Con người hình thành những thói quen dần dần qua cuộc sống lâu dài. Trong tâm lý học giải thích thói quen là “phương thức hành động đã được củng cố nhờ tập luyện hoặc lập đi lập lại nhiều lần và đã trở thành nhu cầu.” Có những thói quen tốt như sáng ngủ dậy đánh răng, rửa mặt, tập thể dục, rửa tay trước khi ăn… nhưng cũng có một số thói quen xấu như khạc nhổ bừa bãi, ngủ dậy muộn, hay nói tục… Có nhiều người ý thức rõ mình có một thói quen xấu, nhưng không sao sửa được. Vậy thì, liệu có cách gì sửa chữa có kết quả những thói quen xấu đó được không?
Các nhà tâm lý học cho rằng, thói quen là có thể sửa chữa được, nhất là đối với thanh thiếu niên, sửa đổi những thói quen xấu không phải là chuyện vô cùng khó khăn.
Việc hình thành một số thói quen xấu đòi hỏi phải dựa vào một số điều kiện nhất định, nếu như chúng ta có thể loại trừ được những điều kiện đó thì tự nhiên những thói quen xấu không thể tiếp tục diễn ra nữa.
Chẳng hạn, có những trẻ em thích ăn kẹo khi đi ngủ. Nếu như những em đó thật sự muốn sửa đổi thói quencó hại cho răng miệng đó thì có thể để bố mẹ giấu kẹo đi, các em không nhìn thấy nữa, tìm cũng không ra. Lâu dàn, các em đó quen không ăn kẹo đi ngủ. Thêm một ví dụ khác: có những em học sinh tiểu học có thói quen tối đến vừa làm bài vừa xem ti vi. Biện pháp sửa đổi thói quen đó là: sang làm bài ở một phòng khác không có ti vi, nếu như không nghe thấy cả tiếng từ ti vi phát ra càng tốt.
Tuy nhiên, biện pháp sửa chữa những thói quen xấu hay dùng nhất là uốn nắn kịp thời, tức là dùng hình thức trừng phạt, chỉ ít lần sẽ có tác dụng sửa đổi những thói quen xấu.
Chẳng hạn, có những em bé thích mút tay, hoặc cắn móng tay, lúc này các bà mẹ thường dùng biện pháp bôi ớt vào ngón tay hoặc móng tay, làm cho môi và lưỡi chạm vào là bị cay khó chịu, cứ thế vài ba lần là sẽ “cạch” không dám mút tay hoặc cắn móng tay nữa. Biện pháp xử phạt tiền ở một số thành phố đối với những người nhổ bậy hoặc vi phạm luật lệ giao thông chính cũng là căn cứ vào cùng nguyên lý nói trên, thường đưa lại hiệu quả rất lớn.
Có điều, luôn luôn dùng biện pháp phê bình, trừng phạt thói quen xấu không phải là biện pháp tố nhất.
Nếu như đồng thời với việc sửa đổi thói quen xấu cũ, ta trau dồi thói quen tốt mới, như thế việc học tập và sinh hoạt của chúng ta há chẳng tốt hơn sao? Ví dụ, có em học sinh tiểu học hay dậy muộn, sắp tới giờ học rồi vẫn chưa dậy, thành thử bỏ không tập thể dục buổi sáng. Về sau, bố mẹ em quy định, nếu ngủ dậy và tập thể dục trước 6 giờ sẽ có thưởng; sau hai tuần lại quy định, nếu tập thể dục đều một tuần lễ sẽ có thưởng; sau hai tuần lại quy định nếu tập thể dục một tháng sẽ có thưởng. Cứ như vậy, cùng với việc kéo dài thời gian thưởng, thói quen tốt mới hình thành dần dần thay thế thói quen xấu trước kia.
Đương nhiên, tiền đề sửa chữa thói quen xấu là trong tư tưởng phải nhận thức tác hại của nó, đồng thời càng sớm phát hiện càng sớm hành động, việc sửa chữa càng dễ, hiệu quả càng cao.
Còn nếu hành vi xấu đã ăn sâu bám chắc thành “tật”, tới mức “nghiện” sẽ rất khó sửa chữa. Chẳng hạn, những người uống rượu và hút thuốc là lâu ngày thành nghiện muốn bỏ phải quyết tâm cao hoặc phải dùng thuốc cai nghiện, rất phiền toái, làm cho người nghiện khó chịu hoặc ghê sợ mỗi khi ngửi thấy mùi rượu hay mùi thuốc…
Tóm lại, chúng ta cần phát hiện sớm những thói quen xấu của mình, chỉ cần chúng ta có quyết tâm, có nghị lực và có phương pháp khoa học, chúng ta nhất định có thể sửa đổi được. Lúc ấy, chúng ta sẽ sống và học tập tốt hơn với bộ mặt tinh thần mới khác trước.
Tận hưởng cái Tết gọn nhẹ
Để “đủ đầy” trong mùa tết, rất cần các kỹ năng quản lý chi tiêu của người tay hòm chìa...
Xem tiếpÝ Tưởng Việt đồng hành cùng tân sinh viên khoa Tâm lý học – trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Hòa chung không khí hân hoan, hứng khởi của năm học mới, chiều ngày 12.10.2022 vừa qua, Ý Tưởng Việt...
Xem tiếpBất cứ khi nào bạn cảm thấy chán nản hãy ghi nhớ 8 điều này
Có những loại khó khăn khiến ta bị tổn thương, nhưng đồng thời cũng giúp ta thay đổi và trưởng...
Xem tiếp7 Cách giúp bạn thư giãn và giảm stress
Với 7 lời khuyên dưới đây sẽ phần nào giúp bạn bớt căng thẳng mệt mỏi và tìm được cách...
Xem tiếpNhững điều bạn cần biết về Stress
Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác...
Xem tiếpGS.TS Huỳnh Văn Sơn: Sẽ có nhiều hệ lụy nếu phụ nữ không phản kháng trước lời nói bông đùa
Chuyên gia tâm lý, GS.TS Huỳnh Văn Sơn (Hiệu trưởng Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh) nêu quan...
Xem tiếpĐừng bỏ mặc con trẻ với mạng xã hội! Hãy đồng hành, trải nghiệm cùng con!
Điều quan trọng nhất chính là giáo dục. Cải cách giáo dục làm sao để trang bị cho trẻ những...
Xem tiếpSELF HARM – Hội chứng Tự hại: Khi người ta nhầm tưởng những đau đớn thể xác là sự chữa lành
“Self – Harm” hay còn được gọi là hội chứng tự hại. Người mắc hội chứng tâm lý này có...
Xem tiếpBURNOUT – Hội chứng “cháy sạch” nơi công sở và cách để “chữa cháy”
Hội chứng burnout (Burnout syndrome) là một thuật ngữ tâm lý, nó miêu tả tình trạng kiệt quệ, mệt mỏi...
Xem tiếp