Stress sau sang chấn và phương pháp can thiệp bằng tham vấn/trị liệu tâm lý (Phần 2)

Stress Sau Sang Chan.jpg
Sau một sự kiện gây tổn thương, chủ thể thường trải qua một chu trình 5 giai đoạn sau: (1) Phủ nhận/chối bỏ (Denial), (2) Giận dữ (Anger), (3) Mặc cả (Bargaining), (4) Trầm cảm (Depression), (5) Chấp nhận (Acception).

3. Diễn biến tâm lý của bản thân sau một sự kiện gây tổn thương

Sau một sự kiện gây tổn thương, chủ thể thường trải qua một chu trình 5 giai đoạn sau: (1) Phủ nhận/chối bỏ (Denial), (2) Giận dữ (Anger), (3) Mặc cả (Bargaining), (4) Trầm cảm (Depression), (5) Chấp nhận (Acception).

Giai đoạn thứ nhất – Phủ nhận/chối bỏ, chủ thể thường sốc rất mạnh và chính vì sốc quá mạnh nên hình thành nên bức tường phòng vệ bằng cách không chấp nhận sự việc và cho rằng đó không phải là sự thật. Ví dụ: Một người nghe người yêu mình nói lời chia tay chủ thể có thể xuất hiện ngay ý nghĩ “Không, không thể như thế được, đó không phải là sự thật, tôi không muốn nghe điều đó”.

Ở giai đoạn thứ hai – Giận dữ, giận dữ là cảm xúc chủ đạo. Giận dữ thường thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau như: gắt, không hài lòng, khó chịu, cáu ghắt, phẫn nộ, căm thù, nếu không kiểm soát được giận dữ chủ thể có thể có những hành vi phá hoại hay trả thù. Cảm xúc giận dữ không bộc lộ được sẽ được đẩy vào bên trong gây ra các triệu chứng đau về thực thể và có thể dẫn đến hành vi tự huỷ hoại bản thân hoặc tuyệt vọng và tự tử. Ý tưởng hay hành động toan tự tử thường xuất hiện ở giai đoạn này. Ngoài ra, giai đoạn này còn xuất hiện sự khiển trách, khiển trách người khác tại sao lại làm như thế và khiển trách cả bản thân mình nhưng bề ngoài chủ thể thường đỗ lỗi cho đối phương “Tất cả là lỗi của anh ấy”. Xen kẽ vào đó là cảm xúc chán ngán khi cơn giận dữ lặng xuống.

Giai đoạn thứ ba – Mặc cả, mặc cả đóng vai trò chủ đạo nên được gọi là giai đoạn mặc cả. Khi giận dữ lắng xuống, chủ thể bắt đầu mặc cả. Chủ thể thường có ý nghĩ “giá như mình tốt hơn thì anh ấy sẽ không nói lời chia tay với mình”, “nếu như mình ngăn không cho cô ấy đi hay mình đi thay cho cô ấy thì cô ấy sẽ không chết như thế”, “chỉ cần anh ấy quay lại với tôi, muốn gì tôi cũng chiều”, “em sẽ sống tốt hơn và yêu thương anh hơn, làm ơn đi mà”… Sự mặc cả còn thể hiện qua những điều ước của chủ thể và thậm chí là qua những giấc mơ. Ở giai đoạn này, chủ thể cố gắng tìm mọi cách để lấy lại sự kiểm soát, nếu bị cản trở chủ thể sẽ có hành động phá hoại đồng thời chủ thể ngăn bản thân mình đương đầu với thực tế. Nhìn chung sự mặc cả của chủ thể nhằm mục đích chính là cố gắng trì hoãn những gì đang xảy ra và cố gắng kiểm soát những gì không kiểm soát được.

Giai đoạn thứ tư – Trầm cảm, Cảm xúc giận dữ không bộc lộ được và thất bại trong việc mặc cả chủ thể sẽ rơi vào trầm cảm. Những biểu hiện trầm cảm của chủ thể giống với những thân chủ có rối loạn trầm cảm. Cảm xúc cơ bản của chủ thể ở giai đoạn này là: buồn, đau khổ, chán nản, tuyệt vọng và xuất hiện mặc cảm tội lỗi. Chủ thể nhận lấy tất cả tội lỗi về bản thân mình và cảm thấy mình có lỗi với cái chết của người khác.

Và giai đoạn cuối cùng là Chấp nhận. Chấp nhận không có nghĩa là chủ thể vượt qua được vấn đề. Biểu hiện của giai đoạn chấp nhận có thể có nhiều mức độ: có thể chủ thể thích nghi và hoàn toàn vượt qua vấn đề, bắt đầu lấy lại cảm giác thoải mái trong cuộc sống, học được những kỹ năng đối phó với vấn đề, ngưng việc tránh né những dấu hiệu có liên quan đến mất mác hay những gì gợi lại sự mất mác, ngoài ra cũng có thể là chấp nhận quá khứ, chấp nhận cuộc sống như nó vốn có, chấp nhận hoàn cảnh hiện tại của bản thân, chấp nhận mất mát của bản thân và đầu hàng thực tế.

