Để thích ứng với yêu cầu về nguồn nhân lực trong thời kỳ mới cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi nhà trường, bản thân mỗi giảng viên và sinh viên phải vận động, chuyển đổi mạnh mẽ nếu không muốn bị đào thải.
Đó là ý kiến chia sẻ tại hội thảo khoa học “Đổi mới phương pháp dạy và học tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP.HCM trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”, do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức chiều nay 30-12.
Phải đổi mới chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy
Ông Nguyễn Thanh Đạt – giảng viên khoa kiến thức cơ bản Trường ĐH Sân khấu – điện ảnh TP.HCM, cho rằng trước tác động của cách mạng công nghiệp 4.0, đòi hỏi chương trình giảng dạy đại học không chỉ mang lý luận hàn lâm, mà còn phải cập nhật nhanh chóng thông tin, kỹ năng để đảm bảo vai trò xã hội.
Đồng thời đòi hỏi nội dung và phương pháp giảng dạy mới dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 bắt buộc người học phải thay đổi tư duy và tìm tòi phương pháp tương tác với tri thức bằng nhiều hình thức khác nhau.
Chính môi trường năng động, tính đào thải khốc liệt đang đặt ra yêu cầu thích ứng và phát triển khả năng của người học ngay trên ghế giảng đường.
“Thách thức lớn nhất hiện nay là lí luận cũ nhanh chóng bị vượt qua bởi những phát minh và phát kiến cũng như các yêu cầu thực tế. Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng của các trường là thiết kế nội dung chương trình phù hợp”, ông Đạt nhấn mạnh.
Để đáp ứng thực tế này, ông Đạt cho rằng việc liên tục gia tăng yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên theo hướng tương tác và hỗ trợ người học một cách tốt nhất thông qua công nghệ là điều cấp bách. Người quản lý giáo dục cần gia tăng liên tục tính liên kết với nhu cầu xã hội để tạo điều kiện cho giảng viên và sinh viên cọ sát môi trường thực tế.
“Cần gắn kết hoạt động dạy học với doanh nghiệp, thị trường lao động trong hoạch định chiến lược phát triển đào tạo. Song song đó, hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên có thể được thực hiện bởi đơn đặt hàng của xã hội”, ông Đạt kiến nghị.
Giáo dục 4.0 gắn với giáo dục trực tuyến
Theo ông Nguyễn Văn Trung – giảng viên Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM – cách mạng công nghiệp 4.0 trong giáo dục tạo nên các mô hình giáo dục 4.0: liên kết chủ yếu giữa nhà trường – nhà quản lý – doanh nghiệp – người học, tạo điều kiện cho việc đổi mới, sáng tạo trong việc dạy và học.
Giáo dục 4.0 gắn với giáo dục trực tuyến (e-Learning) để tạo ra sự tương tác giữa người dạy và người học trực tuyến. “Giáo dục trực tuyến sẽ giúp việc dạy và học thay đổi, thuận lợi hơn, giúp người học có thể tiết kiệm hơn, cá nhân hóa, hoàn toàn quyết định việc học theo nhu cầu bản thân”, ông Trung nhấn mạnh.
Cũng theo ông Trung, việc thích nghi với những biến đổi về công nghệ, thích ứng với yêu cầu về nguồn nhân lực trong thời kỳ mới đòi hỏi nhà trường và bản thân giảng viên phải vận động, chuyển đổi để đáp ứng các đòi hỏi mới.
Người học ngoài việc phải thật chủ động, kỷ luật trong việc học, cần được trang bị kiến thức số, kỹ năng có liên quan, cũng như năng lực ngoại ngữ để để đáp ứng việc học online. Về phía nhà trường phải thay đổi mạnh mẽ phương thức và phương pháp đào tạo theo hướng online, đào tạo ảo, mô phỏng, số hóa bài giảng…
“Điều này đòi hỏi các trường, bên cạnh việc đầu tư hạ tầng, trang thiết bị, phần mềm thích ứng cho việc dạy và học, thì việc cập nhật chương trình, phương pháp giảng dạy và đặc biệt việc đào tạo kỹ năng cho người dạy lẫn người học nhằm đáp ứng yêu cầu là vô cùng quan trọng”, ông Trung nói.
