Giới trẻ Việt: Đừng phạm tội và đói nghèo chỉ vì sĩ diện!

Huynhvanson.jpg
Thất nghiệp vì kén chọn nghề nghiệp và thiếu trải nghiệm thực tế

Theo một thống kê, cứ 10 sinh viên tốt nghiệp ra trường, có tới 6 người thiếu kỹ năng làm việc thực tế và tiếng Anh. Vậy nên, cứ 10 doanh nghiệp tuyển dụng, có tới 6 doanh nghiệp không hài lòng về chất lượng nhân sự tuyển dụng và lượng sinh viên thất nghiệp ngày càng tăng. Sau một thời gian thất nghiệp, vì sĩ diện, nhiều bạn trẻ lại quyết định “ăn vạ” Bố Mẹ, để được đi học lên cao, không bị mang tiếng thất nghiệp. 

Không chỉ là vấn đề thực học và kỹ năng vận dụng kiến thức vào trải nghiệm thực tế, bản tính kén chọn, sĩ diện cũng được coi là nguyên nhân lớn khiến giới trẻ bị vuột mất các cơ hội việc làm và tiếp tục thất nghiệp. Con số hơn 200.000 cử nhân và thạc sĩ ra trường chấp nhận thất nghiệp vì không tìm được công việc “danh giá” tương xứng với học hàm, học vị thực sự là một con số đang suy ngẫm.
 

HuynhVanSon
PGS.TS Tâm lý học Huỳnh Văn Sơn: “Giới trẻ khi vượt qua tính sĩ diện, kén chọn nghề nghiệp, sẽ có cơ hội trải nghiệm nhiều hơn để hoàn thiện bản thân”

Đói thì… làm liều 

Bản báo cáo do Bộ Giáo dục và Bộ Công an công bố tại Hội thảo Công tác bảo đảm an ninh, trật tự trường học và công tác học sinh, sinh viên năm học 2014-2015 cho biết: Từ năm 2009 đến nay, học sinh, sinh viên liên quan đến trên 8.000 vụ việc pháp luật hình sự, trong đó các hành vi gây rối trật tự công cộng có 935 vụ, tội phạm ma túy có 357 vụ, giết người có 37 vụ, trên 6.000 vụ trộm, cướp tài sản. Thực tế cũng cho thấy, xã hội có loại tội phạm gì thì sinh viên mắc loại tội phạm đó. 

Điều đáng nói là tình trạng phạm tội xuất phát từ những điều hết sức nhỏ như thiếu tiền chơi game online, ăn chơi đua đòi quá mức kinh tế. Một số sinh viên lười học, bỏ học sống lang thang thông qua mạng Internet để kết bạn thành băng nhóm sử dụng ma túy, thuốc lắc, gây ra nhiều vụ đánh nhau gây rồi trật tự xã hội, cướp tài sản. Trong nhiều môi trường đại học, nhiều sinh viên vì ăn diện, muốn có tiền đã trợ thành “gái bao”, “vợ bé”, “trai bao” để được chu cấp vật chất, hoặc chấp nhận tiếp thị qua mạng cho việc mua bán dâm.

Sĩ diện, thất nghiệp chỉ vì được chăm như “thú cưng”!

Với đề tài khá sốc “Giới trẻ Việt sĩ diện chỉ vì được chăm như thú cưng”, nhà văn Trang Hạ đã chỉ ra thực tế nhiều gia đình Việt chăm bẵm, con cái quá mức như đang chăm “thú cưng” từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành. Chính vì thói quen được cưng chiều khiến giới trẻ sinh ra tính sĩ diện hão, ưa chuộng những háo nhoáng bề ngoài, không có ý chí tự chủ, tự lập cho cuộc sống bằng chính sức lao động của mình. 

Vlogger Dưa Leo thì cho rằng: “Sống là phải có nhiều trải nghiệm, việc gì cũng nên làm, đi làm nhiều sẽ có nhiều kinh nghiệm và đừng thất nghiệp vì lý do công việc quá bèo” đầy hóm hỉnh và thẳng thắn về chuyện các Cử nhân, Thạc sĩ thất nghiệp vì thiếu trải nghiệm, mắc phải căn bệnh sĩ diện, kén chọn nghề nghiệp.

Đừng phạm tội và đói nghèo chỉ vì sĩ diện! 

