Người ta có thể cải thiện những kỹ năng giao tiếp? Chắc chắn là vậy. Tất nhiên, để mài giũa và nâng cao nghệ thuật giao tiếp, bạn cần phải đầu tư một khoảng thời gian nhất định, nhưng điều này là hoàn toàn có thể. Dưới đây là những sai lầm phổ biến thường xảy ra với mọi người trong giao tiếp hàng ngày. Kèm theo đó là một số giải pháp để bạn tham khảo.
1. Không chịu lắng nghe
Ernest Hemingway từng nói: “Tôi thích lắng nghe. Tôi đã học được rất nhiều điều từ việc lắng nghe một cách cẩn thận. Hầu hết mọi người chẳng bao giờ chịu nghe”.
Hãy đừng giống với đa số những người đó. Hãy đừng chỉ sốt ruột chờ tới lượt mình để được nói. Hãy để cái “tôi” của bạn trong vòng kiểm soát. Hãy học cách lắng nghe thực sự những điều người khác đang nói với bạn.
Khi bạn bắt đầu thực sự lắng nghe, bạn sẽ tìm ra được vô số những phương thức hữu hiệu để khai thác thông tin trong khi trò chuyện. Nhưng hãy tránh các kiểu câu hỏi có dạng trả lời “có” hoặc “không”, vì chúng chẳng đem lại cho bạn nhiều thông tin lắm đâu.
Nếu thoạt tiên họ trả lời bạn theo kiểu: “Ồ, tôi không biết nữa”, bạn cũng đừng vội bỏ cuộc. Hãy tiếp tục kiên nhẫn thêm chút nữa và hỏi thêm. Người được hỏi sẽ thấy rằng bạn quan tâm tới câu chuyện của họ và sẽ phải suy nghĩ thêm một chút. Một khi họ đã tỏ ra bắt nhịp với câu chuyện thì những thông tin sẽ thú vị hơn dần lên vì cuộc trò chuyện sẽ không còn mang tính tự phát, một chiều nữa.
2. Hỏi quá nhiều
Nếu bạn hỏi người đối diện quá nhiều thì cuộc trò chuyện có nguy cơ biến thành một cuộc thẩm vấn. Hoặc cũng có thể, điều đó khiến người được hỏi nghĩ rằng, bạn không có nhiều thông tin chia sẻ. Để khắc phục tình huống này, bạn có thể pha trộn các câu hỏi với những câu nói thông thường. Trở lại với nội dung cuộc trò chuyện ở trên.
3. Khó bắt đầu câu chuyện
Trong cuộc trò chuyện với ai đó bạn mới gặp lần đầu, hoặc khi một vài chủ đề thông thường trở nên khó thực hiện, bạn sẽ thấy xuất hiện không khí im lặng, ngượng ngùng. Rất có thể, khi ấy, bạn trở nên hồi hộp hoặc lo lắng mà chẳng biết chính xác vì sao.
Leil Lowndes từng nói: “Đừng bao giờ ra khỏi nhà khi bạn chưa đọc báo”. Nếu bạn cảm thấy thiếu đề tài để bắt đầu câu chuyện, bạn luôn có khả năng khơi mào từ một tin tức thời sự nào đó. Cũng sẽ rất tốt nếu bạn có thêm những thông tin hay để cập nhật vào những chủ đề vốn được nhiều người quan tâm tại thời điểm diễn ra cuộc trò chuyện.
Bạn cũng có thể đưa ra lời bình luận về một sự kiện nào đó đã diễn ra trong bữa tiệc gần đây mà cả bạn và người đối diện cùng tham dự. Bạn luôn có thể bắt đầu cuộc trò chuyện về một điều gì đó ở quanh mình.
Nếu bạn thấy lo lắng hoặc ngại ngùng khi gặp ai đó lần đầu, hãy thử tưởng tượng thế này. Bạn hãy nghĩ như đang gặp một trong những người bạn tốt nhất của mình vậy. Và hãy vờ như, người bạn mới đó là người bạn thân nhất của bạn. Tất nhiên, bạn không đến mức phải ôm hôn người đó. Nhưng khi tưởng tượng như vậy, bạn sẽ chỉ tập trung vào những tâm trạng, cảm xúc rất tích cực. Bạn sẽ chào hỏi và bắt đầu trò chuyện với người bạn mới bằng nụ cười và thái độ thoải mái, cởi mở. Bởi lẽ, đó cũng chính là cách bạn vẫn thường trò chuyện với những người bạn thân của mình. Nghe qua, cách này tưởng như hơi quá đơn giản, nhưng hãy thử đi, bạn sẽ thấy tác dụng của nó đấy.
4. Góp chuyện kém mặn mà
Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong một cuộc trò chuyện không phải là việc bạn nói gì, mà là cách bạn nói như thế nào. Một thay đổi trong những thói quen này sẽ tạo nên sự khác biệt đáng kể. Ở đây, tiếng nói và ngôn ngữ cơ thể bạn là một phần thiết yếu của cuộc hội thoại. Dưới đây sẽ là một số điểm để bạn suy nghĩ thêm:
– Hãy nói chậm lại: Khi bạn cảm thấy hứng thú về một vấn đề đó, bạn dễ dàng đẩy nhanh tốc độ nói mỗi lúc một nhanh hơn. Hãy cố gắng kiểm soát tốc độ và nói chậm lại. Điều này sẽ giúp người đối diện dễ nghe hơn và thực sự tiếp nhận được những thông tin bạn muốn truyền đạt.