4. Những vấn đề cần chú ý khi bạn đang trải qua tình trạng Stress sau sang chấn

Tất cả mọi người đều trải qua sự mất mác của người thân, sự chia tay của người yêu,… tuy nhiên không phải ai cũng rơi vào tình trạng Stress sau chấn thương. Nếu bạn đang trải qua tình trạng trên cần chú ý đến những vấn đề sau:

Những điều bạn nên làm:

Hãy cho bản thân bạn thời gian: Bạn cần một khoảng thời gian từ vài tuần hay vài tháng để chấp nhận những gì đã xảy ra và học cách sống chung với chúng.
Hãy chăm sóc bản thân bạn: Điều quan trọng là nghỉ ngơi, ăn ngon và tập thể dục đều đặn để giải toả những cảm xúc bị dồn nén và chứng Stress. Thể dục sẽ giúp bạn hưng phấn và thoải mái hơn. Tạm ngưng những quyết định gây Stress không cần thiết. Đừng ép buộc bản thân làm những việc mà bạn cảm thấy khó chịu. Nếu bạn thấy cần, hãy dành thời gian để ở một mình hay ở với người khác. Bạn phải nhớ rằng, ngay cả bạn cũng không tôn trọng, không yêu thương chính mình thì sẽ không ai tôn trọng và yêu thương bạn.
Hãy nói với bạn rằng nó sẽ qua: Từng tí từng tí một, hãy để bản thân bạn nghĩ về sự kiện gây chấn thương và nói chúng với người khác. Đừng lo lắng về việc bạn khóc trong khi nói, đó là điều tự nhiên và thường thì chúng có ích cho bạn. Tiến hành từng bước, từng bước một sao cho bạn cảm thấy thoải mái.
Hãy khám phá những gì đã và đang xảy ra: Vấn đề sẽ tốt hơn khi bạn đối diện với thực tế về những gì đã xảy ra còn hơn là tự hỏi về những gì có thể xảy ra. Có thể vấn đề sẽ trở nên có ích khi bạn trải qua một sang chấn hay mất mát vì trải nghiệm này có thể giúp bạn xem xét lại điều gì là thật sự quan trọng với bạn, đó là một cơ hội để thay đổi và để trân trọng hơn những gì xung quanh bạn. Với nhiều người, sống sót sau một cơn khủng hoảng có thể giúp họ thêm tự tin. Họ biết rằng họ đủ sức để xoay sở được trong những tình huống vô cùng khó khăn và có thể dẫn đến việc họ tin rằng: “nếu tôi đã vượt qua được thì tôi có thể vượt qua bất cứ khó khăn nào!”
Tìm kiếm sự hỗ trợ: Bạn đừng ngại khi chia sẻ cảm xúc của mình với người khác. Điều đó sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và nhẹ nhõm hơn. Gia đình và bạn bè là những nguồn hỗ trợ cần thiết. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc giải quyết vấn đề thì nên đến các trung tâm tham vấn và trị liệu tâm lý. Các chuyên gia Tâm lý với kiến thức chuyên môn và sự làm việc chuyên nghiệp của họ sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề.

Những điều không nên làm:

Không nên kiềm nén cảm xúc của bạn: Bạn có những cảm xúc mạnh, đó là những phản ứng bình thường trước sự cố, đừng quá lo lắng hay bối rối về chúng. Kiềm nén cảm xúc sẽ làm bạn tồi tệ hơn và điều đó ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của bạn. Hãy để bản thân mình nói về những gì đang xảy ra và bạn đang cảm thấy như thế nào. Bạn hãy khóc khi mình có thể, khóc sẽ giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Dồn nén cảm xúc, đặc biệt là cảm xúc giận dữ sẽ nhanh chóng dẫn đến tình trạng trầm cảm.
Không nên uống bia, rượu, ma tuý hay lạm dụng các chất kích thích khác: Bia, rượu, ma tuý và các chất kích thích khác có thể giúp bạn tạm thời quên đi tất cả nhưng hết say rồi lại tỉnh, đó không phải là cách giải quyết tận gốc của vấn đề, ngược lại chúng có thể khiến bạn mệt mỏi, kiệt sức, dễ dàng dẫn đến trầm cảm và nghiện ngập.
Không nên đưa ra những quyết định lớn làm thay đổi cuộc sống: Quyết định những việc nhỏ trong giai đoạn này sẽ giúp bạn lấy lại sự quyết đoán và sự tự tin, tuy nhiên nếu đưa ra những quyết định tạo ra những thay đổi quá lớn về cuộc sống của bạn sẽ không tốt cho bạn vì lúc này bạn khó đưa ra các quyết định sáng suốt như lúc bình thường.
Đừng nghe theo những lời khuyên của bạn bè và người thân: Bạn bè và người thân trong gia đình là một nguồn lực rất lớn có thể giúp bạn vượt qua vấn đề. Họ có thể lắng nghe, chia sẻ, hỗ trợ bạn. Tuy nhiên, những lời khuyên của họ chưa chắc là tốt và phù hợp cho bạn. Họ là những người cùng trang lứa với bạn nên kinh nghiệm và vốn sống của họ cũng không hơn nhiều so với bạn, không có chuyên môn và điều đó có thể sẽ khiến bạn cảm thấy rối hơn khi nhận quá nhiều lời khuyên. Hãy tìm đến những người lớn tuổi như: ông, bà, cha mẹ và các chuyên gia Tâm lý, đó là những nơi có thể giúp bạn vượt qua vấn đề của mình.

