Gia đình cần làm gì để “chống chọi” cơn bão công nghệ?

Gia Dinh Can Lam Gi De Ampquotchong Choiampquot Con Bao Cong Nghe.jpg
Nhiều bậc cha mẹ chi hàng chục triệu đồng cho 1 chiếc smart phone nhưng rất cân nhắc để tổ chức cho con cùng mình đi du lịch, thăm viếng họ hàng…

Gia đình là tế bào của xã hội, là tổng hợp các mối quan hệ, ứng xử, giá trị nhân cách, tình cảm, đạo đức, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với cộng đồng, dân tộc. Vì thế, sự bền vững của gia đình chính là nền tảng phát triển của xã hội. Gia đình còn là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đầu tư cho gia đình được mấy chấm?

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng giao lưu văn hoá với thế giới, ngoài yếu tố tích cực, hội nhập cũng đã kéo theo vào đất nước ta những biến đổi trong văn hóa, đạo đức xã hội, làm giá trị đạo đức truyền thống trong mỗi gia đình cũng dần bị thay đổi. Nhịp sống hiện đại và công nghệ đã cho chúng ta nhiều cơ hội nhưng cũng lấy đi nhiều thứ. Nếu như công nghệ đã vượt lên, băng về phía trước với con số ấn tượng thì chúng ta có nghĩ rằng mình đã đầu tư cho gia đình mấy chấm? 1.0, 2.0 hay lại là 0.4 hoặc chỉ là 0.004 sau những thách thức từ thực tiễn?

Thật ra không thể trách cứ công nghệ bởi công nghệ cũng do chính con người tạo nên. Gia đình cũng do bản thân chúng ta tạo thành. Sự gắn kết giữa con người và con người là sự tự nguyện, dựa trên nền tảng yêu thương và trách nhiệm. Nếu còn cảm xúc và rung động, nếu còn nghĩ suy và lương tâm, người ta không thể quên nơi chốn chúng ta được sinh ra, lớn lên, dưỡng dục. Dẫu gia đình theo nghĩa không toàn vẹn, ta vẫn cảm nhận ít nhất những rung động khách quan với sự yêu thương gồng gánh. Hoặc cả với những người không may mắn- chưa thể có một gia đình để lớn lên đúng nghĩa- biểu tượng về gia đình vẫn sắc nét, là nỗi ám ảnh cần đầu tư, dựng xây và gìn giữ…

Nhiều quốc gia trên thế giới đã công bố kết quả điều tra có nhiều gia đình chi nhiều tiền để tậu những thứ công nghệ: tivi, internet, máy tính, đồ chơi điện tử…; hệ thống cửa tự động, điều khiển thông minh trong nhà tích hợp đồng bộ (ánh sáng, âm thanh, nhiệt độ, nhắc hoạt động cá nhân…). Thậm chí, bỏ 1 tháng lương để mua 1 chiếc điện thoại thông minh nhưng lại đầu tư nhỏ giọt thời gian, tâm trí cho chính gia đình mình. Có những bậc cha mẹ chi hàng chục triệu đồng cho 1 chiếc smart phone nhưng rất cân nhắc để tổ chức cho con cùng mình đi du lịch, thăm viếng họ hàng…

Buộc công nghệ phục vụ cuộc sống gia đình

Gia đình là biểu tượng mang tính toàn cầu, bởi đó là hạt nhân để chúng ta cùng gắn kết, chung sống và cảm thấy có động lực mạnh mẽ mỗi khi nghĩ đến để làm việc, vượt khó và phấn đấu. Thời gian và cả chất lượng gắn kết thành viên trong gia đình có vấn đề thì khó có thể hạnh phúc. Khi không có sự gắn kết thì sao có sự thông hiểu, thủy chung, gắn bó bền chặt và nuôi mãi một niềm tin…?

Không cần thiết phải tuyệt giao với công nghệ bởi công nghệ không có lỗi. Nhất định phải làm chủ công nghệ, điều chỉnh có chiến lược, trách nhiệm, tỉnh táo, thông tuệ khi sống chung trong thế giới công nghệ cùng gia đình, buộc công nghệ phục vụ cuộc sống gia đình thay vì để công nghệ làm chủ gia đình. Hãy dành trách nhiệm với gia đình trong tâm thức, kiên định với bản thân bằng những hành vi rất văn minh, tận dụng từ công nghệ để nuôi dưỡng tình yêu gia đình. Hình nền của điện thoại chúng ta đang hiện hữu là gì? Pass word của điện thoại chúng ta là ngày sinh của ai? Chúng ta đã khai thác tất cả tính năng của điện thoại thế nào, dành bao nhiêu phần trăm để nhớ về gia đình, con cái, để gắn kết một cách đúng nghĩa…? Đó là câu hỏi dành cho mỗi cá nhân nếu muốn gia đình vững bền và hạnh phúc.

Đau đầu khi cha mẹ đi làm, con chưa đến lớp

Tin tức Chuyên gia

Từ ngày 1/10, nhiều đơn vị ở TP.HCM dần hoạt động trở lại bình thường. Cha mẹ bắt đầu trở...

Xem tiếp

Nhiều phụ huynh rơi vào vòng xoáy kim tiền, không còn thời gian dạy con

Tin tức Chuyên gia

Giáo sư Huỳnh Văn Sơn: “Nhiều bậc phụ huynh rơi vào vòng xoáy của chuyện kim tiền và có hành...

Xem tiếp

Thạc sĩ Tâm lý Ngô Minh Duy: Chuyên gia Tham vấn Trị liệu hàng đầu tại Trung tâm Tư vấn Tâm lý Ý Tưởng Việt

Tin tức Chuyên gia

Với kinh nghiệm hơn mười năm làm việc trong lĩnh vực tham vấn và trị liệu tâm lý, ThS Ngô...

Xem tiếp

Cân bằng tâm lý giữa mùa dịch – Điều cần quan tâm đã được giải đáp

Tin tức Chuyên gia

Buổi chia sẻ và tư vấn “Bí quyết cân bằng tâm lý trong mùa dịch” trên trang Học sinh, Sinh...

Xem tiếp

Lời trải lòng của người mẹ với live stream của GS.TS Huỳnh Văn Sơn trong mùa dịch – Đáng để suy ngẫm

Tin tức Chuyên gia

“Vì tôi không được học hành cao nên bản thân cũng rất hạn chế trong việc có thể dạy con...

Xem tiếp

Bản lĩnh xử lý sự cố bất ngờ trên sân khấu giúp Nhật Trường đăng quang “Én Vàng 2019”

Tin tức Chuyên gia

Én hot boy’ Nhật Trường (Học viên ưu tú và hiện cũng đang là Giảng viên Khóa đào tạo MC...

Xem tiếp

Chồng chỉ “ngôn tình” trên mạng

Tin tức Chuyên gia

Thấy chồng lúc nào cũng viết những dòng trạng thái đầy “ngôn tình” dành cho mình trên Facebook mà Lan...

Xem tiếp

Dịch bệnh Covid-19: Trang bị kỹ năng an toàn cho học sinh

Tin tức Chuyên gia

Có thể nói không phải chỉ ở học sinh mà không ít người trưởng thành ở một số gia đình...

Xem tiếp

GS.TS Huỳnh Văn Sơn nói gì về đề xuất chia năm học thành 4 kỳ?

Tin tức Chuyên gia

GS.TS Huỳnh Văn Sơn, Phó hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm TP.HCM, cho rằng: học sinh có nhiều kỳ...

Xem tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *