Ai cũng quan tâm nhiều đến thân bệnh (bệnh của cơ thể) nhưng phần lớn chúng ta lại không quan tâm hoặc chưa quan tâm đúng mức về sức khỏe tinh thần. Những định kiến, cách nhìn sai lầm về các vấn đề tâm lý, tâm bệnh khiến con người e dè và ngại ngần trong chủ động tìm kiếm các phương pháp hỗ trợ sức khỏe tinh thần.
Vậy Hiểu đúng về tâm bệnh như thế nào? Tâm bệnh là gì? Dấu hiệu của một người mắc tâm bệnh? Nguyên nhân dẫn đến tâm bệnh? Điều trị tâm bệnh ra sao?
[OFFICIAL VIDEO] HIỂU ĐÚNG VỀ TÂM BỆNH (PHẦN 1)
► SỨC KHỎE TÂM THẦN VÀ NHỮNG CON SỐ ĐÁNG BÁO ĐỘNG
Theo số liệu thống kê từ Bộ Y tế năm 2017, Việt Nam có khoảng 15% dân số mắc các rối loạn tâm thần phổ biến, 3 triệu người bị rối loạn tâm thần nặng. Chỉ tính riêng 10 bệnh tâm thần thường gặp nhất như: trầm cảm, động kinh, rối loạn hành vi, tâm thần phân liệt… đã có hơn 13 triệu người mắc. Tuy nhiên, số người bệnh được chữa trị còn rất thấp, cứ 10 người thì chỉ có 2-3 người được điều trị.
Con số khiêm tốn này phần nào là do dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần nói chung và tham vấn tâm lý nói riêng ở nước ta còn chưa được phổ biến.
► NHỮNG ĐỊNH KIẾN SAI LẦM VỀ CÁC VẤN ĐỀ TÂM LÝ, TÂM BỆNH
Trước đây khi khái niệm sức khỏe tinh thần vẫn chưa phổ biến người ta hay đánh đồng những người có vấn đề tâm lý là bị “điên”, “thần kinh” và khi nghe đến từ “bệnh viện tâm thần” thì ai cũng cảm thấy ngại vì nghĩ rằng ai bị “điên”, bị “khùng” mới phải vào đó.
Con người của chúng ta là một tổng thể bao gồm cả phần cơ thể vật chất và phần tinh thần, chúng ta còn có thể gọi là thân và tâm. Thân thì có thân bệnh và tâm thì có tâm bệnh. Ai cũng quan tâm nhiều đến thân bệnh (bệnh của cơ thể) nhưng phần lớn chúng ta lại không quan tâm hoặc chưa quan tâm đúng mức về sức khỏe tinh thần.
Thực ra bệnh tâm thần thực tế chỉ là những bệnh lý về tinh thần, có nhiều loại và tùy mức độ nặng nhẹ khác nhau. Phân bố từ “bình thường” đến các mức độ “không bình thường” và cao nhất là rối loạn/bệnh lý khá rộng.
Có 4 tiêu chí để phân định sự khác biệt này:
• Bị lệch so với chuẩn chung
• Gây ra hậu quả đau khổ
• Gây nguy hiểm cho bản thân và người khác
• Các chức năng sống bị rối loạn.
► TÂM BỆNH LÀ GÌ?
Tâm bệnh là những rối loạn về mặt tâm lý, gây ra những thay đổi về mặt suy nghĩ, hành vi, cảm xúc của mỗi người. Những thay đổi này lệch ra khỏi những tiêu chuẩn thông thường và gây ra những đau khổ, ảnh hưởng nhất định lên chính bản thân người mang tâm bệnh.
► DẤU HIỆU CHO THẤY MỘT NGƯỜI ĐANG MẮC TÂM BỆNH
Chúng ta có thể căn cứ vào một số tiêu chí sau để xác định một người có mắc tâm bệnh hay không
(1) Không phải là bệnh về cơ thể: cần đi khám tổng quát và làm các xét nghiệm cần thiết để loại trừ.
(2) Không phải do lạm dụng chất kích thích/ma túy.
(3) Thời gian tồn tại của những dấu hiệu bất ổn: thông thường là 6 tháng.
(4) Những dấu hiệu bất ổn về tinh thần này gây ra đau khổ đáng kể cho chúng ta và chúng ta mất khả năng kiểm soát.
(5) Có thể gây tổn hại/nguy hiểm cho bản thân và người khác
(6) Ảnh hướng đến chức năng sống, nghề nghiệp, tương tác xã hội.
► NGUYÊN NHÂN KHIẾN MỘT NGƯỜI MẮC PHẢI TÂM BỆNH
Dưới nhiều góc nhìn khác nhau, có nhiều nguyên nhân khiến một người mắc tâm bệnh, như: di truyền, sự xáo trộn các chất dẫn truyền thần kinh, những thương tổn bị đè nén lâu dần, nhận thức sai lầm,…
Tâm bệnh không đột nhiên xuất hiện, nó tích tụ sau một quá trình dài ta không nhìn thẳng vào bản thân, thành thật và chấp nhận những suy nghĩ, cảm xúc của chính mính, ta đè nén và phản ứng khác với những gì ta nghi, ta cảm,…Từ đó dẫn đến tâm lý bị ức chế, bất ổn, mất cân bằng và dẫn đến tâm bệnh.
