Facebook và chuẩn mực ứng xử đời thường

Hu Nh Vn Sn 678x1024.jpg

Không biết từ khi nào facebook trở thành người bạn “tâm giao” của rất nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Không khó để bắt gặp hình ảnh các bạn cập nhật facebook mọi lúc mọi nơi. Cứ ngỡ như đó là những điều làm ta cảm thấy vui và và hạnh phúc. Nhưng trong một phút giây tĩnh lặng nhìn lại thì trang mạng xã hội này đã lấy đi của chúng ta rất nhiều thứ mà bản thân không biết.

Giao tiếp “ảo” lấn giao tiếp “thật”

Họ lên facebook nhằm mục đích gì? Lên facebook xem bạn bè đang làm gì? Hôm nay ngày nghỉ “tụi nó” có đi đâu chơi không, chưa kể lên facebook để tìm bạn nói chuyện… Mọi thứ xung quanh đang phải ngưng trệ, chỉ có những cuộc lướt web không ngừng gia tăng theo cấp số nhân. Quả thực facebook đã ảnh hưởng đến đời sống của mỗi chúng ta rất nhiều. Điểm đầu tiên có thể nhìn thấy đó là về mặt giao tiếp xã hội. Họ “nhiệt tình” với những người bạn trên facebook, sẵn sàng like khi thấy một trạng thái hay hình ảnh mình thích thú, họ viết những lời động viên hay cảm nhận cá nhân. Nhưng trong cuộc sống thực họ lại chưa bao giờ hoặc rất ít khi chia sẻ, tâm tình, động viên người khác bằng lời nói, nhất là với những mối quan hệ thân thuộc.

Nếu như trước đây về đến nhà cả gia đình cùng quây quần bên mâm cơm, con cái lại thủ thỉ cho cha mẹ nghe những câu chuyện về trường lớp và những người bạn. Nhưng hiện nay thì sao? Trong bữa cơm gia đình các thành viên thay vì nói chuyện lại nhìn vào chiếc điện thoại, con cái thì chat với bạn, cha mẹ bận nói chuyện cùng đối tác và cứ thế những mối quan hệ giãn ra, khoảng cách giữa mọi người ngày một lớn. Việc lạm dụng facebook cho việc giao tiếp trực tiếp đã dẫn đến sự hạn chế về ngôn ngữ ở ngay chính trong gia đình, cha mẹ không biết phải nói chuyện với con như thế nào, chưa kể con sử dụng những ngôn ngữ teen mà cha mẹ không thể nào hiểu được. Cứ thế, từ hạn chế về ngôn ngữ dẫn tới khoảng cách về thế hệ ngày một rộng hơn.

Sinh viên không có thời gian ôn bài khi kì thi tới vì mỗi ngày họ “trực facebook” sáu bảy tiếng. Sinh viên T. chia sẻ: “Ngày trước công việc đầu tiên sau khi thức giấc là đánh răng rửa mặt và chuẩn bị tới trường còn bây giờ công việc đầu tiên là mở facebook lên coi tối qua bạn bè làm gì, trạng thái của mình đăng trước khi đi ngủ có ai bình luận hay like không. Nếu không kiểm tra thì lại thấy thiếu thiếu cái gì đó”. Còn sau đây là chia sẻ của sinh viên Như Anh: “Tôi gặp một cậu bạn trên facebook, mỗi ngày chúng tôi nói đủ thứ chuyện với nhau, sau khoảng thời gian một tháng chúng tôi gặp mặt trực tiếp. Quả thực cậu ấy không như những gì tôi đã tưởng tượng ra, khi nói chuyện qua mạng cậu ấy vui bao nhiêu thì lúc gặp cậu ấy lại im lặng bấy nhiêu, ngồi cùng nhau mà tôi chỉ mong đi về”. Bây giờ, gặp bất cứ vấn đề gì các bạn trẻ lại gõ liên tiếp trên bàn phím thay vì diễn đạt bằng lời. Đến khi vào tiết học, giáo viên yêu cầu thuyết trình thì nhiều bạn thể hiện sự lúng túng thấy rõ. Những anh hùng bàn phím thỏa sức thể hiện mình, xây dựng một hình ảnh lung linh trên facebook cùng bốn bức tường phòng trọ.
 

