Hướng nội là đặc trưng tính cách định hình bởi sự tập trung vào những cảm xúc bên trong hơn là những nguồn kích thích từ bên ngoài. Người hướng nội và người hướng ngoại thường được xem là hai nhóm cực kỳ tương phản nhau nhưng sự thật là hầu hết chúng ta đều nằm đâu đó ở giữa hai thái cực này.
• Ý Tưởng Việt – 10 Năm Chăm sóc tinh thần Việt
• Ý Tưởng Việt – Bác sĩ tâm lý Online
• Ý Tưởng Việt – Tư vấn tâm lý
Mặc dù người hướng nội chiếm khoảng 25-40% dân số nhưng vẫn có khá nhiều hiểu lầm về nhóm tính cách này. Ta cũng cần lưu ý rằng hướng nội không thuộc chung nhóm với chứng lo âu xã hội hay rụt rè nhút nhát. Là một người hướng nội không có nghĩa rằng bạn ngại ngùng hay lo âu những mối quan hệ xã hội.
Thế nào là một người hướng nội?
Hướng nội là một trong những đặc trưng tính cách chính được mô tả trong rất nhiều học thuyết về tính cách. Người hướng nội có xu hướng hướng vào nội tâm hơn, hoặc tập trung nhiều hơn vào những suy nghĩ, cảm xúc và tâm trạng bên trong con người mình, thay vì tìm kiếm kích thích từ bên ngoài. Hướng nội, nói chung, được xem là một phần tồn tại không thể tách rời với hướng ngoại. Hướng nội thể hiện một đầu của cán cân, còn hướng ngoại đại diện cho đầu cân còn lại.
Những thuật ngữ hướng nội và hướng ngoại được rộng rãi công chúng biết đến qua công trình nghiên cứu của Carl Jung, và sau này trở thành trọng tâm của các học thuyết lớn khác bao gồm Mô hình tính cách 5 yếu tố. Cặp đôi hướng nội-hướng ngoại cũng là một trong bốn nhóm chỉ số trong bài trắc nghiệm MBTI. Theo nhiều học thuyết về tính cách, tất cả mọi người, ở một mức độ nhất định nào đó, đều có cả đặc tính hướng nội và hướng ngoại. Tuy nhiên, mỗi người sẽ có xu hướng nghiêng về một bên nào đó nhiều hơn bên còn lại.
Người hướng nội có xu hướng trầm lặng, dè dặt và có nhiều suy nghĩ nội tâm hơn. Không giống như người hướng ngoại phải có tương tác xã hội mới tạo được năng lượng, người hướng nội phải “tốn” rất nhiều năng lượng cho các tình huống tương tác xã hội. Sau khi tham gia một bữa tiệc hoặc dành thời gian tương tác trong một nhóm nhiều người, người hướng nội thường cảm thấy có nhu cầu “nạp lại năng lượng” bằng cách dành thời gian ở một mình.
Nguyên nhân
Để hiểu được lý do tại sao có người lại hướng nội, có người lại hướng ngoại thì ta cần hiểu được vai trò sinh lý của cơ thể. Cách thức cơ thể bạn phản ứng lại với môi trường bên ngoài đóng một vai trò cực kỳ quan trọng giúp xác định mức độ hướng nội và hướng ngoại của bạn.
Về góc độ sinh lý, con người chúng ta có một mạng lưới các neuron (tế bào thần kinh) ở cuống não được biết đến với tên gọi Hệ thống kích hoạt dạng lưới (RAS), chịu trách nhiệm điều tiết mức độ kích thích cả ở trạng thái tỉnh thức và những thời điểm chuyển tiếp giữa ngủ và thức.
Hệ thống RAS cũng đóng một vai trò quan trọng kiểm soát lượng thông tin bạn thu nhận khi bạn tỉnh thức. Khi đối diện với những mối nguy hiểm trong môi trường, hệ thống RAS sẽ làm tăng mức kích thích để bạn cảnh giác và sẵn sàng xử lý mối nguy hiểm đó. Mỗi người sẽ có điểm định chuẩn cơ bản trong mức độ kích thích. Một số người tự nhiên có xu hướng có điểm số định chuẩn cao hơn, có người lại có điểm định chuẩn thấp hơn.
Nhà tâm lý học Hans Eysenck cho rằng sự gia tăng mức độ kích thích này có thể được coi là một thể tiếp diễn. Theo học thuyết đánh thức tính hướng ngoại của ông thì:
– 15% chúng ta có một điểm định chuẩn rất thấp, có nghĩa là mức độ kích thích tự nhiên của họ vốn thấp sẵn.
