GS.TS Huỳnh Văn Sơn: 5 điều phụ huynh nên làm để trẻ tránh xa điện thoại di động trong ngày Tết

Gsts Huynh Van Son 5 Dieu Phu Huynh Nen Lam De Tre Tranh Xa Dien Thoai Di Dong Trong Ngay Tet.jpg
Những ngày Tết, cha mẹ thường tất bật với công việc nhà, tiếp khách nên thường để trẻ em sử dụng smartphone, các thiết bị thông minh. Đây là một điều rất nguy hiểm, vì dễ khiến cho trẻ nghiện các thiết bị này. Phóng viên đã trao đổi với GS.TS Huỳnh Văn Sơn, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TPHCM về những cách mà phụ huynh cần làm để giúp trẻ nói không với điện thoại ngày Tết.

Những ngày Tết, cha mẹ thường tất bật với công việc nhà, tiếp khách nên thường để trẻ em sử dụng smartphone, các thiết bị thông minh. Đây là một điều rất nguy hiểm, vì dễ khiến cho trẻ nghiện các thiết bị này. Phóng viên đã trao đổi với  GS.TS Huỳnh Văn Sơn, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TPHCM về những cách mà phụ huynh cần làm để giúp trẻ nói không với điện thoại ngày Tết.

 GS.TS Huỳnh Văn Sơn: Bỏ mặc bố mẹ già đón Tết để đi du lịch là “tân tiến” hay mất lễ nghĩa?
 GS.TS Huỳnh Văn Sơn: 5 điều phụ huynh nên làm để trẻ tránh xa điện thoại di động trong ngày Tết
 Dịch vụ tư vấn tâm lý

 

*Theo giáo sư, vì sao trẻ em ngày nay sử dụng điện thoại, máy tính bảng nhiều?

GS.TS Huỳnh Văn Sơn: Có thể lý giải ở nhiều góc độ nhưng cần công bằng và khách quan:

– Điện thoại, máy tính bảng có những nội dung và hình thức đủ sức hấp dẫn với trẻ em. Trong đó, các đặc trưng về âm thanh, hình ảnh và sự tác động về mặt thính thị cũng như các giác quan khác, sự chú ý, sự phân tích – suy đoán, sự tưởng tượng của trẻ hoàn toàn có thể xảy ra.

– Bản thân trẻ em thích khám phá, hành động và việc này dễ được thỏa mãn bởi điện thoại, máy tính bảng… Nhu cầu khám phá và dõi theo hay cố gắng chinh phục ở mức cao hơn, nhiều điểm hơn thông qua trò chơi ở điện thoại, máy tính bảng rất lớn nên trẻ có thể càng lúc càng sử dụng nhiều hơn…

– Bên cạnh đó, trẻ em ít có cơ hội để vận động, chơi trò chơi trải nghiệm, chơi sáng tạo từ cuộc sống xung quanh. Điều này làm cho các em chọn điện thoại, máy tính bảng như bạn bè. Đó là chưa kể, chính cha mẹ ban đầu đưa trẻ đến với điện thoại, máy tính bảng; sau đó dùng chúng như một thứ để dỗ dành, khuyến khích ăn uống, nên trẻ gắn với điện thoại, máy tính bảng một cách khó kiểm soát.

*Trong lĩnh vực tâm lý, giáo sư có thể cho biết tác hại khi trẻ em sử dụng điện thoại, máy tính bảng nhiều?

GS.TS Huỳnh Văn Sơn: Tác hại việc sử dụng điện thoại, máy tính bảng quá nhiều – nhiều góc nhìn có thể nhận ra. Tuy nhiên có thể chú ý đến các vấn đề sau khi trẻ em sử dụng nhiều hơn 4 – 5 tiếng mỗi ngày:

– Trẻ dễ bị lệ thuộc vào điện thoại, máy tính bảng, cụ thể là thích chơi, thích khám phá điện thoại, máy tính bảng đến mức có nguy cơ có hành vi nghiện.

– Trẻ mất quá nhiều thời gian, từ đó dễ lệ thuộc hay thiếu kiểm soát bản thân thông qua hành vi ứng xử.

– Trẻ có nguy cơ ảnh hưởng xấu về sức khỏe và các giác quan như: tăng cân quá nhiều hay giảm cân nhiều; trẻ lười vận động… Song song đó, trẻ dễ có những dấu hiệu tiêu cực trong đời sống tinh thần hay tâm lý như: ngủ mớ, nói trong khi ngủ, mơ, có những hành vi bắt chước với những hình ảnh hay thao tác thiếu chuẩn…

GS. TS Huỳnh Văn Sơn: 5 điều phụ huynh nên làm để trẻ tránh xa điện thoại di động trong ngày Tết

Những nghiên cứu cũng cho thấy nếu trẻ em sử dụng điện thoại, máy tính bảng nhiều quá sẽ dễ có hành vi nghiện, nguy cơ có các hành vi lệch chuẩn vì kiểu ứng xử thiếu cân bằng, kiểu lệ thuộc hành vi chơi…

*Theo Giáo sư nên làm cách nào để trẻ em không sử dụng điện thoại, máy tính bảng quá nhiều trong những ngày Tết khi cha mẹ thường bận rộn?

