Đừng là đám đông vô cảm: Bỏ ngỏ Tư vấn tâm lý Học đường

Tinh Doan Binh Duong Tham Van Tam Ly Hoc Duong 19.jpg
Hơn 90% học sinh mong muốn được chia sẻ, tư vấn về những khó khăn, vướng mắc trong học tập và đời sống hằng ngày thông qua phòng tư vấn tâm lý ở trường học.

TS Hoàng Gia Trang, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, cho biết theo kết quả nghiên cứu với 3.000 học sinh (HS) ở 30 trường THCS, THPT trên địa bàn Hà Nội, 71% thừa nhận từng bị bạo lực trong trường học với các hình thức khác nhau.

Chìm vào cuộc sống ảo

Hành vi bạo lực không chỉ là đe dọa thể chất trực tiếp mà còn bao hàm cả sự dọa nạt, cô lập, sỉ nhục, xúc phạm danh dự, nhân phẩm… Nhiều HS đã thông qua việc sử dụng các trang mạng xã hội có tính tương tác cao như Facebook để hình thành các nhóm bạn hoặc cùng tham gia chơi games trực tuyến rồi dùng lời lẽ khích bác, thách đố, xúc phạm nhau trên mạng. Điển hình cho loại bạo lực này là vụ việc một nữ sinh ở huyện Thạch Thất, TP Hà Nội bị bạn nam trong lớp lấy hình chân dung ghép với hình nhạy cảm khác rồi đăng lên Facebook khiến cô có hành vi tự tử.

“Chúng ta phải nhìn nhận thực tế rằng HS đang sử dụng mạng xã hội tràn lan. Cuộc sống ảo có sức hấp dẫn rất cao, cùng với sự chia sẻ, bàn luận vô biên giới khiến các bạn trẻ cảm thấy đời sống thật là thứ yếu, bổ trợ cho đời sống ảo. Điều này là thực tế mà nhà trường và các bậc phụ huynh cần sớm nhìn nhận để điều chỉnh. Các em cần được chia sẻ về nguyện vọng, sở thích, cần được khuyến khích để đạt những mục tiêu trong đời sống thật thay vì chìm vào cuộc sống ảo với mạng xã hội” – TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, cảnh báo.

PGS.TS Huỳnh Văn Sơn, Trường Đại học Sư phạm TP HCM, cho rằng xu hướng sử dụng Facebook gia tăng dẫn đến nhiều hệ lụy mà lứa tuổi vị thành niên là đối tượng cần đặc biệt quan tâm. Đối với nhiều bạn trẻ, Facebook là niềm đam mê tìm hiểu xã hội nhưng khi lạm dụng thái quá sẽ trở nên nghiện và ảnh hưởng không ít đến việc học tập. Đây là hiện tượng đáng báo động đối với toàn xã hội Việt Nam hiện nay.

Điểm sáng Thành phố Hồ Chí Minh

Cuộc khảo sát một số trường THCS ở Bắc Ninh của thạc sĩ Phạm Thanh Bình và thạc sĩ Nguyễn Thị Mai Phương (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) mới đây cho thấy có tới 72% HS được hỏi cho biết thiếu lễ phép với thầy cô; 82,5% văng tục, chửi bậy và hơn 82% bị ảnh hưởng tiêu cực từ các trò chơi điện tử.

“Vì sao HS càng lớn càng hư? Phải chăng đời sống văn hóa, tinh thần nghèo nàn và sự thiếu quan tâm của người lớn đối với nhu cầu đó của HS khiến các em tìm đến những hình thức giải trí thiếu lành mạnh?” – thạc sĩ Mai Phương nêu vấn đề.

TS Hoàng Gia Trang cho rằng tư vấn tâm lý đóng vai trò giúp các cá nhân giải tỏa những cảm xúc tiêu cực, xây dựng những mối quan hệ tích cực. Khi các cá nhân xây dựng được niềm tin, những giá trị, lòng tự trọng, tuân thủ các chuẩn mực… thì sẽ tạo ra một môi trường lành mạnh.

“Kết quả khảo sát của Bộ Giáo dục – Đào tạo đối với một số trường THCS, THPT, ĐH ở Hà Nội và Hải Dương cho thấy hầu hết số HS, sinh viên được hỏi (93,57%) có mong muốn được chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong học tập và đời sống hằng ngày. Trong đó, HS phổ thông có vướng mắc cần được chia sẻ thường xuyên chiếm đến 80,17%. Hơn 80% HS được hỏi mong muốn nhà trường có phòng tư vấn tâm lý riêng để giúp các em giải quyết những khó khăn của mình” – TS Trang dẫn chứng.