– Nói to đủ nghe: Đừng ngần ngại khi cần phải nói ở mức âm lượng đủ lớn để người nghe có thể hiểu bạn đang nói gì.
– Nói rõ ràng: Đừng lúng búng trong miệng những điều cần nói.
– Nói có cảm xúc: Rõ ràng, chẳng ai muốn nghe quá lâu nếu bạn cứ duy trì một giọng nói đều đều, vô cảm. Hãy để cảm xúc của bạn được thể hiện trọn vẹn trong lời nói.
– Biết ngừng đúng lúc: Nói chậm và biết thêm những điểm ngưng nhỏ giữa các suy nghĩ, hoặc giữa các câu sẽ tạo nên một sự nhấn nhá cần thiết. Người nghe sẽ bắt đầu tập trung hơn và những gì bạn nói. Bạn hãy thử nghe lại những CD của Brian Tracy và các Podcast của Steve Pavlina, bạn sẽ thấy việc tạo ra những điểm ngưng nho nhỏ đã khiến họ nói dường như thú vị hơn rất nhiều.
– Ngôn ngữ cơ thể: Bạn nên học hỏi thêm một chút trong việc cải thiện ngôn ngữ cơ thể, điều này sẽ giúp bạn truyền tải thông tin hiệu quả hơn.
5. Thích tỏa sáng cái “tôi”
Bất cứ ai, khi đã tham gia trò chuyện đều cần có thời gian dành cho họ để tỏa sáng. Đừng cắt ngang ai đó khi họ đang kể một câu chuyện, hoặc đang chia sẻ quan điểm của họ về những gì bạn nói để lôi kéo sự chú ý vào vấn đề của cá nhân bạn.
Ví như, bạn đừng “cướp diễn đàn” khi ai đó đang nói về trò trượt tuyết chỉ để chia sẻ câu chuyện về trượt tuyết thú vị nhất của bạn. Hãy tìm ra cho bạn điểm cân bằng cho mình giữa nghe và nói.
6. Luôn giành phần thắng
Cần tránh thái độ luôn muốn tranh cãi và phải là người luôn đúng trong mọi chủ đề trò chuyện. Một cuộc nói chuyện rõ ràng không phải là cuộc tranh luận. Có nhiều cách để bạn giữ cho tâm trạng thoải mái khi trò chuyện. Sẽ chẳng ai ấn tượng nếu bạn thắng trong mọi cuộc trò chuyện đâu. Vì vậy, thay vào thái độ luôn muốn chiến thắng, bạn hãy ngồi xuống, thư giãn và giữ một cảm xúc thoải mái để lắng nghe người khác.
7. Trò chuyện về những chủ đề tiêu cực hoặc nhàm chán
Có những chủ đề sẽ chẳng bao giờ thích hợp trong những cuộc trò chuyện với người khác. Chẳng hạn, nói về sức khỏe hay mối quan hệ đang trở nên tồi tệ của bạn, nói về công việc hay người sếp chẳng ra sao, nói về những vấn đề kỹ thuật mà chỉ có bạn hoặc một số ít ai đó có thể hiểu được, v.v..
Tất cả những chủ đề dạng này sẽ chỉ khiến câu chuyện đi vào trạng thái nhàm chán và bế tắc. Hãy giành riêng những vấn đề như tôn giáo và chính trị chỉ cho những người bạn thân thiết và đồng cảm với bạn mà thôi.
8. Nhàm chán
Một cách đơn giản và hiệu quả để có thể chia sẻ điều gì đó thú vị với người khác là bạn hãy sống một cuộc đời thật phong phú và chỉ tập trung vào những điều tích cực. Đừng bắt đầu câu chuyện bằng việc lải nhải những điều không hay về công việc hay sếp của bạn, sẽ chẳng ai muốn nghe nó đâu. Thay vì thế, bạn hãy nói về chuyến du lịch gần đây nhất của bạn, một vài câu chuyện vui diễn ra trong khi bạn đi mua quần áo, kế hoạch của bạn cho kỳ nghỉ lễ sắp tới hay một điều gì đó vui vẻ tương tự.
Một cách khác nữa để tránh sự nhàm chán trong khi trò chuyện chính là bạn hãy tỏ ra thực sự quan tâm. Giống như Dale Carnegie đã từng nói: “Nếu chỉ trong vòng 2 tháng, bạn thực sự quan tâm đến người khác, bạn sẽ có được số bạn nhiều hơn nhiều so với số bạn bạn có được trong 2 năm nếu trong khoảng thời gian ấy, bạn chỉ cố gắng để khiến người khác quan tâm tới bạn. Đây cũng là một cách khác để nói rằng, cách tốt nhất để tìm kiếm bạn bè là bạn hãy trở thành một người bạn thực sự”.