GS.TS Huỳnh Văn Sơn: Nhiều cha mẹ thường tất bật lo Tết nên thiếu quan tâm đến con. Quan tâm ở đây nghĩa là chơi cùng, trò chuyện, hỏi han và thoải mái tâm sự khi không được thực thi đúng và đủ thì trẻ có nguy cơ ám ảnh từ điện thoại, máy tính bảng vì chọn nó là bạn. Bên cạnh đó, một số cha mẹ lại dùng chính điện thoại, máy tính bảng để dụ trẻ ngoan, để tránh việc làm “phiền” gia đình nên trẻ dễ là nạn nhân…

Vì thế, các bậc cha mẹ cần chú ý 5 điều dưới đây:

Một là, có quan điểm rõ ràng và hành vi ứng tương ứng… nhằm tránh trẻ gắn kết điện thoại, máy tính bảng quá nhiều. Hãy bắt đầu ngay nếu có thể. Nếu ở trẻ đã có dấu hiệu gắn kết với điện thoại quá, cần chịu trách nhiệm và điều chỉnh hành vi ngay vì nguy cơ để lại là khá lớn.

Hai là, cần tạo môi trường cho trẻ chơi, khám phá để hành động, tạo ra nhiều hơn các giá trị thông qua việc trẻ tiếp xúc thiên nhiên, chơi khám phá, trải nghiệm.

Ba là, cần tận dụng sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái thông qua các hoạt động chung. Đó là cách thức giáo dục con cái bằng hành động, giáo dục qua việc làm…

Bốn là, cần xem xét việc tận dụng hoạt động đón Tết để khuyến khích trẻ tự tin, tích cực giao tiếp, thể hiện bản thân… từ đó sẽ cân bằng và phát triển hơn…

Năm, cần mang đến cho trẻ nhiều hình thức mới lạ từ cuộc sống thông qua hình thức trải nghiệm, nghệ thuật… bởi đó là cách để người lớn quan tâm, hỗ trợ trẻ chừng mực…
 

 Chưa có nhiều khóa học E-Learning đúng nghĩa
 E-learning – Cánh cửa thay thế hay hình ảnh truyền thông thời virus corona
 Dạy trẻ em bảo vệ sự an toàn bằng tình huống – nhạy cảm nhưng hiệu quả

 GS.TS Huỳnh Văn Sơn: Giáo dục kỹ năng sống phù hợp và thu hút – Thách thức mới không đơn giản

 GS.TS Huỳnh Văn Sơn: Bỏ mặc bố mẹ già đón Tết để đi du lịch là “tân tiến” hay mất lễ nghĩa?
 GS.TS Huỳnh Văn Sơn: 5 điều phụ huynh nên làm để trẻ tránh xa điện thoại di động trong ngày Tết
 GS.TS Huỳnh Văn Sơn: Làm sao để đừng nhạt, đừng phai…?

Đau đầu khi cha mẹ đi làm, con chưa đến lớp

Tin tức Chuyên gia

Từ ngày 1/10, nhiều đơn vị ở TP.HCM dần hoạt động trở lại bình thường. Cha mẹ bắt đầu trở...

Xem tiếp

Nhiều phụ huynh rơi vào vòng xoáy kim tiền, không còn thời gian dạy con

Tin tức Chuyên gia

Giáo sư Huỳnh Văn Sơn: “Nhiều bậc phụ huynh rơi vào vòng xoáy của chuyện kim tiền và có hành...

Xem tiếp

Thạc sĩ Tâm lý Ngô Minh Duy: Chuyên gia Tham vấn Trị liệu hàng đầu tại Trung tâm Tư vấn Tâm lý Ý Tưởng Việt

Tin tức Chuyên gia

Với kinh nghiệm hơn mười năm làm việc trong lĩnh vực tham vấn và trị liệu tâm lý, ThS Ngô...

Xem tiếp

Cân bằng tâm lý giữa mùa dịch – Điều cần quan tâm đã được giải đáp

Tin tức Chuyên gia

Buổi chia sẻ và tư vấn “Bí quyết cân bằng tâm lý trong mùa dịch” trên trang Học sinh, Sinh...

Xem tiếp

Lời trải lòng của người mẹ với live stream của GS.TS Huỳnh Văn Sơn trong mùa dịch – Đáng để suy ngẫm

Tin tức Chuyên gia

“Vì tôi không được học hành cao nên bản thân cũng rất hạn chế trong việc có thể dạy con...

Xem tiếp

Bản lĩnh xử lý sự cố bất ngờ trên sân khấu giúp Nhật Trường đăng quang “Én Vàng 2019”

Tin tức Chuyên gia

Én hot boy’ Nhật Trường (Học viên ưu tú và hiện cũng đang là Giảng viên Khóa đào tạo MC...

Xem tiếp

Chồng chỉ “ngôn tình” trên mạng

Tin tức Chuyên gia

Thấy chồng lúc nào cũng viết những dòng trạng thái đầy “ngôn tình” dành cho mình trên Facebook mà Lan...

Xem tiếp

Dịch bệnh Covid-19: Trang bị kỹ năng an toàn cho học sinh

Tin tức Chuyên gia

Có thể nói không phải chỉ ở học sinh mà không ít người trưởng thành ở một số gia đình...

Xem tiếp

GS.TS Huỳnh Văn Sơn nói gì về đề xuất chia năm học thành 4 kỳ?

Tin tức Chuyên gia

GS.TS Huỳnh Văn Sơn, Phó hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm TP.HCM, cho rằng: học sinh có nhiều kỳ...

Xem tiếp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Messenger