► ĐIỀU TRỊ TÂM BỆNH CÓ NÊN DÙNG THUỐC?
Thuốc tâm thần có tác dụng phụ nhưng cũng có những lợi ích nhất định. Và một khi bạn không thể kiểm soát nhận thức và hành vi của bản thân thì việc dùng thuốc là điều cần thiết. Khi dùng thuốc thì cần đi khám, dùng theo chỉ định và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.
Bạn có thể dùng thuốc trong việc điều trị tâm bệnh, tuy nhiên bạn không thể uống thuốc cả đời. Nguyên nhân tâm lý đóng vai trò chính trong việc gây ra tâm bệnh, vì thế cần điều trị về tâm lý để tháo gỡ nguồn gốc phát sinh.
► NHỮNG NGUYÊN LÝ TRONG ĐIỀU TRỊ TÂM BỆNH
• Tâm bệnh một cơ hội học tập, trải nghiệm nhằm tái lập trạng thái cân bằng và để sống tốt hơn.
• Tâm vốn tự cân bằng theo quy luật của nó, muốn tâm cân bằng theo ý mình muốn, theo cách của mình chỉ gia tăng thêm căng thẳng và mất quân bình hơn.
• Có 2 cách cân bằng lại nội tâm:
+ cân bằng tạm thời theo một phương pháp nào đó để giảm thiểu các dấu hiệu bất ổn.
+ khám phá nguyên nhân gốc rễ và điều chỉnh nhận thức, hành động cho đúng tốt.
• Các liệu pháp giải tỏa căng thẳng tạm thời: cải thiện giấc ngủ, luyện tập hít thở, thư giãn, thiền,…
Hi vọng rằng khán giả sau khi theo dõi chương trình ngày hôm nay, sẽ có một cái nhìn cởi mở hơn về tâm bệnh. Và dù bạn là ai, là người thân của những người đang gặp trở ngại tâm lý, là người đang có một cuộc chiến bên trong chính mình thì hãy luôn nhớ rằng bạn không một mình và chúng tôi ở đây vì bạn.
Đón xem số tới để cùng chúng tôi tìm hiểu về Rối loạn lo âu, một rối loạn tâm lý rất thường gặp trong cuộc sống hiện đại nhưng không phải ai cũng nhận ra.
Nếu bạn có bất kì thắc mắc gì về các vấn đề sức khỏe tinh thần, hãy gửi câu hỏi vào hộp thư của chúng tôi để các chuyên gia lắng nghe, tư vấn cho bạn. Và nếu bạn thấy chương trình hữu ích, đừng ngần ngại chia sẻ vì biết đâu nó cũng có ích cho những người đang gặp vấn đề tương tự. Đồng hành cùng chúng tôi để cùng chăm sóc sức khỏe tinh thần của chính mình nhé.
• Trung tâm tư vấn tâm lý Ý Tưởng Việt | Dịch vụ Tư vấn tâm lý
• Trung tâm tư vấn tâm lý Ý Tưởng Việt | Bác sĩ tâm lý Online
• Một buổi tư vấn tâm lý ở Ý Tưởng Việt sẽ diễn ra như thế nào?
• Đừng đi tư vấn tâm lý nếu chưa chuẩn bị 4 điều sau
• Đặt lịch Tư vấn tâm lý ngay với 4 bước siêu đơn giản
• Rối loạn tâm lý sau đại dịch – Khi khỏi bệnh chưa phải là hết
• Ý Tưởng Việt – 10 Năm Chăm sóc tinh thần Việt
• Thạc sĩ Tâm lý Ngô Minh Duy: Chuyên gia Tham vấn Trị liệu hàng đầu
• Ý Tưởng Việt – Bác sĩ tâm lý Online
• Dịch vụ tư vấn tâm lý ngoài giờ
• Dịch vụ tư vấn tâm lý online
• Dịch vụ tư vấn tâm lý gián tiếp
• Dịch vụ tư vấn tâm lý trực tiếp
• Chương trình Tư vấn tâm lý & Chăm sóc sức khỏe tinh thần: GIẢI MÃ TÂM LÝ – Kết nối tâm hồn
• Giải mã tâm lý Số 1: Rối loạn lo âu và những điều cần biết
• Giải mã tâm lý Số 2: Vượt qua Rối loạn lo âu (Phần 1)
• Giải mã tâm lý Số 3: Vượt qua Rối loạn lo âu (Phần 2)
• Giải mã tâm lý Số 4: Hiểu đúng về Tâm bệnh (Phần 1)
• Giải mã tâm lý Số 5: Hiểu đúng về Tâm bệnh (Phần 2)
• Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn phân liệt cảm xúc theo DSM-5
• Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn lo âu xã hội ám ảnh sợ xã hội theo DSM-5
• Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn làm thương tổn da theo DSM-5
• Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn dạng phân liệt theo DSM-5
• Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn ám ảnh cưỡng chế theo DSM-5
• Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn sợ biến dạng cơ thể theo DSM-5
• Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn lưỡng cực II theo DSM-5
• Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn hoang tưởng theo DSM-5
• Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn ám ảnh sợ khoảng trống theo DSM-5
• Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn tích trữ theo DSM-5
• Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn nhổ tóc theo DSM-5
TRUNG TÂM TƯ VẤN TÂM LÝ & CHĂM SÓC TINH THẦN Ý TƯỞNG VIỆT
• Website: http://bit.ly/YTVTuVanTamLy
• Fanpage: http://bit.ly/YTVDiendanTuvanTamly
• Youtube: http://bit.ly/YTVChannel
• Liên hệ: 0283 92 92 920 – Hotline: 0962 383 387
• Email: contact@vietidea.edu.vn
#ÝTƯỞNGVIỆT #TƯVẤNTÂMLÝ #THAMVẤNTÂMLÝ #TRỊLIỆUTÂMLÝ #GIẢIMÃTÂMLÝ #RỐILOẠNLOÂU #VƯỢTQUARỐILOẠNLOÂU
Tư vấn Tâm lý học đường Tư vấn tâm lý
Dự án “Phát triển Tâm lý học đường” quận 3: Đi thăm Phòng Tâm lý học đường trường THCS Colette, khám phá các liệu pháp đa dạng trong hoạt động tư vấn, tham vấn tâm lý học đường
Hôm nay, hãy để Ý Tưởng Việt đưa bạn ghé thăm Trường THCS Colette và khám phá các liệu pháp...
Xem tiếpTư vấn Tâm lý học đường Tư vấn tâm lý Tin Hoạt động
Dự án “Phát triển Tâm lý học đường” quận 3 chào đón “thành viên” mới – Phòng Tâm lý học đường trường THCS Đoàn Thị Điểm
Ý Tưởng Việt xin giới thiệu với các bạn học sinh một điểm tư vấn tâm lý “mới toanh” trong...
Xem tiếpTư vấn Tâm lý học đường Tư vấn tâm lý Tin Hoạt động
Đồng hành cùng Làng thiếu niên Thủ Đức trong chương trình “Chăm sóc tinh thần cho trẻ yếu thế” năm học 2023-2024
Mong muốn chung tay cùng cộng đồng, đóng góp thêm nhiều giá trị tốt đẹp, năm học 2023 - 2024...
Xem tiếpChuyên đề tâm lý giáo dục học đường Tư vấn tâm lý
Khởi động dự án “Tư vấn tâm lý và chăm sóc sức khoẻ tinh thần dành cho học sinh trung học” cùng chuỗi chuyên đề “Sức khoẻ tinh thần: Nhận diện và giải pháp” tại các trường THCS trên địa bàn thành phố
Năm học mới đã tới, dự án "TƯ VẤN TÂM LÝ VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TINH THẦN DÀNH CHO...
Xem tiếpChuyên đề tâm lý giáo dục học đường Tư vấn tâm lý
Khởi động dự án “Phát triển tâm lý học đường quận 3” cùng chuỗi chuyên đề “Sức khoẻ tinh thần: Nhận diện và giải pháp” tại các trường THCS quận 3
Năm học mới đã tới, dự án PHÁT TRIỂN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG QUẬN 3 của nhà Ý Tưởng Việt...
Xem tiếpTư vấn Tâm lý học đường Tư vấn tâm lý Tin Hoạt động
Dự án phát triển tâm lý học đường quận 3 cùng công trình “Phòng tư vấn học đường trực tiếp và trực tuyến” vinh dự đạt giải 3 – Giải thưởng sáng tạo TPHCM lần 3 năm 2023
Vừa qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức HỘI NGHỊ TỔNG KẾT NĂM HỌC 2022 - 2023, TRIỂN...
Xem tiếpTư vấn Tâm lý học đường Tư vấn tâm lý
Say “hi” phòng Tâm lý học đường trường THCS Nguyễn Huệ – Một buổi tư vấn tâm lý học đường sẽ diễn ra như thế nào?
Dù đã nghe nhiều về Phòng Tâm lý học đường nhưng bạn vẫn cảm thấy lo lắng, “ngài ngại” vì...
Xem tiếpTư vấn Tâm lý học đường Tư vấn tâm lý Tin Hoạt động
Trường bạn đã có Phòng Tâm lý học đường chưa? Trường THCS Tùng Thiện Vương tụi mình đã có rồi nè!
Lần trước, tụi mình đã cùng nhau ghé thăm Phòng Tâm lý học đường của Trường THCS Tôn Thất Tùng...
Xem tiếpTư vấn Tâm lý học đường Tư vấn tâm lý
Chào đón đoàn Quản lý Giáo dục Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai đến tham quan mô hình tư vấn tâm lý học đường, học tập kinh nghiệm công tác giáo dục tại TPHCM
Nhằm mang đến những kinh nghiệm quý giá, nâng cao vai trò, sự phối hợp hiệu quả giữa đội ngũ...
Xem tiếp