– 15% chúng ta có điểm định chuẩn cao, tức là họ tự nhiên đã có xu hướng dễ bị kích thích hơn.
– 70% chúng ta sẽ nằm đâu đó trong khoảng giữa hai đầu mút này.
Theo học thuyết của Eysenck, người hướng nội là người vốn đã có mức độ tỉnh thức cao. Vì người hướng nội xuất hiệnmức độ tỉnh thức cao lặp đi lặp lại nên họ thường tìm kiếm những hoạt động và môi trường nơi họ có thể trốn khỏi sự kích thích quá mức. Vì mức độ tỉnh thức vốn cao sẵn nên họ thường cảnh giác và tiếp thu nhiều thông tin từ môi trường hơn. Trốn khỏi một nơi nào đó để có thời gian ở một mình sẽ giúp họ nạp lại năng lượng, từ đó tạo cơ hội cho họ xử lý và chiêm nghiệm lại những gì mình đã thu được.
Những dấu hiệu chung
Bạn có nghĩ mình biết ai là người hướng nội ai không phải người hướng nội không? Mặc dù có thể bạn nghĩ người hướng nội là những “đóa hoa bên lề” hay ngượng ngùng, thích ở nhà một mình hơn là tham gia vào các hoạt động xã hội, thì thực tế, có rất nhiều kiểu người hướng nội với nhiều đặc trưng khác nhau.
Chắc chắn là có rất nhiều người hướng nội dè dặt ngại tiếp xúc xã hội, thích ở nhà và đọc sách hơn là đi đến một bữa tiệc lớn, nhưng cũng có nhiều người hướng nội vẫn tận hưởng các hoạt động xã hội. Bạn có thể còn ngạc nhiên hơn khi biết rằng nhiều người bạn tưởng là cực kỳ thân thiện, dễ gần lại thực sự khá hướng nội.
Dưới đây chỉ là một số dấu hiệu chỉ ra bạn (hay người bạn quen) có thể là một người hướng nội:
1. Cạn năng lượng khi có nhiều người vây quanh
Bạn có bao giờ cảm thấy kiệt sức khi phải dành thời gian bên cạnh rất nhiều người khác? Sau một ngày phải tương tác với nhiều người, bạn có thường cần phải tự thưởng cho mình một nơi yên tĩnh và có một khoảng thời gian dài cho riêng mình? Một trong những đặc trưng chính của dạng tính cách này là người hướng nội phải “dàn trải” mức năng lượng cao trong các tình huống tương tác xã hội, không giống như những người hướng ngoại, nhóm này có thể lấy lại năng lượng từ chính những tình huống tương tác này.
Điều đó không có nghĩa là tất cả người hướng nội đều né tránh các sự kiện xã hội.
Nhiều người hướng nội thực sự tận hưởng thời gian ở bên người khác, nhưng với một lưu ý quan trọng – họ có xu hướng thích ở bên nhóm bạn thân hơn. Mặc dù một người hướng nội có thể đi đến một bữa tiệc với mục tiêu gặp gỡ người mới, nhưng một người hướng nội luôn mẩm tính trong đầu là sẽ dành phần lớn thời gian để trò chuyện với một số ít người bạn thân quen.
2. Bạn thích ở sự tĩnh mịch
Là một người hướng nội, quan điểm của bạn về thời gian vui vẻ là một buổi chiều yên tĩnh một mình, tận hưởng những thú vui và sở thích của bản thân.
Một vài giờ ở một mình với một cuốn sách hay, dạo bộ chậm rãi giữa thiên nhiên hoặc xem một chương trình truyền hình yêu thích là những cách tuyệt với giúp bạn cảm thấy được “sạc lại pin” và nạp lại năng lượng.
Điều này không có nghĩa là một ai đó hướng nội lúc nào cũng muốn ở một mình. Nhiều người hướng nội thích dành thời gian với bạn bè và tương tác với những người họ quen ở những địa điểm tụ họp gặp gỡ. Điều mấu chốt ở đây là sau một ngày dài hoạt động xã hội, một người hướng nội sẽ muốn tự thưởng cho bản thân một nơi yên tĩnh để suy nghĩ, chiêm nghiệm và nạp lại năng lượng.
Nếu có một vài giờ ở một mình nghe có vẻ đúng như quan điểm của bạn về thời gian vui vẻ, thì có lẽ bạn là một người hướng nội.
