Giai đoạn hưng cảm
- Một thời kỳ bất thường rõ rệt với khí sắc gia tăng, dễ chan hòa hay dễ cáu gắt một cách bất thường và dai dẳng, gia tăng hoạt động có mục đích hoặc gia tăng năng lượng kéo dài ít nhất 1 tuần, xuất hiện với phần lớn thời gian trong ngày và hầu như mỗi ngày (hoặc bất cứ một thời gian nào nếu sự nhập viện là cần thiết).
- Trong suốt giai đoạn khí sắc rối loạn và gia tăng năng lượng hoặc hoạt động, có ít nhất 3 (hoặc nhiều hơn) những triệu chứng sau (4 nếu khí sắc chỉ là dễ bực tức) đã tồn tại với một mức độ đáng kể và thay đổi nhiều so với hành vi trước đó.
- Tự đánh giá cao bản thân hay ý tưởng tự cao.
- Giảm nhu cầu ngủ (ví dụ: cảm thấy khỏe chỉ sau 3 giờ ngủ).
- Nói nhiều hơn thường ngày hoặc bị thôi thúc nói liên tục
- Tư duy phi tán hoặc cảm thấy các ý nghĩ xuất hiện dồn dập liên tục.
- Đãng trí (sự chú ý dễ dàng bị lôi cuốn bởi những kích thích bên ngoài không quan trọng và không liên quan) được khai báo bởi bệnh nhân hoặc được quan sát.
- Gia tăng hoạt động có mục đích (như hoạt động xã hội, làm việc hoặc học tập, hoặc tình dục) hoặc kích động tâm thần vận động.
- Tham gia quá nhiều vào các hoạt động mang lại sự thích thú nhưng có nhiều tiềm năng mang lại hậu quả tai hại (tiêu tiền không suy nghĩ, quan hệ tình dục bừa bãi, hoặc đầu tư thương mại không hợp lý.
- Khí sắc rối loạn đủ nặng để gây ra sự thay đổi rõ rệt trong hoạt động nghề nghiệp hoặc các hoạt động xã hội hoặc cần phải nhập viện để ngăn ngừa các hậu quả tai hại cho bệnh nhân hoặc cho những người khác hoặc có những triệu chứng của loạn thần.
- Các triệu chứng không phải do tác động sinh lý trực tiếp của một chất (chất gây nghiện, thuốc, những điều trị khác) hoặc do một bệnh cơ thể khác gây nên.
Chú ý: Một giai đoạn hưng cảm đầy đủ có thể xuất hiện trong suốt thời gian điều trị bằng thuốc chống trầm cảm (ví dụ: thuốc, liệu pháp sốc điện) nhưng vẫn còn đầy đủ các triệu chứng của rối loạn này ngoài tác dụng sinh lý của tiến trình điều trị là đủ bằng chứng cho một giai đoạn hưng cảm và vì thế chẩn đoán là Rối loạn lưỡng cực I.
Chú ý: Các tiêu chí A-D hình thành nên một giai đoạn hưng cảm. Tối thiểu phải có một giai đoạn hưng cảm thì mới chẩn đoán là Rối loạn lưỡng cực I.
Giai đoạn hưng cảm nhẹ
- Một thời kỳ bất thường rõ rệt với khí sắc gia tăng, dễ chan hòa hay dễ cáu gắt một cách bất thường và dai dẳng, gia tăng hoạt động hoặc gia tăng năng lượng kéo dài liên tục ít nhất 4 ngày, xuất hiện với phần lớn thời gian trong ngày và hầu như mỗi ngày.
- Trong suốt giai đoạn khí sắc rối loạn và gia tăng năng lượng hoặc hoạt động có ít nhất 3 (hoặc nhiều hơn) những triệu chứng sau (4 nếu khí sắc chỉ là dễ bực tức) đã tồn tại với một mức độ đáng kể và thay đổi nhiều so với hành vi trước đó.
- Tự đánh giá cao bản thân hay ý tưởng tự cao.
- Giảm nhu cầu ngủ (ví dụ: cảm thấy khỏe chỉ sau 3 giờ ngủ).
- Nói nhiều hơn thường ngày hoặc bị thôi thúc nói liên tục
- Tư duy phi tán hoặc cảm thấy các ý nghĩ xuất hiện dồn dập liên tục.
- Đãng trí (sự chú ý dễ dàng bị lôi cuốn bởi những kích thích bên ngoài không quan trọng và không liên quan) được khai báo bởi bệnh nhân hoặc được quan sát.
