ý, xu hướng hành vi này lại tập trung ở các học sinh khá, giỏi.

Chiều 12/11, Trường ĐH Sư phạm TPHCM tổ chức họp hội đồng nghiệm thu đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ mang tên “Hiện tượng tự hủy hoại bản thân của học sinh trung học cơ sở (THCS) và biện pháp phòng ngừa”, do PGS. TS Huỳnh Văn Sơn, Phó hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm TPHCM, làm chủ nhiệm.

Theo PGS. TS Huỳnh Văn Sơn, hiện tại, tỷ lệ rối loạn tâm hồn học đường càng cao, học sinh Việt Nam đang đối diện nhiều khó khăn tâm lý. Vì vậy, học sinh tuổi dậy thì có những hành động tự tổn hại, tự hành hạ mình trở thành một biểu hiện đáng xem xét. Nghiên cứu này tìm ra nguyên nhân để mục đích tìm ra phương cách phòng ngừa hiện tượng này.

Hành vi tự hủy hoại bản thân bao gồm việc tự làm đau bản thân, suy nghĩ bi quan về cuộc sống, bỏ bê bản thân mình, cảm thấy mệt mỏi chán nản với các dấu hiệu cụ thể về mặt thể xác và lâm sàng nhưng nhiều khi chính chủ thể không nhận ra.

Biểu hiện của hiện tượng này tập trung ở các hành vi như không quan tâm đến sức khỏe, tính mạng bản thân, từ chối các hình thức bảo vệ (không đội mũ bảo hiểm, áo phao…); tự cắt xén, bức tóc, tự khắc lên da thịt, tự đầu độc, tự cán mình; đau khổ trong im lặng, không thể hiện cảm xúc của mình. Thậm chí mức độ cao hơn là có mưu toan tự tử, thực hiện hành vi tự tử.

Chủ nhiệm đề tài cũng cho biết, nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra trên 1.043 học sinh tại 7 trường THCS trên địa bàn tại TPHCM và Bình Dương. Kết quả nghiên cứu thực trạng hành vi cho thấy có đến 643 học sinh (61,6%) có hành vi bỏ bê bản thân mình, thể hiện sự thiếu trách nhiệm với bản thân. Bên cạnh đó có đến 401 khách thể có “suy nghĩ bi quan về cuộc sống” chiếm tỷ lệ cao thứ 2 (chiếm 38,4%). Có đến 149 học sinh thừa nhận “từng làm đau bản thân mình”, chiếm 31,6%.

Từ 1.043 học sinh này, nhóm nghiên cứu sàng lọc được 280 học sinh có thực hiện hành vi tự hủy hoại bản thân.

Đặc biệt, dấu hiệu tự hủy hoại bản thân trên thân thể có những con số báo động khi xét ở mức độ nhiều và rất nhiều, như tự bức tóc chiếm 18,2%; tự cắn mình cũng chiếm 18,2%. Đáng sợ là hành vi tự đánh và đấm mình chiếm đến trên 35% ở hai mức nhiều và rất nhiều. Đập đầu vào một vật gì đó cũng chiếm gần 20%.

“Chúng tôi đã có nghiên cứu chuyên sâu trên một em học sinh thì em này có hành vi thường đập đầu vào tường mỗi khi có vấn đề gì đó không hài lòng ba mẹ và thầy cô. Dùng tay chạm vào đầu của em này thì có thể thấy rõ dấu vết mặc dù đã phủ theo thời gian đồng thời em này cũng đã được can thiệp chuyên sâu”, PGS. TS Huỳnh Văn Sơn cho biết.

“Ở mức độ nặng có 1 em và rất nặng có 1 em và cộng dồn là 2 học sinh. Tuy nhiên nếu xét trên tổng số 280 em mà tỉ lệ gần 1% như thế vẫn là tình trạng đáng báo động”, ông Sơn nói.

PGS.TS Huỳnh Văn Sơn cũng cho biết, học sinh càng gặp khó khăn về tâm lý thì dễ có hành vi tự hủy hoại bản thân, điều đó dễ thấy ở các học sinh lớp 6 là lớp đầu cấp và lớp 9 là lớp cuối cấp chuẩn bị thi cử. Tuy nhiên không phải do sức ép từ người khác mà các em có hành vi tự hủy hoại mà có nhiều trường hợp chính bản thân các em kỳ vọng quá cao vào bản thân mình. Một số em bị bạn bè công kích, ép buộc hoặc bắt chước theo trào lưu tôn thờ cảm xúc.

Đáng chú ý, số liệu thống kê cho thấy khách thể có dấu hiệu hành tự hủy hoại bản thân có xu hướng tập trung ở các học sinh khá, giỏi và trung bình. Cụ thể, trong số đó có 99 học sinh giỏi, 110 học sinh khá, 51 học sinh trung bình. Tương đồng đó, tỷ lệ học sinh có hạnh kiểm tốt và khá chiếm đa số, trong khi đó tỷ lệ học sinh có hạnh kiểm trung bình, yếu kém thấp hơn và gần như không đáng kể.

Nhóm nghiên cứu cũng đề ra một số biện pháp phòng ngừa, trong đó cần nâng cao nhận thức về hành vi tự hủy hoại bản thân cho học sinh THCS, giáo viên và đặc biệt là chuyên viên tham vấn học đường. Bên cạnh đó, tổ chức các chuyên đề kỹ năng sống lồng ghép nhằm phát triển năng lực ứng phó với hành vi này cho học sinh. Đồng thời, xây dựng hệ thống kiến thức và bài tập hướng dẫn học sinh có dấu hiệu “tự hủy hoại bản thân” nhằm điều chỉnh trạng thái tâm lý và đối phó với các tác nhân kích thích hành vi này.
 

• Nhiều học sinh khá, giỏi tự hủy hoại bản thân
• Học sinh gặp khó khăn về tâm lý thì dễ có hành vi tự hủy hoại bản thân​
• Nhiều học sinh khá, giỏi có xu hướng tự hủy hoại bản thân
• Có mối quan hệ giữa trầm cảm và hành vi tự hủy hoại
• 
Thiếu sự quan tâm của người lớn, học sinh tự hủy hoại mình 

Đau đầu khi cha mẹ đi làm, con chưa đến lớp

Tin tức Chuyên gia

Từ ngày 1/10, nhiều đơn vị ở TP.HCM dần hoạt động trở lại bình thường. Cha mẹ bắt đầu trở...

Xem tiếp

Nhiều phụ huynh rơi vào vòng xoáy kim tiền, không còn thời gian dạy con

Tin tức Chuyên gia

Giáo sư Huỳnh Văn Sơn: “Nhiều bậc phụ huynh rơi vào vòng xoáy của chuyện kim tiền và có hành...

Xem tiếp

Thạc sĩ Tâm lý Ngô Minh Duy: Chuyên gia Tham vấn Trị liệu hàng đầu tại Trung tâm Tư vấn Tâm lý Ý Tưởng Việt

Tin tức Chuyên gia

Với kinh nghiệm hơn mười năm làm việc trong lĩnh vực tham vấn và trị liệu tâm lý, ThS Ngô...

Xem tiếp

Cân bằng tâm lý giữa mùa dịch – Điều cần quan tâm đã được giải đáp

Tin tức Chuyên gia

Buổi chia sẻ và tư vấn “Bí quyết cân bằng tâm lý trong mùa dịch” trên trang Học sinh, Sinh...

Xem tiếp

Lời trải lòng của người mẹ với live stream của GS.TS Huỳnh Văn Sơn trong mùa dịch – Đáng để suy ngẫm

Tin tức Chuyên gia

“Vì tôi không được học hành cao nên bản thân cũng rất hạn chế trong việc có thể dạy con...

Xem tiếp

Bản lĩnh xử lý sự cố bất ngờ trên sân khấu giúp Nhật Trường đăng quang “Én Vàng 2019”

Tin tức Chuyên gia

Én hot boy’ Nhật Trường (Học viên ưu tú và hiện cũng đang là Giảng viên Khóa đào tạo MC...

Xem tiếp

Chồng chỉ “ngôn tình” trên mạng

Tin tức Chuyên gia

Thấy chồng lúc nào cũng viết những dòng trạng thái đầy “ngôn tình” dành cho mình trên Facebook mà Lan...

Xem tiếp

Dịch bệnh Covid-19: Trang bị kỹ năng an toàn cho học sinh

Tin tức Chuyên gia

Có thể nói không phải chỉ ở học sinh mà không ít người trưởng thành ở một số gia đình...

Xem tiếp

GS.TS Huỳnh Văn Sơn nói gì về đề xuất chia năm học thành 4 kỳ?

Tin tức Chuyên gia

GS.TS Huỳnh Văn Sơn, Phó hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm TP.HCM, cho rằng: học sinh có nhiều kỳ...

Xem tiếp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Messenger