Dịch cúm corona dường như không chỉ mang đến nỗi lo sợ về sự lây nhiễm mà còn tạo nên một cuộc khủng hoảng về đạo đức, tình người.
• Ý Tưởng Việt – 10 Năm Chăm sóc tinh thần Việt
• Ý Tưởng Việt – Bác sĩ tâm lý Online
• Tưởng Việt – Tư vấn tâm lý
Bên cạnh việc gây nên không ít nỗi hoang mang lo lắng về mức độ nguy hiểm, virus corona còn vô tình tạo nên “thời cơ làm ăn” trục lợi cho rất nhiều người. Không chỉ các tiểu thương mà thậm chí những người làm trong lĩnh vực y tế, vốn là nghề nghiệp luôn đề cao giá trị đạo đức cũng mờ mắt vì lợi nhuận.
Lướt Facebook những ngày qua, bên cạnh những dòng trạng thái lo lắng, chúng ta dễ dàng bắt gặp vô vàn những bức xúc, những hiện thực trần trụi khó lòng chấp nhận.
Găm hàng, đội giá, chặt chém khách
Rõ ràng nhất chính là thời điểm người người nhà nhà bước vào cuộc săn lùng khẩu trang và nước rửa tay khô. Khi mà nhu cầu tăng lên một cách đột biến thì lòng tham con người cũng nhân cơ hội đó mà phát khởi.
Bình thường, khẩu trang có giá 30.000 – 50.000 đồng/1 hộp thì chỉ trong chớp mắt có nơi lên đến 300.000 đồng/hộp, nước rửa tay 500.000 đồng/chai. Người mua vẫn phải cắn răng chấp nhận để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.
Sau khi Bộ Y tế vào cuộc bình ổn giá các mặt hàng này, trong một vài nhóm chuyên kinh doanh, cung cấp thuốc, không ít người tỏ thái độ bất mãn. Nhiều người bán thuốc còn kêu gọi nhau không nhập, không bán khẩu trang nữa vì bị nhà nước niêm yết giá bán và có hình thức phạt nặng. Đáng xấu hổ hơn, bên dưới bài đăng có rất nhiều người khác nhiệt tình hưởng ứng lời kêu gọi.
Sau khi hình ảnh được chia sẻ, nhiều người đọc không khỏi lắc đầu chán ngán. Không ngờ có những cá nhân có thể “vì mình quên người”, quay lưng với đồng loại như vậy.
Lợi dụng thời cơ lừa đảo
Tôi có anh bạn thân là một trong những người đầu tiên ở Đà Nẵng phân phát khẩu trang y tế miễn phí cho mọi người. Anh rất tích cực tìm nguồn cung cấp khẩu trang để tiếp tục gom và phát miễn phí. Vậy nhưng trong một lần tìm nguồn, sau khi chuyển khoản đặt cọc, chủ tài khoản facebook nọ đã im hơi bặt tiếng, chặn Facebook, không liên lạc được. Anh đành cay đắng kể khổ, thật không hiểu nỗi, con người ta có thể “ăn” bất cứ đồng tiền nào, lừa nhau trong bất cứ hoàn cảnh nào là có thật.
Đây cũng là lời cảnh báo cho tất cả mọi người, trong khoảng thời gian này, khi đặt hàng mua sản phẩm y tế online số lượng lớn có chuyển khoản trước cần hết sức cẩn trọng.
Người dân tích trữ hàng vô tội vạ đẩy cao tình trạng khan hiếm
Yếu tố khách quan đã đành, yếu tố chủ quan đến từ người mua cũng là một trong những nguyên nhân khiến các mặt hàng y tế thiết yếu trở nên vô cùng khan hiếm trong thời gian ngắn.
Trên mạng, nhiều người đang chia sẻ một bài viết sâu sắc từ tác giả Linh Nguyễn. Có lẽ người Việt mình cần phải học tập tâm thế chủ động, tinh thần đoàn kết, vì cộng đồng của nước bạn.
Thiên tai, nhân họa hay khủng hoảng niềm tin?
Cách đây vài năm, Nhật Bản xảy ra thảm họa động đất. Một bà chị lấy chồng Nhật post lên Facebook rằng:
– Hôm nay đi đổ xăng, sợ khủng hoảng nên đổ đầy bình, định đi siêu thị hốt đồ thì bị chồng Nhật mắng. “Chỉ được đổ nửa bình”. Chị hỏi “Tại sao, bình thường em vẫn đổ đầy bình mà? Nhất là đang khủng hoảng, lỡ mai không còn xăng đổ thì sao?”
Chồng chị đáp “Vì là khủng hoảng nên mới chỉ được đổ nửa bình. Chừa cho những người đang bị thiếu hụt ở vùng thiên tai”.
Và không phải mỗi chồng chị, mà người Nhật nào cũng làm y như vậy. Vì khủng hoảng nên mọi người đều cố gắng không tích trữ để phần lương thực dư cho những nơi đang gặp tai họa, nhường cho người đang cần.
