A. Những cơn hoảng loạn lặp đi lặp lại một cách bất ngờ. Một cơn hoảng loạn là một giai đoạn sợ hãi hay khó chịu mãnh liệt xuất hiện một cách bất ngờ và đạt đến đỉnh điểm chỉ trong vòng vài phút, trong khoảng thời gian này có 4 (hoặc nhiều hơn) triệu chứng sau xuất hiện:
Chú ý: Sự gia tăng đột ngột có thể xuất hiện ở trạng thái bình thường hoặc đang lo lắng.
(1)Hồi hộp, đánh trống ngực hoặc tăng nhịp tim
(2)Vã mồ hôi.
(3)Run hay co thắt cơ bắp
(4)Cảm giác “hụt hơi” hoặc khó thở
(5)Cảm giác nghẹt thở
(6)Đau hoặc khó chịu ở ngực
(7)Buồn nôn hoặc khó chịu ở bụng
(8)Cảm thấy chóng mặt, xây xẩm, run rẩy hoặc ngất xỉu
(9)Cảm giác ớn lạnh hoặc nóng ran.
(10)Loạn cảm (cảm giác tê hoặc kim châm)
(11)Tri giác sai thực tại (cảm giác xung quanh dường như không có thật) hoăc giải thể nhân cách (bị tách ra khỏi bản thân)
(12)Sợ mất kiểm soát bản thân hoặc sợ trở nên điên
(13)Sợ chết
Chú ý: Các triệu chứng đặc trưng có liên quan (ví dụ: ù tai, đau cổ, đau đầu, không kiểm soát được việc la hét hoặc khóc) có thể xuất hiện. Tuy nhiên, những triệu chứng này không nên tính vào một trong 4 triệu chứng cần thiết.
B. Ít nhất một trong số các cơn hoảng loạn đã xuất hiện trong khoảng thời gian 1 tháng (hoặc nhiều hơn) trong 1 hoặc cả 2 trường hợp sau đây:
(1)Bận tâm hoặc lo lắng quá mức về những cơn hoảng loạn khác có thể xuất hiện hoặc hậu quả của những cơn hoảng loạn đó (ví dụ: mất kiểm soát, xuất hiện một cơn đau tim, sợ bị điên).
(2)Thay đổi đáng kể về hành vi thích nghi kém có liên quan đến các cơn hoảng loạn (hành vi được chuẩn bị để tránh né những cơn hoảng loạn, chẳng hạn như tránh né việc tập thể dục, hoặc là những tình huống không quen thuộc).
C. Rối loạn này không phải do các tác động sinh lý trực tiếp của một chất (chất gây nghiện, thuốc) hoặc do một bệnh khác gây nên (ví dụ: cường giáp, rối loạn tim phổi).
D. Rối loạn này không được giải thích rõ bằng một rối loạn tâm thần khác (ví dụ: các cơn hoảng loạn không chỉ xuất hiện trong các tình huống xã hội đáng sợ trong Rối loạn lo âu xã hội/Ám ảnh sợ xã hội; phản ứng với một đối tượng hoặc tình huống gây sợ hãi trong Ám ảnh sợ đặc hiệu; đáp ứng với những ám ảnh trong Rối loạn ám ảnh cưỡng chế; phản ứng nhớ lại những sang chấn tâm lý trong Rối loạn Stress sau sang chấn; hoặc phản ứng đối với việc chia ly khỏi những đối tượng mà bệnh nhân gắn kết trong Rối loạn lo âu chia ly.
CƠN HOẢNG LOẠN ĐẶC HIỆU
Chú ý: Các triệu chứng được trình bày sau đây nhằm nhận diện các cơn hoảng loạn; tuy nhiên các cơn hoảng loạn không phải là một rối loạn tâm thần và không được mã hóa bằng mã số. Các cơn hoảng loạn có thể xảy ra trong bối cảnh bất kỳ của một Rối loạn lo âu nào cũng như các rối loạn tâm thần khác (ví dụ: Rối loạn trầm cảm, Rối loạn Stress sau sang chấn, Rối loạn do sử dụng chất gây nghiện) và một số bệnh cơ thể khác (ví dụ: tim mạch, hô hấp, tiền đình, đường tiêu hóa). Khi có sự xuất hiện của một cơn hoảng loạn thì phải ghi nhận xác định nó (Ví dụ: Rối loạn Stress sau sang chấn với các cơn hoảng loạn). Đối với Rối loạn hoảng loạn, sự hiện diện của các cơn hoảng loạn nằm trong nội dung tiêu chí chẩn đoán của rối loạn và cơn hoảng loạn không được xếp vào mục đặc hiệu.