Cái tôi trong thế giới ảo

Có thể nói, facebook là thế giới mà người ta tin rằng năng lực của mình được người khác kính nể trước một nút like, càng nhiều nút like đồng nghĩa với việc mình đang được yêu mến và tôn trọng. Nhưng chỉ là một cái click chuột thôi mà, ngay cả một đứa trẻ cũng có thể làm được. Có khi họ chẳng quan tâm chủ facebook đang nghĩ gì hay làm gì, chỉ cần thấy là like. Họ thường xuyên like mọi người để tới khi họ cập nhật trạng thái được like lại như một sự trao đổi, đơn giản chỉ vậy thôi! Tuy nhiên, hiện nay có một bộ phận cá nhân nhìn thấy lượt like của mình tăng lên mỗi ngày vậy là không ngừng cập nhật tin tức, có khi đang đi ăn, uống nước với bạn bè, hôm nay mâu thuẫn với ai, làm bài thi không được…, tất cả được gói gém và nhờ facebook chuyển giùm tới mọi người. Sau khi nhận được vô số lượt like và bình luận thì họ tự xây nên một ốc đảo và bên trong đó họ trở thành trung tâm của sự chú ý. Bên ngoài họ xềnh xoàng nhưng khi bước vào thế giới ảo họ trở thành một vì sao sáng, một con người để người khác ngưỡng mộ. Trong lúc bản chất bên trong không có mà cứ tạo nên những hào nhoáng bên ngoài như vậy sẽ được bao lâu! Đến nỗi một số cá nhân xung quanh phát ngán nhưng “nể” nên chẳng nói. Một thời gian ngó lơ luôn vì chỉ cần nhìn vào là biết bạn mình sắp đưa hình gì lên! Hình ảnh tưởng rằng đẹp, tưởng rằng nổi tiếng nhưng vô tình mang lại cảm giác “chán ngán” và được mọi người truyền tai nhau một “thuật ngữ”: Bệnh quá!

Một học sinh có thể chếch choáng men “phây”, một sinh viên cũng bị sức hút của “phây”… Một ông cử hay bà cử có thể lãng phí cả thời gian sức lực để chăm chút cho ngôi nhà ảo vọng… Một học viên sau đại học vướng chuyện này cũng chẳng lạ gì… Ăn, ngủ và sinh hoạt trên “phây”, chây lười hoạt động…, chỉ vài tháng Hoài Anh tăng lên gần 10 cân, nụ cười nhếch mép và im im thường trực trong hoạt động nhóm thay cho sự sôi nổi trước đó của anh… Chưa kể, cậu chàng xa dần nhà cha mẹ để dễ bề sinh hoạt, vì tổ ấm ở trên “phây” mất rồi… Và đỉnh điểm của sự thay đổi khi người yêu buộc anh phải chọn một trong hai: “phây” hay em và thế là cuộc tình tan vỡ…

hu nh v n s n 678x1024

Hãy tưởng tượng bỗng một ngày tất cả công nghệ không còn! Những người bạn hàng ngày like và chia sẻ trên mạng có chạy đến và hỏi han bạn không? Chỉ một cú click chuột để họ trở thành nổi tiếng trên thế giới ảo nhưng tiếc rằng trong thế giới thực không có cú click nào biến cá nhân từ một người lười biếng trở thành chăm chỉ. Nếu mỗi ngày họ cư ngụ trên thế giới ảo thì cá nhân cũng không biết được những người bạn xung quanh mình, những người hàng xóm đang gặp vấn đề gì để giúp đỡ. Một cuộc sống buồn tẻ và mệt mỏi sẽ vây kín! Còn ai trong số hàng nghìn những người bạn trên facebook có thể san sẻ và đồng cảm? Facebook hay fanpage trở thành nơi tôn vinh những ngôn từ biểu trưng cho “hứng thú” mới có liên quan đến sự ứng xử đời thường. Những từ ngữ: nhậu đi, chém nó, khùng, điên, câm mồm, đồ khốn… được phát ra một cách vô tư thì hành vi con người sao không ảnh hưởng?

Một sinh viên không thể trở thành người chia sẻ kiến thức có nguồn, một học viên cao học không thể rèn kỹ năng nghiên cứu khi cứ dắm dúi vào những lời phản hồi không dấu… Và nhà khoa học càng không thể làm khoa học trong một cộng đồng vui vẻ và nhí nhảnh hơn là nghiêm túc! Đó là chưa kể sự ứng xử có thể trở nên vô tình. Cô cử nhân sẵn sàng “chém gió” cả bạn cùng nhóm, anh học viên sẵn sàng lao “phây” không cần ghi chép thì liệu có tôn trọng người giảng bài? Nhà khoa học có học hàm sẵn sàng trải lòng theo kiểu “rủa tua tủa” chỉ vì sự hiểu lầm hay một chút tâm trạng bất chợt chính người đã dẫn dắt mình đi những bước đi chập chững bằng cả sự trìu mến thì liệu rằng có đáng… Chuẩn mực ứng xử, tình người, nhân văn, tôn trọng, trước sau trở thành những nấc thang vô vọng vì có nằm trong tầm ngắm của người trên “phây đay phây phây” mà sống. Cứ thẳng thắn, cứ thể hiện, cứ đi ngược, cứ vô lo, cứ chặt chém… bất kể ai lại trở thành sự lựa chọn của ứng xử thì thật nguy. Sự ảnh hưởng đã nói trở thành sức mạnh thật khủng khiếp có sức tàn phá cả hình ảnh về nhân cách.