3. Bạn có một nhóm nhỏ bạn thân
Một quan niệm sai lầm khá phổ biến về những người hướng nội là cho rằng họ không “ưa” mọi người. Mặc dù về cơ bản, người hướng nội không thích quá nhiều tương tác xã hội, nhưng họ vẫn có một nhóm nhỏ những người bạn cực kỳ thân thiết. Thay vì gia nhập hay xây dựng cho bản thân một mạng lưới rộng toàn bạn bè quen biết “sơ sơ”, thì người hướng nội thích gắn mình vào những mối quan hệ dài lâu và sâu sắc, nơi sự thân thiết và gần gũi luôn ở mức cao.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người càng hướng nội thường sẽ càng có nhóm bạn nhỏ. Trong khi những người hướng ngoại thường có mạng lưới bạn bè và người quen rộng thì người hướng nội về căn bản lại chọn bạn cẩn thận hơn rất nhiều. Họ cũng thích tương tác một-một với mọi người hơn là trong một nhóm lớn.
Nếu kết nối xã hội của bạn nhỏ nhưng thân thiết thì khả năng cao bạn là người hướng nội.
4. Mọi người thường mô tả bạn là người ít nói và hay cảm thấy bạn khó hiểu
Người hướng nội thường bị mô tả là ít nói, dè dặt, nhẹ nhàng và có khi hiểu lẩm là nhút nhát.
Mặc dù vẫn có một số người hướng nội nhút nhát, nhưng chắc chắn mọi người không nên hiểu lầm sự cẩn trọng và dè dặt của người hướng nội thành tánh rụt rè. Trong nhiều trường hợp, người thuộc nhóm tính cách này đơn giản chỉ là thích chọn lựa từ ngữ một cách cẩn thận và không lãng phí thời gian hay công sức vào những chuyện phiếm không đâu.
Nếu bạn thuộc dạng ít nói và hơi dè dặt một chút thì có lẽ bạn là một người hướng nội.
5. Quá nhiều kích thích khiến bạn cảm thấy phân tâm và không thể tập trung
Khi người hướng nội phải dành thời gian cho các hoạt động hoặc môi trường cực kỳ cuồng nhiệt thì họ rốt cuộc lại cảm thấy khó mà tập trung và bị choáng ngợp. Ngược lại, người hướng ngoại lại rất hợp với những bối cảnh nhiều hoạt động và ít khi nào cảm thấy chán.
Có ít nhất một nghiên cứu chỉ ra rằng người hướng nội thường dễ bị phân tâm hơn người hướng ngoại, đây cũng là một lý do giải thích tại sao người hướng nội lại thích ở nơi yên tĩnh và ít bị phiền nhiễu hơn.
Nếu bạn có xu hướng cảm thấy bị choáng ngợp trong những hoạt động xã hội sôi nổi thì có lẽ bạn đang là nghiêng về phía hướng nội.
6. Bạn nhận thức bản thân một cách rõ ràng.
Vì người hướng nội thường hướng vào bên trong, nên họ cũng dành nhiều thời gian kiểm lại những trải nghiệm nội tâm của bản thân. Nếu bạn cảm thấy mình hiểu rõ và hiểu thấu bản thân, những động lực và cảm xúc của chính mình thì có lẽ bạn thiên về cán cân hướng nội.
Người hướng nội thường tận hưởng việc đơn giản ngồi đó và suy tư, chiêm nghiệm những thứ trong đầu. Tự nhận thức và tự thấu tỏ bản thân là cực kỳ quan trọng với những người hướng nội, nên họ thường dành khá nhiều thời gian để tìm hiểu chính mình. Điều này có thể là tìm hiểu sở thích cá nhân, nghĩ suy về cuộc đời, đọc những sách nói về chủ đề và nội dung quan trọng với bản thân họ.
Nếu bạn cảm thấy mình nhận thức bản thân rõ ràng và thích hiểu rõ bản thân thì có thể bạn thiên về hướng nội nhiều hơn.
7.Bạn thích học qua quan sát
Trong khi người hướng ngoại thích nhảy ngay vào học tập bằng những trải nghiệm trực tiếp thì người hướng nội lại thường học tập quan quan sát. Mặc dù người hướng ngoại thường học tập theo kiểu “thử-sai-làm lại”, người hướng nội học tốt nhất bằng cách xem người khác làm.
Những người hướng nội thích xem người khác làm, thường là lặp đi lặp lại, cho đến khi họ cảm thấy họ có thể tự làm lại hành động này. Mặc dù hướng nội thực sự vẫn có tự thực hành nhưng họ lại thích làm điều này khi ở một nơi nào đó vắng vẻ, riêng tư, tại đây, họ có thể xây dựng kỹ năng và năng lực mà không phải trình diễn cho “khán giả” nào đó xem.
Nếu bạn thích học qua quan sát hơn thực hành thì có khả năng bạn có tính cách hướng nội.
8. Bạn bị thu hút bởi những công việc đòi hỏi sự tự lập
Có lẽ bạn cũng có thể hình dung được những công việc đòi hỏi tương tác xã hội thường không mấy thu hút với người có tính hướng nội cao. Mặt khác, những ngành nghề liên quan nhiều đến làm việc độc lập thường là lựa chọn tuyệt vời cho nhóm này. Ví dụ, một người hướng nội có thể thích làm nhà văn, kế toán, lập trình máy tính, thiết kế đồ họa, dược sĩ hay nghệ sĩ.
Hướng nội và Nhút nhát
Điều quan trọng cần lưu ý là hướng nội không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với nhút nhát. Trong cuốn sách của mình mang tên Sự hình thành của Tính nhút nhát và Co cụm khỏi xã hội, tác giả Schmidt và Buss đã viết, “Hòa nhập với xã hội là một dạng động cơ, mạnh mẽ hay yếu ớt, muốn được ở cạnh người khác, trong khi sự nhút nhát là một dạng hành động, bị ức chế hoặc không bị ức chế khi ở bên cạnh người khác, kèm với cảm giác căng thẳng và thiếu thoải mái.”
Nhút nhát là nỗi sợ người hoặc các tình huống xã hội. Mặt khác, người hướng nội đơn giản là không muốn dành quá nhiều thời gian tương tác với người khác. Tuy vậy, họ vẫn trân trọng việc ở cạnh bên người họ thân thiết. Họ cảm thấy việc tham gia vào những kiểu trò chuyện xã giao là nhàm chán nhưng lại thích những cuộc trao đổi sâu sắc, có nội dung. Những người hướng nội cũng thường suy nghĩ về mọi điều trước khi nói. Họ muốn bản thân phải hiểu rõ một khái niệm nào đó trước khi lên tiếng, đưa ra một quan điểm hay cố đưa ra một lời giải thích.
Những hiểu lầm
Trong một bài viết thú vị trên Tờ Atlantic Monthly, tác giả Jonathan Rauch đã chỉ ra một số hiểu lầm và quan niệm sai lệch về những người hướng nội. Mặc dù người hướng nội thường bị “gắn mác” là hay ngượng ngùng, hay xa cách, chảnh chọe, nhưng Rauch giải thích rằng những quan niệm này là kết quả khi những người hướng ngoại không thể hiểu được cái “kiểu” của người hướng nội.
Rauch cho rằng, “Nhóm hướng ngoại không hiểu hoặc hiểu rất hạn chế về tính hướng nội. Họ cứ mặc định rằng sự đồng hành, đặc biệt là sự đồng hành của họ dành cho đối phương, là luôn được chào đón. Họ không thể lý giải được tại sao lại có người cần phải ở một mình; nói đúng ra, họ thường lấy làm phật ý về điều này. Tôi vẫn thường hay giải thích vấn đề này với người hướng ngoại, nhưng tôi chưa bao giờ thấy họ thực sự hiểu ra.”
Theo ước tính, người hướng ngoại nhiều hơn người hướng nội gấp ba lần. Người hướng nội thường cảm thấy những người khác đang cố thay đổi họ hoặc thậm chí là cho rằng họ có gì “sai sai”. Điều này không hề đúng một chút nào. Mặc dù người hướng nội chỉ chiếm một phần nhỏ dân số, nhưng không có cái gọi là tính cách đúng/sai. Mà thay vào đó, cả người hướng nội và hướng ngoại nên cố hết sức để hiểu những điểm khác biệt và tương đồng với đối phương.
Kết luận
Hãy nhớ rằng, hướng nội không phải là một kiểu tích cách “được ăn cả ngã về không”. Mọi người có thể thuộc nhóm hướng nội thuần túy (tức là rất hướng nội) hoặc họ cũng có thể khá cởi mở trong nhiều tình huống dù có mang tính cách hướng nội. Hướng nội tồn tại theo một thể tiếp nối với hướng ngoại, và hầu hết chúng ta đều nằm đâu đó ở giữa hai thái cực này.
Nếu bạn xuất hiện một số đặc tính hướng nội và cả một số đặc tính hướng ngoại thì khả năng cao là bạn thuộc nhóm 70% dân số rơi vào khoảng giữa hai đầu mút này. Người hướng trung (vừa hướng nội vừa hướng ngoại) thường tận hưởng cả thời gian bên người khác và thời gian ở một mình, tùy thuộc vào tình huống và nhu cầu của họ tại thời điểm đó.