Theo PGS.TS Tâm lý học Huỳnh Văn Sơn, “Trải nghiệm thực tế sẽ giúp hình thành kinh nghiệm, kỹ năng sống. Đừng đóng khung bản thân trong một nghề nào đó theo định kiến cao sang hay thấp cấp. Giới trẻ khi vượt qua tính sĩ diện, kén chọn nghề nghiệp, sẽ có cơ hội trải nghiệm nhiều hơn để hoàn thiện bản thân. Và đó chính là sự đầu tư hết sức đúng đắn cho một cuộc sống tự chủ trong tương lai”.

Cũng theo ông, giới trẻ nên cho mình cơ hội hoàn thiện bản thân bằng cách chấp nhận thử thách để tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng và cả những giá trị sống cần thiết qua lao động. Giới trẻ Việt hiện đang có quá nhiều cơ hội để dấn thân, từ những công việc làm thêm có thời gian biểu linh hoạt, phù hợp với sinh viên như phục vụ bàn, làm khảo sát thị trường, giúp việc nhà, tư vấn bán hàng hay chủ động thời gian hơn, thoải mái hơn khi tham gia chạy “xe công nghệ” GrabBike… Những trải nghiệm làm việc không chỉ giúp bạn có thêm chi tiêu cho sách vở, phí sinh hoạt, giảm gánh nặng cho gia đình, mà còn mang đến cơ hội để bạn trẻ khám phá thêm năng lực tiềm ẩn của bản thân, rèn luyện khả năng giao tiếp, xử lý tình huống, mang lại ưu thế cho bản thân khi tìm công việc trong tương lai.

Đau đầu khi cha mẹ đi làm, con chưa đến lớp

Tin tức Chuyên gia

Từ ngày 1/10, nhiều đơn vị ở TP.HCM dần hoạt động trở lại bình thường. Cha mẹ bắt đầu trở...

Xem tiếp

Nhiều phụ huynh rơi vào vòng xoáy kim tiền, không còn thời gian dạy con

Tin tức Chuyên gia

Giáo sư Huỳnh Văn Sơn: “Nhiều bậc phụ huynh rơi vào vòng xoáy của chuyện kim tiền và có hành...

Xem tiếp

Thạc sĩ Tâm lý Ngô Minh Duy: Chuyên gia Tham vấn Trị liệu hàng đầu tại Trung tâm Tư vấn Tâm lý Ý Tưởng Việt

Tin tức Chuyên gia

Với kinh nghiệm hơn mười năm làm việc trong lĩnh vực tham vấn và trị liệu tâm lý, ThS Ngô...

Xem tiếp

Cân bằng tâm lý giữa mùa dịch – Điều cần quan tâm đã được giải đáp

Tin tức Chuyên gia

Buổi chia sẻ và tư vấn “Bí quyết cân bằng tâm lý trong mùa dịch” trên trang Học sinh, Sinh...

Xem tiếp

Lời trải lòng của người mẹ với live stream của GS.TS Huỳnh Văn Sơn trong mùa dịch – Đáng để suy ngẫm

Tin tức Chuyên gia

“Vì tôi không được học hành cao nên bản thân cũng rất hạn chế trong việc có thể dạy con...

Xem tiếp

Bản lĩnh xử lý sự cố bất ngờ trên sân khấu giúp Nhật Trường đăng quang “Én Vàng 2019”

Tin tức Chuyên gia

Én hot boy’ Nhật Trường (Học viên ưu tú và hiện cũng đang là Giảng viên Khóa đào tạo MC...

Xem tiếp

Chồng chỉ “ngôn tình” trên mạng

Tin tức Chuyên gia

Thấy chồng lúc nào cũng viết những dòng trạng thái đầy “ngôn tình” dành cho mình trên Facebook mà Lan...

Xem tiếp

Dịch bệnh Covid-19: Trang bị kỹ năng an toàn cho học sinh

Tin tức Chuyên gia

Có thể nói không phải chỉ ở học sinh mà không ít người trưởng thành ở một số gia đình...

Xem tiếp

GS.TS Huỳnh Văn Sơn nói gì về đề xuất chia năm học thành 4 kỳ?

Tin tức Chuyên gia

GS.TS Huỳnh Văn Sơn, Phó hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm TP.HCM, cho rằng: học sinh có nhiều kỳ...

Xem tiếp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Messenger