Facebook đã mang những mối quan hệ giữa những người trên thế giới mạng biết nhau nhiều hơn. Nhưng mọi thứ vẫn chỉ dừng lại trong cái ảo của nó, có những cảm xúc là ảo, có những lời nói chia sẽ không xuất phát từ trái tim mà từ thói quen. Nhưng những tổn thương trong tâm hồn thì có thực. Đã đến lúc chúng ta cần tỉnh táo nhận ra đâu là những giá trị ảo và đâu là những giá trị vĩnh hằng. Họ like chia sẻ tung hô bạn lên nhưng đến lúc cuộc sống bạn gặp khó khăn và trở ngại thì chỉ có gia đình và những người thân yêu bên cạnh. Vậy nên thay mình giết thời gian vào những mối quan hệ ảo thì hãy vun đắp, củng cố và xây dựng những mối quan hệ không bao giờ rời bỏ ta đi. Và hãy nhớ rằng, giềng mối của sự ứng xử vẫn còn dựa trên những giá trị làm người dù xã hội có phát triển đến mức nào đi nữa.

Đau đầu khi cha mẹ đi làm, con chưa đến lớp

Tin tức Chuyên gia

Từ ngày 1/10, nhiều đơn vị ở TP.HCM dần hoạt động trở lại bình thường. Cha mẹ bắt đầu trở...

Xem tiếp

Nhiều phụ huynh rơi vào vòng xoáy kim tiền, không còn thời gian dạy con

Tin tức Chuyên gia

Giáo sư Huỳnh Văn Sơn: “Nhiều bậc phụ huynh rơi vào vòng xoáy của chuyện kim tiền và có hành...

Xem tiếp

Thạc sĩ Tâm lý Ngô Minh Duy: Chuyên gia Tham vấn Trị liệu hàng đầu tại Trung tâm Tư vấn Tâm lý Ý Tưởng Việt

Tin tức Chuyên gia

Với kinh nghiệm hơn mười năm làm việc trong lĩnh vực tham vấn và trị liệu tâm lý, ThS Ngô...

Xem tiếp

Cân bằng tâm lý giữa mùa dịch – Điều cần quan tâm đã được giải đáp

Tin tức Chuyên gia

Buổi chia sẻ và tư vấn “Bí quyết cân bằng tâm lý trong mùa dịch” trên trang Học sinh, Sinh...

Xem tiếp

Lời trải lòng của người mẹ với live stream của GS.TS Huỳnh Văn Sơn trong mùa dịch – Đáng để suy ngẫm

Tin tức Chuyên gia

“Vì tôi không được học hành cao nên bản thân cũng rất hạn chế trong việc có thể dạy con...

Xem tiếp

Bản lĩnh xử lý sự cố bất ngờ trên sân khấu giúp Nhật Trường đăng quang “Én Vàng 2019”

Tin tức Chuyên gia

Én hot boy’ Nhật Trường (Học viên ưu tú và hiện cũng đang là Giảng viên Khóa đào tạo MC...

Xem tiếp

Chồng chỉ “ngôn tình” trên mạng

Tin tức Chuyên gia

Thấy chồng lúc nào cũng viết những dòng trạng thái đầy “ngôn tình” dành cho mình trên Facebook mà Lan...

Xem tiếp

Dịch bệnh Covid-19: Trang bị kỹ năng an toàn cho học sinh

Tin tức Chuyên gia

Có thể nói không phải chỉ ở học sinh mà không ít người trưởng thành ở một số gia đình...

Xem tiếp

GS.TS Huỳnh Văn Sơn nói gì về đề xuất chia năm học thành 4 kỳ?

Tin tức Chuyên gia

GS.TS Huỳnh Văn Sơn, Phó hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm TP.HCM, cho rằng: học sinh có nhiều kỳ...

Xem tiếp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Messenger