Tuy nhiên, hoạt động tư vấn tâm lý hiện nay chưa có vị trí chính thức trong trường học. Việc tuyển dụng và tổ chức các hoạt động do trường học tự cân đối, quyết định. Trừ TP.HCM tổ chức khá tốt hoạt động này với hơn 100 trường phổ thông có nhân viên tư vấn, ở các tỉnh – thành phố còn lại, công tác tư vấn tâm lý còn bị bỏ ngỏ. Ngay cả tại Hà Nội, rất ít trường tổ chức tư vấn tâm lý cho HS, nếu có thì chủ yếu là các trường dân lập.

Theo TS Trang, trong điều kiện các trường học chưa có chỉ tiêu biên chế cho nhân viên tư vấn học đường thì việc phối hợp với các lực lượng xã hội, sự tham gia của cha mẹ HS, các đoàn thể… là điều có thể thực hiện. Một giải pháp nữa là xây dựng nhóm tư vấn viên linh hoạt, hướng tới hình thành các nhóm chuyên gia, tư vấn viên gồm nhiều thành phần để hỗ trợ HS theo các cụm trường học.
 

• Giao lưu cùng PGS.TS Huỳnh Văn Sơn trong ngày ra mắt bộ sách Kỹ năng phòng tránh xâm hại và Kỹ năng phòng chống bạo lực học đường​
• Kỹ năng phòng chống bạo lực học đường
• Kỹ năng phòng tránh xâm hại cho trẻ mầm non
• Kỹ năng phòng tránh xâm hại cho học sinh tiểu học

Đau đầu khi cha mẹ đi làm, con chưa đến lớp

Tin tức Chuyên gia

Từ ngày 1/10, nhiều đơn vị ở TP.HCM dần hoạt động trở lại bình thường. Cha mẹ bắt đầu trở...

Xem tiếp

Nhiều phụ huynh rơi vào vòng xoáy kim tiền, không còn thời gian dạy con

Tin tức Chuyên gia

Giáo sư Huỳnh Văn Sơn: “Nhiều bậc phụ huynh rơi vào vòng xoáy của chuyện kim tiền và có hành...

Xem tiếp

Thạc sĩ Tâm lý Ngô Minh Duy: Chuyên gia Tham vấn Trị liệu hàng đầu tại Trung tâm Tư vấn Tâm lý Ý Tưởng Việt

Tin tức Chuyên gia

Với kinh nghiệm hơn mười năm làm việc trong lĩnh vực tham vấn và trị liệu tâm lý, ThS Ngô...

Xem tiếp

Cân bằng tâm lý giữa mùa dịch – Điều cần quan tâm đã được giải đáp

Tin tức Chuyên gia

Buổi chia sẻ và tư vấn “Bí quyết cân bằng tâm lý trong mùa dịch” trên trang Học sinh, Sinh...

Xem tiếp

Lời trải lòng của người mẹ với live stream của GS.TS Huỳnh Văn Sơn trong mùa dịch – Đáng để suy ngẫm

Tin tức Chuyên gia

“Vì tôi không được học hành cao nên bản thân cũng rất hạn chế trong việc có thể dạy con...

Xem tiếp

Bản lĩnh xử lý sự cố bất ngờ trên sân khấu giúp Nhật Trường đăng quang “Én Vàng 2019”

Tin tức Chuyên gia

Én hot boy’ Nhật Trường (Học viên ưu tú và hiện cũng đang là Giảng viên Khóa đào tạo MC...

Xem tiếp

Chồng chỉ “ngôn tình” trên mạng

Tin tức Chuyên gia

Thấy chồng lúc nào cũng viết những dòng trạng thái đầy “ngôn tình” dành cho mình trên Facebook mà Lan...

Xem tiếp

Dịch bệnh Covid-19: Trang bị kỹ năng an toàn cho học sinh

Tin tức Chuyên gia

Có thể nói không phải chỉ ở học sinh mà không ít người trưởng thành ở một số gia đình...

Xem tiếp

GS.TS Huỳnh Văn Sơn nói gì về đề xuất chia năm học thành 4 kỳ?

Tin tức Chuyên gia

GS.TS Huỳnh Văn Sơn, Phó hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm TP.HCM, cho rằng: học sinh có nhiều kỳ...

Xem tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *