“Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc” dưới góc nhìn của PGS.TS Huỳnh Văn Sơn

1 36.jpg
“Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc” được công bố sáng 25.5 tại Hà Nội đang khiến dư luận xôn xao. Một số ý kiến cho rằng bộ quy tắc này khó khả thi vì không có tính pháp lý, đặc biệt người bị QRTD chưa can đảm tố giác cá nhân quấy rối lên cơ quan chức năng nên khó xử lý. Xung quanh vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với PGS. TS Huỳnh Văn Sơn – Phó Chủ tịch Hội Tâm lý học Xã hội Việt Nam.

1
PGS.TS Huỳnh Văn Sơn – Phó Chủ tịch Hội Tâm lý học Xã hội Việt Nam
 

Ông có nhận xét gì v B quy tc ng x v quy ri tình dc (QRTD) ti nơi làm vic va ban hành ca B Lao đng Thương binh Xã hi?
Các hành vi cố tình đụng chạm, cấu véo, phô bày tài liệu khiêu dâm đều bị quy là quấy rối tình dục tại nơi làm việc… là một số nội dung chính trong bộ quy tắc ứng xử này. Tôi nghĩ, xét về góc độ xã hội đây là một bước tiến và thể hiện sự nhân văn trong đời sống.
Lẽ đương nhiên, đưa các hành vi này vào thực tiễn xã hội cũng như luật hóa dần dần là một hành trình. Tuy vậy, thách thức với những người có trách nhiệm quản lý doanh nghiệp, những người đứng đầu trong tổ chức là sẽ thực thi ra sao…

Có ý kiến cho rng, B quy tc ng x v QRTD không kh thi vì rt khó áp dng vào thc tin. Ông đánh giá vn đ này như thế nào?
Tôi nghĩ ý nghĩa sâu xa của vấn đề khá rõ thì chúng ta nên ủng hộ. Nhưng việc áp dụng vào thực tiễn đến đâu thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: chỉ đạo thực hiện, những cá nhân chịu trách nhiệm và ngay cả những người bị quấy rối, đang bị quấy rối hoặc sắp bị quấy rối sẽ làm gì và ứng xử ra sao.
Tôi cho rằng cần ủng hộ hết mình vì đây là một bước tiến của Việt Nam trong công cuộc đấu tranh chống lại bạo lực tại nơi làm việc cũng như quan tâm nhiều hơn đến bình đẳng giới, sự tôn trọng nhân phẩm con người trong làm việc…

Nhng người b QRTD nơi công s s b nh hưởng tâm lý ra sao khi hng ngày phi giáp mt vi cá nhân quy ri, thưa ông?
Người bị QRTD tâm lý sẽ vô cùng căng thẳng khi hằng ngày phải giáp mặt với những cá nhân quấy rối. Sự căng thẳng tâm lý này sẽ làm cho họ khó làm việc hiệu quả, đạt chất lượng. Đó là chưa kể sự cam chịu hay bức bách có thể làm cho họ trở nên có nhiều sai sót hay những hành vi bộc phát mang tính phá hoại.
Ở một góc độ khác, một cá nhân bị quấy rối tình dục nơi làm việc sẽ dễ ở trong trạng thái tủi nhục, phòng thủ. Sự phòng thủ không phải với những cá nhân đã quấy rối mà cả với những cá nhân tương đồng hay hoàn cảnh tương tự… Điều này tạo nên những áp lực tâm lý, sự hoảng loạn hay sự chống đối tự vệ.

Theo ông, đ t giác hành vi QRTD lên cơ quan chc năng, nn nhân cn phi làm gì?
Nỗi e ngại, sợ bị mất mặt, sợ bị mất việc là nguyên nhân khiến nhiều nạn nhân không dám trình báo sự việc. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho các hành vi quấy rối không bị lôi ra sánh sáng chứ không hẳn có chứng cớ hay có nguyên nhân.
Tôi nghĩ, nếu khẳng khái, mạnh mẽ kết hợp với nhận thức đúng đắn sẽ làm cho những người là nạn nhân có đầy đủ những chứng cứ cần thiết. Việc thu thập chứng cứ không quá khó nếu nạn nhân vượt qua được mặc cảm và những áp lực.
Điện thoại di động, tin nhắn và camera… hoàn toàn có thể là người bạn đồng hành…