- Gia tăng hoạt động có mục đích (như hoạt động xã hội, làm việc hoặc học tập, hoặc tình dục) hoặc kích động tâm thần vận động.
- Tham gia quá nhiều vào các hoạt động mang lại sự thích thú nhưng có nhiều tiềm năng mang lại hậu quả tai hại (tiêu tiền không suy nghĩ, quan hệ tình dục bừa bãi, hoặc đầu tư thương mại không hợp lý.
- Giai đoạn hưng cảm nhẹ không làm thay đổi nhiều hoạt động của bệnh nhân so với thời kỳ không có triệu chứng.
- Rối loạn khí sắc và sự thay đổi trong hoạt động được nhận thấy rõ rệt bởi những người khác.
- Giai đoạn này không đủ nặng để gây ra những biến đổi rõ rệt trong chức năng hoạt động xã hội hoặc nghề nghiệp hoặc phải cần thiết nhập viện. Nếu có những nét của loạn thần, thì giai đoạn này sẽ là giai đoạn hưng cảm.
- Các triệu chứng không phải do tác động sinh lý trực tiếp của một chất (chất gây nghiện, thuốc, những điều trị khác) hoặc do một bệnh cơ thể khác gây nên.
Chú ý: Một giai đoạn hưng cảm đầy đủ có thể xuất hiện trong suốt thời gian điều trị bằng thuốc chống trầm cảm (ví dụ: thuốc, liệu pháp sốc điện) nhưng vẫn còn đầy đủ các triệu chứng của rối loạn này ngoài tác dụng sinh lý của tiến trình điều trị là đủ bằng chứng cho một giai đoạn hưng cảm nhẹ. Tuy nhiên, cần thận trọng với 1 hoặc 2 triệu chứng (dễ cáu gắt, bực bội hoặc dễ bị kích động khi sử dụng thuốc chống trầm cảm) thì không đủ điều kiện để chẩn đoán là hưng cảm nhẹ, cũng không được xác định là Rối loạn lưỡng cực.
Chú ý: Tiêu chuẩn A-F là đại diện của một ca hưng cảm nhẹ. Xuất hiện những giai đoạn hưng cảm nhẹ là điều khá phổ biến ở Rối loạn lưỡng cực I nhưng đó không phải là điều kiện để chẩn đoán Rối loạn lưỡng cực I.
Giai đoạn trầm cảm
- Ít nhất 5 trong những triệu chứng sau, xuất hiện cùng lúc, kéo dài 2 tuần làm thay đổi so với hoạt động trước đó; ít nhất một trong các triệu chứng phải là: (1) khí sắc trầm cảm, (2) mất hứng thú hoặc mất vui.
Ghi chú: các triệu chứng này không phải do một bệnh khác gây nên.
(1) Khí sắc trầm cảm gần như suốt ngày, hầu như mỗi ngày được khai báo bởi bệnh nhân (ví dụ: cảm thấy buồn hay trống rỗng, tuyệt vọng) hoặc thông quan quan sát của người khác (ví dụ: khóc). Chú ý: ở trẻ em và thành thiếu niên có thể biểu lộ việc dễ bực tức.
(2) Giảm sút rõ về thích thú hoặc thú vui trong tất cả, hầu như tất cả các hoạt động hầu như suốt ngày, gần như mỗi ngày (được nhận thấy bởi bệnh nhân hoặc thông qua quan sát của người khác)
(3) Giảm cân đáng kể không phải do ăn kiêng hoặc tăng cân (ví dụ: thay đổi trọng lượng cơ thể quá 5% trong 1 tháng) hoặc tăng hay giảm cảm giác ngon miệng gần như mỗi ngày. Ghi chú: ở trẻ em có thể không đạt mức tăng cân như dự đoán.
(4) Mất ngủ hay ngủ nhiều hầu như mỗi ngày.
(5) Kích động hay chậm chạp tâm thần vận động hầu như mỗi ngày (được nhận thấy bởi người khác chứ không phải chỉ là cảm giác của bệnh nhân về việc bứt rứt hoặc chậm chạp bên trong cơ thể).
(6) Mệt mỏi hoặc mất năng lượng hầu như mỗi ngày.
(7) Cảm giác bị mất giá trị hoặc cảm giác tội lỗi quá mức hoặc không thích hợp (có thể đạt đến mức hoang tưởng) hầu như mỗi ngày (không chỉ là việc tự trách móc hoặc có cảm giác tội lỗi do bị bệnh).