Và sau đó toàn thế giới nghiêng đầu trước hình ảnh dòng người Nhật xếp rồng rắn nhẫn nại nhường nhịn, che chở, chờ đợi để được cứu hộ.
Đôi khi Thiên Tai không đáng sợ bằng Nhân Họa
Ví dụ như khẩu trang và nước rửa tay. Thật ra theo mức độ nhà máy và tốc độ sản xuất. Nếu chúng ta mua đủ xài trong vài ngày, sau đó lại tiếp tục mua tiếp, bảo đảm sẽ không thiếu cho bất kỳ ai trong 90 triệu dân số hiện tại. Nhưng chỉ vì có rất rất nhiều người, tích trữ cả trăm hộp trong nhà nên mới tức thời xảy ra khủng hoảng. Và dự là qua cơn khủng hoảng này, lượng khẩu trang, nứơc sát trùng tích trữ đó có thể xài đến vài năm.
Thực phẩm cũng vậy. Thực ra nếu chúng ta vẫn sống theo bình thường với tốc độ sản xuất thực phẩm hiện tại chúng ta sẽ không bao giờ xảy ra khan hiếm.
Do đó, van xin các bạn đừng bước kế tiếp là điên rồ tích trữ thực phẩm. Tạo ra Nhân Họa khan hiếm, dẫn đến khủng hoảng xã hội sâu sắc, dẫn đến người không có ăn, nhưng sau đó khi mọi việc lắng xuống, lại có một lượng lớn thực phẩm đổ đi vì “hết date”.
Nên nếu có quá lo lắng. Chỉ xin tích trữ đủ dùng trong 2 tuần. Thực phẩm sẽ không thể khan hiếm nếu chúng ta vẫn tiếp tục công việc của mình và cẩn thận trong giao tiếp là được. Đừng tạo nên 1 cơn khủng hoảng dẫn đến chúng ta không bị diệt vì virus mà tự diệt lẫn nhau.
Hãy Bình Tĩnh. Mọi việc rồi sẽ ổn thôi.
Chúc cả nhà luôn luôn Bình An (cả tâm trí lẫn hiện thực).
Trước những hiện trạng tiêu cực đang diễn ra, nhiều người ngao ngán bảo nhau rằng: “Bệnh dịch chưa hại người, đã thấy con người tự hại nhau” hay “Dịch bệnh quả thật còn không đáng sợ bằng lòng người”…
Thu lợi, lừa đảo trên nỗi lo, niềm tin của người khác không chỉ vi phạm pháp luật mà còn là hành vi trái đạo đức. Làm người có thể đánh mất bất cứ thứ gì nhưng xin đừng đánh mất lương tâm. Nếu không thể khiến cuộc sống tốt đẹp hơn thì ít nhất cũng đừng làm cho nó xấu thêm nữa.
Tận hưởng cái Tết gọn nhẹ
Để “đủ đầy” trong mùa tết, rất cần các kỹ năng quản lý chi tiêu của người tay hòm chìa...
Xem tiếpÝ Tưởng Việt đồng hành cùng tân sinh viên khoa Tâm lý học – trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Hòa chung không khí hân hoan, hứng khởi của năm học mới, chiều ngày 12.10.2022 vừa qua, Ý Tưởng Việt...
Xem tiếpBất cứ khi nào bạn cảm thấy chán nản hãy ghi nhớ 8 điều này
Có những loại khó khăn khiến ta bị tổn thương, nhưng đồng thời cũng giúp ta thay đổi và trưởng...
Xem tiếp7 Cách giúp bạn thư giãn và giảm stress
Với 7 lời khuyên dưới đây sẽ phần nào giúp bạn bớt căng thẳng mệt mỏi và tìm được cách...
Xem tiếpNhững điều bạn cần biết về Stress
Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác...
Xem tiếpGS.TS Huỳnh Văn Sơn: Sẽ có nhiều hệ lụy nếu phụ nữ không phản kháng trước lời nói bông đùa
Chuyên gia tâm lý, GS.TS Huỳnh Văn Sơn (Hiệu trưởng Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh) nêu quan...
Xem tiếpĐừng bỏ mặc con trẻ với mạng xã hội! Hãy đồng hành, trải nghiệm cùng con!
Điều quan trọng nhất chính là giáo dục. Cải cách giáo dục làm sao để trang bị cho trẻ những...
Xem tiếpSELF HARM – Hội chứng Tự hại: Khi người ta nhầm tưởng những đau đớn thể xác là sự chữa lành
“Self – Harm” hay còn được gọi là hội chứng tự hại. Người mắc hội chứng tâm lý này có...
Xem tiếpBURNOUT – Hội chứng “cháy sạch” nơi công sở và cách để “chữa cháy”
Hội chứng burnout (Burnout syndrome) là một thuật ngữ tâm lý, nó miêu tả tình trạng kiệt quệ, mệt mỏi...
Xem tiếp