Học không ngừng
Nhà tâm lý học nổi tiếng Ivan Petrovich Pavlov đã nói: “Trẻ sơ sinh đến ngày thứ 3 mới bắt đầu dạy dỗ là đã chậm mất hai ngày”. Do đó, hãy kích thích năm giác quan của trẻ ngay từ khi trẻ được sinh ra thông qua các trò chơi, những vật thể hình khối, âm thanh kích thích trí tò mò của trẻ. Việc này cần làm hàng ngày và phải tạo ra các kích thích phù hợp qua từng thời kì. Các phương pháp có thể áp dụng như:
- Giáo dục qua thị giác: Dùng các hình ảnh trực quan sinh động để trẻ quan sát bằng cách dán hoặc treo những bức tranh, ảnh đẹp, đồ vật nhiều màu sắc, thu hút sự chú ý của trẻ.
- Giáo dục qua thính giác: Kể chuyện, cho bé nghe nhạc, hát ru bé ngủ.
- Giáo dục qua hành vi: Tập cho bé cử động chân tay hoặc múa những động tác đơn giản, kết hợp với kỹ năng giáo dục qua thị giác và thính giác. Cần tác động để trẻ không chỉ hiểu mà phải thực hiện theo.
Từng chút một
Cho bé học không ngừng nhưng phải kiên trì từng chút một, trong trường hợp này, “chậm sẽ chắc”. Đừng nhồi nhét quá nhiều thứ vào đầu trẻ mà quên mất giới hạn chịu đựng của trẻ sẽ khiến trẻ bị áp lực và không còn hứng thú khám phá kiến thức nữa.
Quan sát và điều chỉnh đúng lúc
Những dấu hiệu thay đổi của con người rõ rệt nhất là thời kì 0-12 tháng tuổi, do đó, cha mẹ cũng cần phải quan sát để kịp thời điều chỉnh việc giáo dục sao cho phù hợp với trẻ.
Không “đứng núi này trông núi nọ”
Sẽ thật sai lầm nếu đem con ra để so sánh với những đứa trẻ cùng lứa khác, vì điều đó có thể khiến trẻ hình thành thói “tự mãn” (nếu trẻ được khen) hay “tự ti” (nếu trẻ bị chê). Hãy nên dừng ở việc kiểm tra (sờ, nắn, quan sát) cơ thể bé và xem xét thật kĩ để phát hiện những dấu hiệu bất thường và kịp thời điều chỉnh.
Coi trọng sức khỏe
Sự phát triển của trẻ là một quá trình không ngừng nghỉ, do đó, cần làm song song việc giáo dục với chăm sóc sức khỏe cho trẻ, bởi trẻ chỉ thực sự tích lũy được nhiều kiến thức nếu có một cơ thể khỏe mạnh và một bộ não được chăm sóc tốt. Hãy nhớ, sức khỏe là yếu tố tối quan trọng đối với bé.
Chăm sóc trẻ luôn là vấn đề khiến bạn lo lắng, và đó cũng là cách bạn thể hiện tình yêu thương với trẻ. Nhưng cũng đừng nên lo lắng quá nếu thấy bé nhà mình cân nặng hơi ít so với tiêu chuẩn, hay không vận động theo đúng độ tuổi nhé, vì nếu bé vẫn lanh lẹ, khỏe mạnh có nghĩa là bạn vẫn chăm con đúng cách.
Hy vọng 5 bí quyết dạy con thông minh vượt trội ở phía trên sẽ giúp ích nhiều cho các bậc phụ huynh trên con đường tạo dựng tương lai tốt đẹp cho bé.
Tận hưởng cái Tết gọn nhẹ
Để “đủ đầy” trong mùa tết, rất cần các kỹ năng quản lý chi tiêu của người tay hòm chìa...
Xem tiếpÝ Tưởng Việt đồng hành cùng tân sinh viên khoa Tâm lý học – trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Hòa chung không khí hân hoan, hứng khởi của năm học mới, chiều ngày 12.10.2022 vừa qua, Ý Tưởng Việt...
Xem tiếpBất cứ khi nào bạn cảm thấy chán nản hãy ghi nhớ 8 điều này
Có những loại khó khăn khiến ta bị tổn thương, nhưng đồng thời cũng giúp ta thay đổi và trưởng...
Xem tiếp7 Cách giúp bạn thư giãn và giảm stress
Với 7 lời khuyên dưới đây sẽ phần nào giúp bạn bớt căng thẳng mệt mỏi và tìm được cách...
Xem tiếpNhững điều bạn cần biết về Stress
Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác...
Xem tiếpGS.TS Huỳnh Văn Sơn: Sẽ có nhiều hệ lụy nếu phụ nữ không phản kháng trước lời nói bông đùa
Chuyên gia tâm lý, GS.TS Huỳnh Văn Sơn (Hiệu trưởng Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh) nêu quan...
Xem tiếpĐừng bỏ mặc con trẻ với mạng xã hội! Hãy đồng hành, trải nghiệm cùng con!
Điều quan trọng nhất chính là giáo dục. Cải cách giáo dục làm sao để trang bị cho trẻ những...
Xem tiếpSELF HARM – Hội chứng Tự hại: Khi người ta nhầm tưởng những đau đớn thể xác là sự chữa lành
“Self – Harm” hay còn được gọi là hội chứng tự hại. Người mắc hội chứng tâm lý này có...
Xem tiếpBURNOUT – Hội chứng “cháy sạch” nơi công sở và cách để “chữa cháy”
Hội chứng burnout (Burnout syndrome) là một thuật ngữ tâm lý, nó miêu tả tình trạng kiệt quệ, mệt mỏi...
Xem tiếp