(8) Giảm khả năng suy nghĩ hoặc tập trung chú ý hoặc thiếu quyết đoán hầu như mỗi ngày (do bệnh nhân khai báo hoặc được quan sát bởi người khác).
(9) Ý nghĩ về cái chết tái diễn (không chỉ là sợ chết), các ý tưởng tự tử tái diễn nhưng không có kế hoạch tự tử, hoặc có mưu toan tự tử hoặc có kế hoạch tự tử cụ thể
- Các triệu chứng này gây ra sự đau khổ đáng kể về mặt lâm sàng hoặc làm biến đổi hoạt động xã hội, nghề nghiệp hoặc trong các lĩnh vực quan trọng khác.
- Các triệu chứng không phải do các tác động sinh lý trực tiếp của một chất hoặc do một bệnh khác gây nên.
Chú ý: Tiêu chuẩn A-C đại diện cho một giai đoạn trầm cảm chủ yếu.
Chú ý: Phản ứng trước những mất mác lớn (ví dụ: mất người thân, bị phá sản, tổn thất do thiên tai, bệnh nan y hoặc tàn tật cũng có thể xuất hiện cảm giác buồn dữ dội, trầm tư, mất ngủ, mất cảm giác ngon miệng, giảm cân như mô tả theo tiêu chuẩn A, tình trạng này cũng giống như một giai đoạn trầm cảm. Tuy nhiên, các triệu chứng trên và một giai đoạn trầm cảm là những phản ứng tự nhiên của con người trước những mất mác lớn cần được xem xét cẩn thận. Vì thế, cần phải đưa ra các đánh giá lâm sàng dựa trên tiểu sử cá nhân và những đặc điểm về văn hóa trong việc thể hiện sự buồn bã trước những mất mác.
Rối loạn lưỡng cực I
- Tiêu chí để chẩn đoán là xuất hiện một giai đoạn hưng cảm (Tiêu chuẩn A-E đã được trình bày ở phần trên).
- Không đáp ứng tiêu chí chẩn đoán của Rối loạn cảm xúc phân liệt, Tâm thần phân liệt, Rối loạn dạng phân liệt, Rối loạn hoang tưởng hoặc những rối loạn đặc hiệu và không đặc hiệu của Hội chứng Tâm thần phân liệt và những Rối loạn loạn thần khác.
Mã hóa và cách ghi mã số
Cách ghi mã số của Rối loạn lưỡng cực I dựa trên giai đoạn hiện tại hoặc gần đây nhất và trạng thái của nó đối với mức độ nghiêm trọng, sự hiện diện của các triệu chứng của loạn thần và tình trạng thuyên giảm. Mức độ nghiêm trọng ở hiện tại và các triệu chứng của loạn thần chỉ được xác định nếu đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chẩn đoán của một giai đoạn hưng cảm hoặc trầm cảm. Sự thuyên giảm chỉ được xác định khi các triệu chứng không đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chẩn đoán của giai đoạn hưng cảm, giai đoạn hưng cảm nhẹ hoặc giai đoạn trầm cảm. Mã như sau:
Rối loạn lưỡng cực I | Giai đoạn hưng cảm hiện tại hoặc gần đây nhất | Giai đoạn hưng cảm nhẹ hiện tại hoặc gần đây nhất (*) | Giai đoạn trầm cảm hiện tại hoặc gần đây nhất | Giai đoạn không đặc hiệu hiện tại hoặc gần đây nhất (**) |
Nhẹ | 296.41(F31.11) | NA | 296.51 (F31.31) | NA |
Vừa | 296.42(F31.12) | NA | 296.52 (F31.32) | NA |
Nặng | 296.43(F31.13) | NA | 296.53 (F31.4) | NA |
Với các triệu chứng của loạn thần(***) | 296.44(F31.2) | NA | 296.54(F31.5) | NA |
Thuyên giảm một phần | 296.45(F31.73) | 296.45(F31.73) | 296.55(F31.75) | NA |
Thuyên giảm hoàn toàn | 296.46(F31.74) | 296.46(F31.74) | 296.56(F31.76) | NA |
Không đặc hiệu | 296.40(F31.9) | 296.40(F31.9) | 296.50(F31.9) | NA |
(*) Nặng với các triệu chứng của loạn thần không áp dụng, mã số 296.40 (F31.0) đối với trường hợp không thuyên giảm.
(**) Nặng, các triệu chứng của loạn thần, thuyên giảm không áp dụng, mã số 296.7 (F31.9).
(***) Nếu hiện tại có các triệu chứng của loạn thần thì ghi là “với các triệu chứng của loạn thần” không phân biệt mức độ nghiêm trọng.
XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ NGHIÊM TRỌNG Ở HIỆN TẠI
- Nhẹ: có 2 triệu chứng
- Trung bình: có 3 triệu chứng
- Trung bình-Nặng: có 4 hoặc 5 triệu chứng
- Nặng: có 4 hoặc 5 triệu chứng với kích động tâm thần vận động.
- Thuyên giảm một phần: các triệu chứng của giai đoạn hưng cảm, hưng cảm nhẹ hoặc trầm cảm trước đây có mặt nhưng không đáp ứng đủ tiêu chuẩn chẩn đoán, hoặc thời gian kéo dài chưa đến 2 tháng, và không có một triệu chứng nghiêm trọng nào của hưng cảm, hưng cảm nhẹ hoặc trầm cảm mất đi trong giai đoạn này.
- Thuyên giảm hoàn toàn: Trong 2 tháng qua, không có dấu hiệu/triệu chứng nào nghiêm trọng của rối loạn có mặt.
Ý TƯỞNG VIỆT – LÀNG THIẾU NIÊN THỦ ĐỨC | Tổng kết chương trình Tư vấn tâm lý – Giáo dục Kỹ năng sống cho trẻ 2023 – 2024 và Ký kết hợp tác giai đoạn 2024 – 2025
Vừa qua, Nhà Ý Tưởng Việt cùng LÀNG THIẾU NIÊN THỦ ĐỨC phối hợp tổ chức LỄ TỔNG KẾT "CHƯƠNG...
Xem tiếpDự án Phát triển Tâm lý học đường quận Tân Phú | Đi thăm Phòng Tâm lý học đường trường THCS Lê Anh Xuân – Khám phá 3 hiểu lầm thường gặp khi nhắc đến phòng Tâm lý học đường
Cùng Ý Tưởng Việt tham quan Phòng Tâm lý học đường trường THCS Lê Anh Xuân nhé!
Xem tiếpĐón đoàn sinh viên Đại học Quốc tế Sài Gòn đến tham quan và trải nghiệm thực tế nghề nghiệp
Vừa qua, Ý Tưởng Việt rất vui được đón đoàn sinh viên chuyên ngành Tâm lý học đến từ Đại...
Xem tiếpDự án “Tư vấn tâm lý học đường trường TH Đoàn Thị Điểm” | Tập huấn bồi dưỡng giáo viên “Kỹ năng tham vấn dành cho học sinh tiểu học”
Ý Tưởng Việt phối hợp Trường TH Đoàn Thị Điểm mang tới CHUYÊN ĐỀ TẬP HUẤN BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN...
Xem tiếpToạ đàm “Nâng cao năng lực chăm sóc sức khoẻ tinh thần học sinh” quận 8 – Khởi đầu chặng đường hợp tác nhân văn, vì một thế hệ trẻ bản lĩnh
Vậy là Tọa đàm "NÂNG CAO NĂNG LỰC CHĂM SÓC SỨC KHỎE TINH THẦN HỌC SINH" QUẬN 8 đã khép...
Xem tiếpDự án tư vấn tâm lý học đường trường TH Phan Chu Trinh | Chuyên đề “Nhận diện những khó khăn tâm lý của con và các giải pháp”
Coi sự đồng bộ giữa gia đình - nhà trường là yếu tố then chốt trong công tác tư vấn...
Xem tiếpDự án tư vấn tâm lý học đường trường TH Phan Chu Trinh | Ra mắt phòng Tâm lý học đường – Chuyên đề “Em biết chăm sóc sức khoẻ tinh thần”
Tiếp nối những nỗ lực trong hành trình xây dựng môi trường học đường hạnh phúc, nhân rộng ý nghĩa...
Xem tiếpBác sĩ tâm lý Online 2024
Những lúc chúng ta không thể giải quyết các vấn đề và các khó khăn tâm lý của bản thân,...
Xem tiếpDịch vụ Tư vấn tâm lý 2024
Trung tâm tư vấn tâm lý Ý Tưởng Việt với các chuyên gia "bác sĩ" tâm lý hàng đầu GS.TS....
Xem tiếp