Trong cuộc sống, ai trong chúng ta cũng từng trải qua cảm giác lo âu. Lo âu là phản ứng tâm sinh lý tự nhiên của cơ thể. Vậy lo âu có phải là một bệnh không? Khi nào lo âu được xem là bệnh lý?
Rối loạn lo âu có thể bao gồm các chẩn đoán sau: Cơn hoảng loạn; Ám ảnh sợ khoảng trống; Rối loạn hoảng loạn có/không có ám ảnh sợ khoảng trống; Ám ảnh sợ khoảng trống không có tiền sử rối loạn hoảng loạn; Ám ảnh sợ đặc hiệu; Ám ảnh sợ xã hội; Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD); Stress sau sang chấn; Sang chấn cấp tính; Lo âu toàn thể; Rối loạn lo âu có căn nguyên thực thể (do một bệnh về thực thể dẫn đến lo âu); Rối loạn lo âu gây ra bởi 1 chất; Rối loạn lo âu không đặc hiệu. Trong phạm vi bài viết này, chúng ta chỉ đề cập đến những dấu hiệu nhận biết chứng Rối loạn lo âu toàn thể.
Sau đây là một số dấu hiệu nhận biết:
- Lo âu/lo lắng quá mức về sự kiện/hoạt động xảy ra hầu như hàng ngày và kéo dài trong khoảng thời gian là 6 tháng.
- Người bị bệnh lo âu thường cảm thấy khó kiểm soát và không thoát ra được khỏi cảm giác lo âu đó.
- Người bị bệnh lo âu phải có ít nhất là 3 trong số 6 biểu hiện sau:
- Bức rứt, căng thẳng, cảm giác bất an
- Dễ mệt mỏi
- Khó khăn khi phải tập trung và đầu óc trống rỗng
- Dễ bị kích thích (bực tức)
- Căng cơ
- Rối loạn giấc ngủ: khó ngủ, ngủ chập chờn hoặc không thể ngủ được.
- Lo âu này không đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán thuộc các loại vừa trình bày ở trên.
- Lo âu và sự bận tâm quá mức gây ra đau khổ cho bản thân, ảnh hưởng đến các chức năng nghề nghiệp, xã hội.
Như vậy, lo âu thông thường không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của chúng ta, chúng ta có thể dễ dàng vượt qua tình trạng lo âu đó. Lo âu có tính chất bệnh lý khi chúng ta cảm thấy quá mức (quá sức chịu đựng) và khó kiểm soát lo âu của mình. Hệ quả của lo âu đã gây ra những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, chức năng nghề nghiệp, xã hội.
Lo âu là căn bệnh có thể chữa được. Tuy nhiên, đó là một quá trình trị liệu có sự kết hợp cả y học và tâm lý trị liệu. Khi có những dấu hiệu lo âu mang tính bệnh lý, bạn nên đến các bệnh viện tâm thần, trung tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần, các bác sĩ tâm thần và các nhà trị liệu tâm lý để được hướng dẫn phương pháp vượt qua căn bệnh này.
Ý TƯỞNG VIỆT – LÀNG THIẾU NIÊN THỦ ĐỨC | Tổng kết chương trình Tư vấn tâm lý – Giáo dục Kỹ năng sống cho trẻ 2023 – 2024 và Ký kết hợp tác giai đoạn 2024 – 2025
Vừa qua, Nhà Ý Tưởng Việt cùng LÀNG THIẾU NIÊN THỦ ĐỨC phối hợp tổ chức LỄ TỔNG KẾT "CHƯƠNG...
Xem tiếpDự án Phát triển Tâm lý học đường quận Tân Phú | Đi thăm Phòng Tâm lý học đường trường THCS Lê Anh Xuân – Khám phá 3 hiểu lầm thường gặp khi nhắc đến phòng Tâm lý học đường
Cùng Ý Tưởng Việt tham quan Phòng Tâm lý học đường trường THCS Lê Anh Xuân nhé!
Xem tiếpĐón đoàn sinh viên Đại học Quốc tế Sài Gòn đến tham quan và trải nghiệm thực tế nghề nghiệp
Vừa qua, Ý Tưởng Việt rất vui được đón đoàn sinh viên chuyên ngành Tâm lý học đến từ Đại...
Xem tiếpDự án “Tư vấn tâm lý học đường trường TH Đoàn Thị Điểm” | Tập huấn bồi dưỡng giáo viên “Kỹ năng tham vấn dành cho học sinh tiểu học”
Ý Tưởng Việt phối hợp Trường TH Đoàn Thị Điểm mang tới CHUYÊN ĐỀ TẬP HUẤN BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN...
Xem tiếpToạ đàm “Nâng cao năng lực chăm sóc sức khoẻ tinh thần học sinh” quận 8 – Khởi đầu chặng đường hợp tác nhân văn, vì một thế hệ trẻ bản lĩnh
Vậy là Tọa đàm "NÂNG CAO NĂNG LỰC CHĂM SÓC SỨC KHỎE TINH THẦN HỌC SINH" QUẬN 8 đã khép...
Xem tiếpDự án tư vấn tâm lý học đường trường TH Phan Chu Trinh | Chuyên đề “Nhận diện những khó khăn tâm lý của con và các giải pháp”
Coi sự đồng bộ giữa gia đình - nhà trường là yếu tố then chốt trong công tác tư vấn...
Xem tiếpDự án tư vấn tâm lý học đường trường TH Phan Chu Trinh | Ra mắt phòng Tâm lý học đường – Chuyên đề “Em biết chăm sóc sức khoẻ tinh thần”
Tiếp nối những nỗ lực trong hành trình xây dựng môi trường học đường hạnh phúc, nhân rộng ý nghĩa...
Xem tiếpBác sĩ tâm lý Online 2024
Những lúc chúng ta không thể giải quyết các vấn đề và các khó khăn tâm lý của bản thân,...
Xem tiếpDịch vụ Tư vấn tâm lý 2024
Trung tâm tư vấn tâm lý Ý Tưởng Việt với các chuyên gia "bác sĩ" tâm lý hàng đầu GS.TS....
Xem tiếp