 

> Stress sau sang chấn và phương pháp can thiệp bằng tham vấn/trị liệu tâm lý (Phần 1)
> Stress sau sang chấn và phương pháp can thiệp bằng tham vấn/trị liệu tâm lý (Phần 3)
> Tư vấn tâm lý Online

Ý TƯỞNG VIỆT – LÀNG THIẾU NIÊN THỦ ĐỨC | Tổng kết chương trình Tư vấn tâm lý – Giáo dục Kỹ năng sống cho trẻ 2023 – 2024 và Ký kết hợp tác giai đoạn 2024 – 2025

Đào tạo Kỹ năng sống Tư vấn Tâm lý học đường Tư vấn tâm lý

Vừa qua, Nhà Ý Tưởng Việt cùng LÀNG THIẾU NIÊN THỦ ĐỨC phối hợp tổ chức LỄ TỔNG KẾT "CHƯƠNG...

Xem tiếp

Dự án Phát triển Tâm lý học đường quận Tân Phú | Đi thăm Phòng Tâm lý học đường trường THCS Lê Anh Xuân – Khám phá 3 hiểu lầm thường gặp khi nhắc đến phòng Tâm lý học đường

Tư vấn Tâm lý học đường Tư vấn tâm lý

Cùng Ý Tưởng Việt tham quan Phòng Tâm lý học đường trường THCS Lê Anh Xuân nhé!

Xem tiếp

Đón đoàn sinh viên Đại học Quốc tế Sài Gòn đến tham quan và trải nghiệm thực tế nghề nghiệp

Tư vấn tâm lý Tin Hoạt động

Vừa qua, Ý Tưởng Việt rất vui được đón đoàn sinh viên chuyên ngành Tâm lý học đến từ Đại...

Xem tiếp

Dự án “Tư vấn tâm lý học đường trường TH Đoàn Thị Điểm” | Tập huấn bồi dưỡng giáo viên “Kỹ năng tham vấn dành cho học sinh tiểu học”

Tư vấn Tâm lý học đường Tư vấn tâm lý

Ý Tưởng Việt phối hợp Trường TH Đoàn Thị Điểm mang tới CHUYÊN ĐỀ TẬP HUẤN BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN...

Xem tiếp

Toạ đàm “Nâng cao năng lực chăm sóc sức khoẻ tinh thần học sinh” quận 8 – Khởi đầu chặng đường hợp tác nhân văn, vì một thế hệ trẻ bản lĩnh

Tư vấn Tâm lý học đường Tư vấn tâm lý

Vậy là Tọa đàm "NÂNG CAO NĂNG LỰC CHĂM SÓC SỨC KHỎE TINH THẦN HỌC SINH" QUẬN 8 đã khép...

Xem tiếp

Dự án tư vấn tâm lý học đường trường TH Phan Chu Trinh | Chuyên đề “Nhận diện những khó khăn tâm lý của con và các giải pháp”

Tư vấn Tâm lý học đường Tư vấn tâm lý

Coi sự đồng bộ giữa gia đình - nhà trường là yếu tố then chốt trong công tác tư vấn...

Xem tiếp

Dự án tư vấn tâm lý học đường trường TH Phan Chu Trinh | Ra mắt phòng Tâm lý học đường – Chuyên đề “Em biết chăm sóc sức khoẻ tinh thần”

Chuyên đề tâm lý giáo dục học đường Tư vấn Tâm lý học đường Tư vấn tâm lý

Tiếp nối những nỗ lực trong hành trình xây dựng môi trường học đường hạnh phúc, nhân rộng ý nghĩa...

Xem tiếp

Bác sĩ tâm lý Online 2024

Tư vấn tâm lý

Những lúc chúng ta không thể giải quyết các vấn đề và các khó khăn tâm lý của bản thân,...

Xem tiếp

Dịch vụ Tư vấn tâm lý 2024

Tư vấn tâm lý

Trung tâm tư vấn tâm lý Ý Tưởng Việt với các chuyên gia "bác sĩ" tâm lý hàng đầu GS.TS....

Xem tiếp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Messenger