Quy trình thiết kế một khóa học e-Learning
GS.TS Huỳnh Văn Sơn – phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho rằng vấn đề trọng yếu quyết định chất lượng của một khóa học trực tuyến đó chính là mô hình – quy trình thiết kế một khóa học e-Learning.
Tại đây, GS Sơn đã giới thiệu quy trình thiết kế khóa học e-Learning với 8 bước do ông và TS Lê Đức Long – chuyên gia về giáo dục tin học Trường ĐH Sư phạm TP.HCM – thực hiện áp dụng thử nghiệm thành công.
Ông Long cho hay: “Mô mình các bước trên bước đầu thu được những kết quả thú vị và việc định hướng áp dụng quy trình này sẽ được tiếp tục để đảm bảo tính quy chuẩn và tính hiệu quả của các khóa học e-Learning hiện đại đúng nghĩa”.
Ý Tưởng Việt ký kết hợp tác hỗ trợ chuyên môn cùng trường Đại học Quốc tế Sài Gòn (SIU)
Vừa qua, Trung tâm đào tạo và chăm sóc tinh thần Ý Tưởng Việt và Trường Đại học Quốc tế...
Xem tiếpChủ nhật đáng nhớ cùng Ngày hội việc làm HCMUE 2024
Cuối tuần vừa qua, Ý Tưởng Việt có một buổi gặp mặt vui vẻ cùng các bạn ứng viên tài...
Xem tiếpĐón đoàn sinh viên Đại học Quốc tế Sài Gòn đến tham quan và trải nghiệm thực tế nghề nghiệp
Vừa qua, Ý Tưởng Việt rất vui được đón đoàn sinh viên chuyên ngành Tâm lý học đến từ Đại...
Xem tiếpChào đón 58 thực tập sinh “mới toanh”, sẵn sàng cho hành trình dấn thân và trải nghiệm
Lại một kì thực tập mới, nhà Ý Tưởng Việt rất vui mừng chào đón 58 gương mặt “mới toanh”...
Xem tiếpMừng Xuân yêu thương – Vui Tết trải nghiệm | Mang “hương vị Tết” đến cùng workshop “Bánh chưng sum vầy, sẻ chia yêu thương”
Trong chuỗi hoạt động trải nghiệm đón xuân năm nay, nhà Ý Tưởng Việt mang tới WORKSHOP ”BÁNH CHƯNG SUM...
Xem tiếpDự án “Phát triển Tâm lý học đường” quận 3 chào đón “thành viên” mới – Phòng Tâm lý học đường trường THCS Đoàn Thị Điểm
Ý Tưởng Việt xin giới thiệu với các bạn học sinh một điểm tư vấn tâm lý “mới toanh” trong...
Xem tiếpĐồng hành cùng Làng thiếu niên Thủ Đức trong chương trình “Chăm sóc tinh thần cho trẻ yếu thế” năm học 2023-2024
Mong muốn chung tay cùng cộng đồng, đóng góp thêm nhiều giá trị tốt đẹp, năm học 2023 - 2024...
Xem tiếpNGÀY HỘI GIÁO DỤC STEM TÂN PHÚ – Lúc đi hết mình, lúc về toàn hình xinh
Vậy là Nhà Ý Tưởng Việt đã hoàn thành nhiệm vụ mang đến một không gian trải nghiệm STEM thật...
Xem tiếpTăng cường tập huấn kỹ năng “Phòng cháy chữa cháy” tại các cơ sở thuộc Hệ thống giáo dục Ý Tưởng Việt
Hiểu được “Phòng cháy chữa cháy” là trách nhiệm của toàn dân, mong muốn mang đến cho các em học...
Xem tiếp