Vậy tại sao thần kinh căng thẳng, lại cản trở tới việc nhớ lại và tái hiện lại những động tác đã thành thạo, những kiến thức đã học thuộc trước kia? Nhà sinh lý kiêm tâm lý học Nga, người được giải thưởng Nobel, Pavlov cho rằng, hoạt động thần kinh vỏ não tuân theo quy luật cảm ứng qua lại giữa hưng phấn và ức chế. Sau khi một vùng nào đó của vỏ não hưng phấn do bị kích thích sẽ gây ra hoặc tăng cường trạng thái ức chế ở những vùng khác có liên quan tới phần hưng phấn nói trên, thành thử cản trở không tiếp nối được với những mối liên hệ thần kinh tạm thời đã hình thành được trước kia trên vỏ não. Trong các kỳ thi vào đại học, khi tinh thần học sinh căng thẳng, lo sợ, trên vỏ não các em xuất hiện vùng hưng phấn; vào đúng thời điểm này, vùng hưng phấn đó chiếm ưu thế chủ đạo trên vỏ não. Theo quy luật cảm ứng qua lại, vùng hưng phấn này sẽ làm cho một số vùng lưu giữ tri thức, có liên quan với vùng hưng phấn ấy trên vỏ não rơi vào trạng thái ức chế. Thành thử, những tri thức trước đây vốn rất thuộc giờ đây do vỏ não bị ức chế nên rất khó nhớ lại.
Vậy làm thế nào có thể phòng ngừa được tình trạng tự nhiên “quên bẵng” đi ấy? Các nhà tâm lý học đưa ra một số để nghị, những bạn dễ “quên bẵng” do tâm lý lo sợ, thần kinh căng thẳng hãy thử áp dụng xem sao.
1. Hãy cố gắng hạ thấp tình trạng thần kinh căng thẳng nhằm tránh cho vỏ não tạo ra trung tâm hưng phấn ưu thế. Cần tin tưởng cố gắng loại bỏ tâm lý sợ thì “rớt”. Bạn thử nghĩ, lo như thế liey65 có giúp bạn thì tốt hơn không? Chi bằng hãy bình tĩnh, dồn hết tâm lực vào các bài thi. Chỉ có bình tĩnh, dung dung, thư thái, tâm lý hết sức thoải mái, khiến vỏ não luôn luôn ở trạng thái ổn định, thư giãn yên bình mới có thể đảm bảo cho đầu óc tỉnh táo, tinh lực dồi dào khi thi.
2. Khi thi, đã “bí” không nên cứ loay hoay mãi một vấn đề. Gặp một câu hỏi khó, giải mãi không ra, tốt nhất hãy tạm gác lại, chuyển sang làm những câu khác “ăn chắc” hơn. Còn nếu cứ loay hoay đánh vật với một câu, rất dễ tạo thành một trung tâm hưng phấn trên vỏ não, như vậy sẽ làm cho các vùng khác lâm vào trạng thái ức chế, không nhớ được những tri thức khác.
3. Biết lợi dụng liên tưởng giúp ta nhớ lại những tri thức cần thiết. Chẳng hạn, có một từ tiếng Anh nghĩ mãi chẳng ra, ta có thê thông qua một hai câu có chứa từ đó để suy ra hoặc nhớ lại nghĩa của từ ấy. Lúc làm bài, ta bỗng dung quên mất những đặc điểm của loài có vú, ta có thể nhớ lại thông qua việc so sánh với đặc điểm của loài chim.
“Đời người đâu có nhiều cơ may lều chõng”, chúng ta hãy vững dạ chờ đón mỗi kỳ thi.
Tận hưởng cái Tết gọn nhẹ
Để “đủ đầy” trong mùa tết, rất cần các kỹ năng quản lý chi tiêu của người tay hòm chìa...
Xem tiếpÝ Tưởng Việt đồng hành cùng tân sinh viên khoa Tâm lý học – trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Hòa chung không khí hân hoan, hứng khởi của năm học mới, chiều ngày 12.10.2022 vừa qua, Ý Tưởng Việt...
Xem tiếpBất cứ khi nào bạn cảm thấy chán nản hãy ghi nhớ 8 điều này
Có những loại khó khăn khiến ta bị tổn thương, nhưng đồng thời cũng giúp ta thay đổi và trưởng...
Xem tiếp7 Cách giúp bạn thư giãn và giảm stress
Với 7 lời khuyên dưới đây sẽ phần nào giúp bạn bớt căng thẳng mệt mỏi và tìm được cách...
Xem tiếpNhững điều bạn cần biết về Stress
Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác...
Xem tiếpGS.TS Huỳnh Văn Sơn: Sẽ có nhiều hệ lụy nếu phụ nữ không phản kháng trước lời nói bông đùa
Chuyên gia tâm lý, GS.TS Huỳnh Văn Sơn (Hiệu trưởng Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh) nêu quan...
Xem tiếpĐừng bỏ mặc con trẻ với mạng xã hội! Hãy đồng hành, trải nghiệm cùng con!
Điều quan trọng nhất chính là giáo dục. Cải cách giáo dục làm sao để trang bị cho trẻ những...
Xem tiếpSELF HARM – Hội chứng Tự hại: Khi người ta nhầm tưởng những đau đớn thể xác là sự chữa lành
“Self – Harm” hay còn được gọi là hội chứng tự hại. Người mắc hội chứng tâm lý này có...
Xem tiếpBURNOUT – Hội chứng “cháy sạch” nơi công sở và cách để “chữa cháy”
Hội chứng burnout (Burnout syndrome) là một thuật ngữ tâm lý, nó miêu tả tình trạng kiệt quệ, mệt mỏi...
Xem tiếp