Ở Việt Nam, trong thời gian vừa qua, các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin hàng loạt trường hợp LDTD trẻ VTN. Trên thực tế chắc chắn có nhiều trường hợp vẫn còn chìm trong im lặng, trong nỗi hoang mang và tuyệt vọng của các nạn nhân lẫn người thân.
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) mới đây đã báo động về tình trạng trẻ em bị ngược đãi, bị cưỡng bức lao động và đặc biệt là tình trạng trẻ em bị LDTD trên toàn thế giới hiện nay. Theo một nghiên cứu của UNICEF, có từ 5 – 10% các em gái và có tới 5% em trai, đã bị LDTD khi các em ở lứa tuổi thiếu niên. Vì thế, việc bảo đảm sự an toàn cho trẻ em không phải là trách nhiệm của riêng ai.
Để ngăn ngừa các tình huống không an toàn có thể xảy ra, việc các em trang bị cho mình kiến thức và kỹ năng về an toàn cá nhân là rất cần thiết. Để giáo dục trẻ có thể phân biệt được đâu là đụng chạm “an toàn” và đâu là đụng chạm “không an toàn” bằng cảm nhận của chính mình với sự hướng dẫn của các bậc cha mẹ. Một trong những kỹ thuật khai thác khá hiệu quả để hình thành kỹ năng và phát triển năng lực của các em về kỹ năng bảo vệ bản thân là cách thức tiếp cận tình huống. Những tình huống cơ bản có liên quan đến kỹ năng nhận diện tình huống nguy hiểm liên quan đến cơ thể, bảo vệ sự an toàn bản thân, phòng tránh xâm hại là điều cần khai thác. Những thử nghiệm cho thấy các tình huống cơ bản này nếu triển khai, đảm bảo sẽ có thể phát triển kỹ năng bảo vệ an toàn của trẻ em một cách khá hiệu quả.
Phụ huynh, thầy cô có thể làm quen với các tình huống sau đây và lựa chọn khai thác nhằm giáo dục con em mình trong những bối cảnh phù hợp, hứng thú và sự quan tâm của trẻ em. Các tình huống gợi ý này cần hướng đến sự kết nối với cuộc sống, đảm bảo khách quan, gần gũi, tự nhiên. Kinh nghiệm, sự gần gũi với trẻ em, khả năng hướng dẫn con cái là những cơ sở quan trọng để các bậc cha mẹ triển khai việc giáo dục con cái phòng chống xâm hại tình dục và bảo vệ sự an toàn của trẻ em.
Các tình huống cơ bản có thể quan tâm như sau:
Anh N ở kế bên hay sang nhà bé Lan chơi. Anh ta rất hay nhìn bé Lan, bất cứ khi nào thấy bé Lan là anh ta lại nói “Lan bé bi vợ iu”, làm bé Lan rất xấu hổ. Theo em Lan nên làm gì trong trường hợp này?
Trên xe buýt, người ngồi ghế bên cạnh em có những hành động cố tình ngồi sát vào, dần dần đụng chạm (sờ vào chân, vào đùi…) khiến em không cảm thấy dễ chịu và bắt đầu lo lắng, em sẽ làm gì thật thoải mái cho mình?
Bác hàng xóm vừa đi du lịch nước ngoài về, bác có món đồ chơi rất đẹp tặng em. Và bác đề nghị em cảm ơn bằng một nụ hôn vào môi, em sẽ ứng xử như thế nào để cảm thấy an toàn?
Chú họ của em khá thân với em, đã sống chung nhiều năm. Nhân dịp chú đi xa mới về, chú gọi em vào phòng nói cho em quà. Chú nói chú rất nhớ em, muốn em hôn chú để thể hiện sự quan tâm. Em sẽ làm gì trong tình huống nào?
Ông Hai đầu phố rất thương em, cho em tiền và mua bánh cho em ăn. Ông hứa sẽ cho em nhiều tiền hơn nữa nếu em chịu sờ vào “chỗ đó” của ông. Nếu là em, em sẽ làm gì trong tình huống này?
Anh trai của em rủ em vào phòng xem phim đặc biệt và không cho em kể chuyện đó với ai cả, em sẽ làm gì trong trường hợp này?
Anh T là người phụ giúp công việc với bố em. Hôm nay, chỉ có em với anh ở nhà, anh rủ em vào phòng của anh chơi và anh ấy bảo sẽ kể cho em nghe chuyện rất hấp dẫn, em sẽ làm gì?
Đang đi ra phía trước nhà thì em phát hiện một người đàn ông lạ mặt đang cố ôm hôn một bé gái. Bé gái tỏ ra khó chịu và cố tình né tránh nhưng người đàn ông vẫn cố tình hành động. Em sẽ làm gì trong tình huống này?
Một hôm, em đi hồ bơi và phát hiện có một người đàn ông nước ngoài với ba bốn bạn nhỏ vây quanh. Người đàn ông ấy cố gắng đụng vào vùng kín của các bạn nam. Có bạn tỏ vẻ ngần ngại, ông ấy bèn lấy tiền để đưa các bạn ấy. Em sẽ ứng xử thế nào trong trường hợp này?