Sợ hãi hoặc khó chịu xuất hiện đột ngột và gia tăng đến đỉnh điểm trong vòng vài phút, trong khoảng thời gian này có 4 (hoặc nhiều hơn) triệu chứng sau xuất hiện:
Chú ý: Sự gia tăng đột ngột có thể xuất hiện ở trạng thái bình thường hoặc đang lo lắng.
(1)Hồi hộp, đánh trống ngực hoặc tăng nhịp tim
(2)Vã mồ hôi.
(3)Run hay co thắt cơ bắp
(4)Cảm giác “hụt hơi” hoặc khó thở
(5)Cảm giác nghẹt thở
(6)Đau hoặc khó chịu ở ngực
(7)Buồn nôn hoặc khó chịu ở bụng
(8)Cảm thấy chóng mặt, xây xẩm, run rẩy hoặc ngất xỉu
(9)Cảm giác ớn lạnh hoặc nóng ran.
(10)Loạn cảm (cảm giác tê hoặc kim châm)
(11)Tri giác sai thực tại (cảm giác xung quanh dường như không có thật) hoăc giải thể nhân cách (bị tách ra khỏi bản thân)
(12)Sợ mất kiểm soát bản thân hoặc sợ trở nên điên
(13)Sợ chết
Chú ý: Các triệu chứng đặc trưng có liên quan (ví dụ: ù tai, đau cổ, đau đầu, không kiểm soát được việc la hét hoặc khóc) có thể xuất hiện. Tuy nhiên, những triệu chứng này không nên tính vào một trong 4 triệu chứng cần thiết.
Ý TƯỞNG VIỆT – LÀNG THIẾU NIÊN THỦ ĐỨC | Tổng kết chương trình Tư vấn tâm lý – Giáo dục Kỹ năng sống cho trẻ 2023 – 2024 và Ký kết hợp tác giai đoạn 2024 – 2025
Vừa qua, Nhà Ý Tưởng Việt cùng LÀNG THIẾU NIÊN THỦ ĐỨC phối hợp tổ chức LỄ TỔNG KẾT "CHƯƠNG...
Xem tiếpDự án Phát triển Tâm lý học đường quận Tân Phú | Đi thăm Phòng Tâm lý học đường trường THCS Lê Anh Xuân – Khám phá 3 hiểu lầm thường gặp khi nhắc đến phòng Tâm lý học đường
Cùng Ý Tưởng Việt tham quan Phòng Tâm lý học đường trường THCS Lê Anh Xuân nhé!
Xem tiếpĐón đoàn sinh viên Đại học Quốc tế Sài Gòn đến tham quan và trải nghiệm thực tế nghề nghiệp
Vừa qua, Ý Tưởng Việt rất vui được đón đoàn sinh viên chuyên ngành Tâm lý học đến từ Đại...
Xem tiếpDự án “Tư vấn tâm lý học đường trường TH Đoàn Thị Điểm” | Tập huấn bồi dưỡng giáo viên “Kỹ năng tham vấn dành cho học sinh tiểu học”
Ý Tưởng Việt phối hợp Trường TH Đoàn Thị Điểm mang tới CHUYÊN ĐỀ TẬP HUẤN BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN...
Xem tiếpToạ đàm “Nâng cao năng lực chăm sóc sức khoẻ tinh thần học sinh” quận 8 – Khởi đầu chặng đường hợp tác nhân văn, vì một thế hệ trẻ bản lĩnh
Vậy là Tọa đàm "NÂNG CAO NĂNG LỰC CHĂM SÓC SỨC KHỎE TINH THẦN HỌC SINH" QUẬN 8 đã khép...
Xem tiếpDự án tư vấn tâm lý học đường trường TH Phan Chu Trinh | Chuyên đề “Nhận diện những khó khăn tâm lý của con và các giải pháp”
Coi sự đồng bộ giữa gia đình - nhà trường là yếu tố then chốt trong công tác tư vấn...
Xem tiếpDự án tư vấn tâm lý học đường trường TH Phan Chu Trinh | Ra mắt phòng Tâm lý học đường – Chuyên đề “Em biết chăm sóc sức khoẻ tinh thần”
Tiếp nối những nỗ lực trong hành trình xây dựng môi trường học đường hạnh phúc, nhân rộng ý nghĩa...
Xem tiếpBác sĩ tâm lý Online 2024
Những lúc chúng ta không thể giải quyết các vấn đề và các khó khăn tâm lý của bản thân,...
Xem tiếpDịch vụ Tư vấn tâm lý 2024
Trung tâm tư vấn tâm lý Ý Tưởng Việt với các chuyên gia "bác sĩ" tâm lý hàng đầu GS.TS....
Xem tiếp