Hãy nhớ rằng sẽ không có chuyện cái này sẽ “hay hơn” cái kia. Mỗi khuynh hướng đều có những thuận lợi và khiếm khuyết tùy thuộc vào tình huống. Tuy nhiên, hãy cố gắng hiểu rõ hơn tính cách của bản thân và bạn sẽ học được cách khai phá các thế mạnh của mình.
Nếu bạn là một người hướng nội, hãy tìm cách ứng phó khi kích thích từ môi trường bên ngoài vượt quá mức. Hãy tìm những khoảnh khắc yên tĩnh nơi bạn có thể thoát khỏi những sự náo nhiệt khiến bạn choáng ngợp và tái tạo năng lượng.
Trong một nghiên cứu về những người hướng nội trưởng thành trong độ tuổi 18 đến 80, người ta thấy những người có những mối quan hệ xã hội mạnh và những kỹ năng điều tiết cảm xúc tốt thường hạnh phúc hơn những người không có kỹ năng này. Hãy tận dụng tối đa sức mạnh của bạn bằng cách nuôi dưỡng những mối quan hệ thân tình để vun đắp cho những mối quan hệ xã hội mạnh mẽ và sử dụng khuynh hướng vào bên trong của mình để hình thành vững chắc khả năng thấu hiểu cảm xúc.
Hướng nội là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn thấy những khuynh hướng hướng nội của bản thân là kết quả của chứng lo âu, gây ảnh hưởng lên cuộc sống hằng ngày của bạn thì hãy tìm đến bác sĩ hoặc một chuyên gia sức khỏe tâm thần để được tư vấn hỗ trợ.
Ý TƯỞNG VIỆT – LÀNG THIẾU NIÊN THỦ ĐỨC | Tổng kết chương trình Tư vấn tâm lý – Giáo dục Kỹ năng sống cho trẻ 2023 – 2024 và Ký kết hợp tác giai đoạn 2024 – 2025
Vừa qua, Nhà Ý Tưởng Việt cùng LÀNG THIẾU NIÊN THỦ ĐỨC phối hợp tổ chức LỄ TỔNG KẾT "CHƯƠNG...
Xem tiếpDự án Phát triển Tâm lý học đường quận Tân Phú | Đi thăm Phòng Tâm lý học đường trường THCS Lê Anh Xuân – Khám phá 3 hiểu lầm thường gặp khi nhắc đến phòng Tâm lý học đường
Cùng Ý Tưởng Việt tham quan Phòng Tâm lý học đường trường THCS Lê Anh Xuân nhé!
Xem tiếpĐón đoàn sinh viên Đại học Quốc tế Sài Gòn đến tham quan và trải nghiệm thực tế nghề nghiệp
Vừa qua, Ý Tưởng Việt rất vui được đón đoàn sinh viên chuyên ngành Tâm lý học đến từ Đại...
Xem tiếpDự án “Tư vấn tâm lý học đường trường TH Đoàn Thị Điểm” | Tập huấn bồi dưỡng giáo viên “Kỹ năng tham vấn dành cho học sinh tiểu học”
Ý Tưởng Việt phối hợp Trường TH Đoàn Thị Điểm mang tới CHUYÊN ĐỀ TẬP HUẤN BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN...
Xem tiếpToạ đàm “Nâng cao năng lực chăm sóc sức khoẻ tinh thần học sinh” quận 8 – Khởi đầu chặng đường hợp tác nhân văn, vì một thế hệ trẻ bản lĩnh
Vậy là Tọa đàm "NÂNG CAO NĂNG LỰC CHĂM SÓC SỨC KHỎE TINH THẦN HỌC SINH" QUẬN 8 đã khép...
Xem tiếpDự án tư vấn tâm lý học đường trường TH Phan Chu Trinh | Chuyên đề “Nhận diện những khó khăn tâm lý của con và các giải pháp”
Coi sự đồng bộ giữa gia đình - nhà trường là yếu tố then chốt trong công tác tư vấn...
Xem tiếpDự án tư vấn tâm lý học đường trường TH Phan Chu Trinh | Ra mắt phòng Tâm lý học đường – Chuyên đề “Em biết chăm sóc sức khoẻ tinh thần”
Tiếp nối những nỗ lực trong hành trình xây dựng môi trường học đường hạnh phúc, nhân rộng ý nghĩa...
Xem tiếpBác sĩ tâm lý Online 2024
Những lúc chúng ta không thể giải quyết các vấn đề và các khó khăn tâm lý của bản thân,...
Xem tiếpDịch vụ Tư vấn tâm lý 2024
Trung tâm tư vấn tâm lý Ý Tưởng Việt với các chuyên gia "bác sĩ" tâm lý hàng đầu GS.TS....
Xem tiếp