Có thể nhận thấy với các tình huống này, cha mẹ hay thầy cô hoàn toàn có thể khai thác, sử dụng để hướng dẫn, giáo dục các em biết cách bảo vệ bản thân và tránh khỏi các hành vì xâm hại tình dục. Việc khai thác các tình huống này có thể là nhạy cảm theo suy nghĩ của nhiều bậc cha mẹ Việt Nam, thậm chí là trong suy nghĩ của nhiều thầy cô giáo. Thế nhưng, các tình huống này bao quát được các tình huống giáo dục việc phòng chống xâm hại tình dục trẻ em ngay trong những mối quan hệ xung quanh, thậm chí với người thân của chính các em. Đây là một trong những cách thức rèn luyện kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục và bảo vệ sự an toàn của trẻ em trong xã hội hiện nay với nhiều nguy cơ, thách thức.
Các hành vi xâm hại bao gồm các hành vi xâm hại không tiếp xúc như nhìn bộ phận sinh dục của trẻ, bắt trẻ nhìn bộ phận sinh dục, cho trẻ nghe, nhìn, xem những sách báo, phim ảnh có nội dung đồi trụy, bắt trẻ thực hiện các tư thể gợi tình để chụp hình (khiêu dâm) và các hành vi xâm hại tiếp xúc như sờ mó bộ phận sinh dục của trẻ, bắt trẻ sờ mó bộ phận sinh dục của người khác, quan hệ tình dục với trẻ, ép trẻ thực hiện hành vi mại dâm. Như vậy, trách nhiệm của người lớn, nhất là thầy cô và các bậc cha mẹ cần.
Như vậy, bất cứ hành động hay cử chỉ, lời nói nào của bất cứ người nào dẫn đến nguy cơ gây tổn hại sức khoẻ, nhân phẩm hay sự phát triển của trẻ đều là hành vi xâm hại trẻ em. Bất kì hành vi nào lôi kéo trẻ em vào các hoạt động liên quan đến tình dục dù được trẻ đồng ý hay không đều là XHTD trẻ em. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm tất cả các hình thức xâm hại trẻ em nhưng chưa đưa ra một định nghĩa chung về xâm hại trẻ em hoặc bạo hành với trẻ em mà chỉ có thuật ngữ “xâm phạm trẻ em”. Tuy nhiên, Luật trẻ em năm 2016 đã chỉnh sửa, bổ sung và đưa ra khái niệm “XHTD trẻ em là việc dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức”. Từ khái niệm này cho thấy, việc khai thác các tình huống để có thể giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em là một trong những cách thức, biện pháp hiệu quả hiện nay.
- Sản phẩm thuộc đề tài cấp Nhà nước: “Nghiên cứu luận cứ, đề xuất mô hình phối hợp liên ngành trong giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em”.
Đau đầu khi cha mẹ đi làm, con chưa đến lớp
Từ ngày 1/10, nhiều đơn vị ở TP.HCM dần hoạt động trở lại bình thường. Cha mẹ bắt đầu trở...
Xem tiếpNhiều phụ huynh rơi vào vòng xoáy kim tiền, không còn thời gian dạy con
Giáo sư Huỳnh Văn Sơn: “Nhiều bậc phụ huynh rơi vào vòng xoáy của chuyện kim tiền và có hành...
Xem tiếpThạc sĩ Tâm lý Ngô Minh Duy: Chuyên gia Tham vấn Trị liệu hàng đầu tại Trung tâm Tư vấn Tâm lý Ý Tưởng Việt
Với kinh nghiệm hơn mười năm làm việc trong lĩnh vực tham vấn và trị liệu tâm lý, ThS Ngô...
Xem tiếpCân bằng tâm lý giữa mùa dịch – Điều cần quan tâm đã được giải đáp
Buổi chia sẻ và tư vấn “Bí quyết cân bằng tâm lý trong mùa dịch” trên trang Học sinh, Sinh...
Xem tiếpLời trải lòng của người mẹ với live stream của GS.TS Huỳnh Văn Sơn trong mùa dịch – Đáng để suy ngẫm
“Vì tôi không được học hành cao nên bản thân cũng rất hạn chế trong việc có thể dạy con...
Xem tiếpBản lĩnh xử lý sự cố bất ngờ trên sân khấu giúp Nhật Trường đăng quang “Én Vàng 2019”
Én hot boy’ Nhật Trường (Học viên ưu tú và hiện cũng đang là Giảng viên Khóa đào tạo MC...
Xem tiếpChồng chỉ “ngôn tình” trên mạng
Thấy chồng lúc nào cũng viết những dòng trạng thái đầy “ngôn tình” dành cho mình trên Facebook mà Lan...
Xem tiếpDịch bệnh Covid-19: Trang bị kỹ năng an toàn cho học sinh
Có thể nói không phải chỉ ở học sinh mà không ít người trưởng thành ở một số gia đình...
Xem tiếpGS.TS Huỳnh Văn Sơn nói gì về đề xuất chia năm học thành 4 kỳ?
GS.TS Huỳnh Văn Sơn, Phó hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm TP.HCM, cho rằng: học sinh có nhiều kỳ...
Xem tiếp