Hiểu biết đôi chút về rất nhiều điều hoặc chí ít, bạn hãy cởi mở trong trò chuyện với họ thay vì việc cứ cố kéo mọi cuộc trò chuyện trở về với những chủ đề yêu thích của bạn cũng là một cách làm hữu ích. Bạn hãy rèn luyện để có thể nói chuyện hàng giờ về một chủ đề nào đó như công việc, ban nhạc yêu thích, một chương trình truyền hình nào đó, v.v..
Cởi mở với người đối diện và không quá đeo bám với một chủ đề nào quá lâu sẽ khiến cuộc trò chuyện trở nên thoải mái và thông thoáng hơn. Bạn sẽ trở thành người có khả năng trò chuyện về rất nhiều điều một cách tự nhiên, dễ dàng. Vì lẽ, bạn có thể sẽ gặp gỡ với rất nhiều người khác, nên khi có thể trò chuyện được theo cách này, bạn sẽ thấy mình có khả năng kết nối với những người khác chẳng khó khăn gì.
9. Thụ động
Hãy mở lời và chia sẻ những điều bạn nghĩ, những điều bạn cảm thấy trong vấn đề trao đổi. Nếu ai đó chia sẻ những kinh nghiệm của họ, lẽ dĩ nhiên, họ cũng muốn nghe bạn nói về những kinh nghiệm của bạn. Đừng chỉ đứng đó, gật hay lắc, hoặc trả lời vắn tắt những câu hỏi của họ. Nếu người đối điện có sự “đầu tư” vào cuộc trò chuyện, tất nhiên, họ cũng muốn bạn làm như vậy.
Cũng giống như rất nhiều lĩnh vực trong đời sống, bạn không thể lúc nào cũng chờ đợi để người khác hành động trước rồi bạn mới bắt đầu. Khi cần thiết, bạn hãy tỏ ra chủ động và là người trước tiên mở lời cũng như dẫn dắt cuộc trò chuyện. Bạn có thể chọn cách thay đổi những câu hỏi bằng những lời nói. Nó sẽ khiến bạn bớt đi sự thụ động trong bất cứ cuộc trò chuyện nào.
10. Không có nhiều thông tin chia sẻ
Có thể bạn sẽ cảm thấy mình không có nhiều điều để nói lắm trong cuộc trò chuyện. Nhưng dù vậy, hãy cứ thử xem sao. Hãy thực sự lắng nghe và chia sẻ với những gì người khác đang nói. Hãy hỏi và đưa ra những bình luận liên quan tới vấn đề chung.
Hãy mở mắt thật to. Hãy phát triển tất cả những kỹ năng quan sát để thâu lượm những vấn đề thú vị từ những vấn đề mà mọi người xung quanh bạn đang nói. Hãy phát triển ngân hàng kiến thức cá nhân của bạn bằng cách mở rộng phạm vi quan sát những điều thú vị trên thế giới. Hãy đọc báo mỗi ngày và quan tâm hơn tới những chủ đề mới mẻ, thu hút sự quan tâm của nhiều người.
Tận hưởng cái Tết gọn nhẹ
Để “đủ đầy” trong mùa tết, rất cần các kỹ năng quản lý chi tiêu của người tay hòm chìa...
Xem tiếpÝ Tưởng Việt đồng hành cùng tân sinh viên khoa Tâm lý học – trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Hòa chung không khí hân hoan, hứng khởi của năm học mới, chiều ngày 12.10.2022 vừa qua, Ý Tưởng Việt...
Xem tiếpBất cứ khi nào bạn cảm thấy chán nản hãy ghi nhớ 8 điều này
Có những loại khó khăn khiến ta bị tổn thương, nhưng đồng thời cũng giúp ta thay đổi và trưởng...
Xem tiếp7 Cách giúp bạn thư giãn và giảm stress
Với 7 lời khuyên dưới đây sẽ phần nào giúp bạn bớt căng thẳng mệt mỏi và tìm được cách...
Xem tiếpNhững điều bạn cần biết về Stress
Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác...
Xem tiếpGS.TS Huỳnh Văn Sơn: Sẽ có nhiều hệ lụy nếu phụ nữ không phản kháng trước lời nói bông đùa
Chuyên gia tâm lý, GS.TS Huỳnh Văn Sơn (Hiệu trưởng Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh) nêu quan...
Xem tiếpĐừng bỏ mặc con trẻ với mạng xã hội! Hãy đồng hành, trải nghiệm cùng con!
Điều quan trọng nhất chính là giáo dục. Cải cách giáo dục làm sao để trang bị cho trẻ những...
Xem tiếpSELF HARM – Hội chứng Tự hại: Khi người ta nhầm tưởng những đau đớn thể xác là sự chữa lành
“Self – Harm” hay còn được gọi là hội chứng tự hại. Người mắc hội chứng tâm lý này có...
Xem tiếpBURNOUT – Hội chứng “cháy sạch” nơi công sở và cách để “chữa cháy”
Hội chứng burnout (Burnout syndrome) là một thuật ngữ tâm lý, nó miêu tả tình trạng kiệt quệ, mệt mỏi...
Xem tiếp