Nhng người thường xuyên b QRTD nơi công s có th thoát khi tình hung nhy  cm bng cách nào, thưa ông?
Việc đầu tiên là hãy hiểu chúng ta được bảo vệ bởi pháp luật bởi các tổ chức có liên quan khi lao động. Hành vi quấy rối là hành vi không được cho phép hay đó là hành vi vi phạm. Vì vậy, không được thỏa hiệp bằng hình thức này hay khác.
Thứ nữa, cần thẳng thắn nhìn nhận rằng việc quản lý bản thân bằng sự tự tin, thẳng thắn, nghiêm túc là điều cần thiết
Bên cạnh đó, tuân thủ những chuẩn mực giao tiếp, từ chối tham gia hay xuất hiện trong những tình huống hiểm nguy như: gặp riêng tư, thân mật quá mức, không từ chối ngay từ đầu với hành vi ve vãn, thích lợi dụng sự yêu quý của người khác để thăng tiến hoặc trốn việc…
Ngoài ra, cần phản kháng mãnh liệt rõ ràng bằng thái độ nghiêm khắc với những dấu hiệu và cả hành vi thay vì sự cam chịu, chịu đựng để mình trở thành nạn nhân của việc quấy rối…

Xin cm ơn ông!

Đau đầu khi cha mẹ đi làm, con chưa đến lớp

Tin tức Chuyên gia

Từ ngày 1/10, nhiều đơn vị ở TP.HCM dần hoạt động trở lại bình thường. Cha mẹ bắt đầu trở...

Xem tiếp

Nhiều phụ huynh rơi vào vòng xoáy kim tiền, không còn thời gian dạy con

Tin tức Chuyên gia

Giáo sư Huỳnh Văn Sơn: “Nhiều bậc phụ huynh rơi vào vòng xoáy của chuyện kim tiền và có hành...

Xem tiếp

Thạc sĩ Tâm lý Ngô Minh Duy: Chuyên gia Tham vấn Trị liệu hàng đầu tại Trung tâm Tư vấn Tâm lý Ý Tưởng Việt

Tin tức Chuyên gia

Với kinh nghiệm hơn mười năm làm việc trong lĩnh vực tham vấn và trị liệu tâm lý, ThS Ngô...

Xem tiếp

Cân bằng tâm lý giữa mùa dịch – Điều cần quan tâm đã được giải đáp

Tin tức Chuyên gia

Buổi chia sẻ và tư vấn “Bí quyết cân bằng tâm lý trong mùa dịch” trên trang Học sinh, Sinh...

Xem tiếp

Lời trải lòng của người mẹ với live stream của GS.TS Huỳnh Văn Sơn trong mùa dịch – Đáng để suy ngẫm

Tin tức Chuyên gia

“Vì tôi không được học hành cao nên bản thân cũng rất hạn chế trong việc có thể dạy con...

Xem tiếp

Bản lĩnh xử lý sự cố bất ngờ trên sân khấu giúp Nhật Trường đăng quang “Én Vàng 2019”

Tin tức Chuyên gia

Én hot boy’ Nhật Trường (Học viên ưu tú và hiện cũng đang là Giảng viên Khóa đào tạo MC...

Xem tiếp

Chồng chỉ “ngôn tình” trên mạng

Tin tức Chuyên gia

Thấy chồng lúc nào cũng viết những dòng trạng thái đầy “ngôn tình” dành cho mình trên Facebook mà Lan...

Xem tiếp

Dịch bệnh Covid-19: Trang bị kỹ năng an toàn cho học sinh

Tin tức Chuyên gia

Có thể nói không phải chỉ ở học sinh mà không ít người trưởng thành ở một số gia đình...

Xem tiếp

GS.TS Huỳnh Văn Sơn nói gì về đề xuất chia năm học thành 4 kỳ?

Tin tức Chuyên gia

GS.TS Huỳnh Văn Sơn, Phó hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm TP.HCM, cho rằng: học sinh có nhiều kỳ...

Xem tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *