Tuổi dậy thì cũng là lúc bạn cần được trang bị những hiểu biết đúng đắn về giới tính. Các bạn tuổi dậy thì bây giờ đã bớt ngại ngùng khi nói về chuyện giới tính. Thế nhưng, có một sự thật là những ngộ nhận của teen về giới tính thời @ đã được chuyển sang một cấp độ mới với những câu chuyện khiến các những người công tác trong ngành tâm lý đi từ ngỡ ngàng này tới ngỡ ngàng khác.
Câu chuyện thứ nhất: Chỉ có 31, không thể là 32!
Trong chương trình báo cáo chuyên đề về tâm sinh lý lứa tuổi mới lớn cho học sinh một trường THPT nọ, khi chuyên gia tâm lý đặt câu hỏi: “Chu kỳ kinh nguyệt của bạn gái ở tuổi dậy thì kéo dài từ 31-32 ngày là bình thường hay bất bình thường?” cho một nhóm tám học sinh tham gia trò chơi “Ai là chuyên gia tâm lý tuổi teen” trên sân khấu. Có năm đáp án cho rằng đó là hiện tượng bất thường, ba học sinh còn lại khẳng định đó là hiện tượng bình thường.
Dù chuyên gia đã giải thích đúng là số ngày tối đa của một tháng là 31 ngày nhưng chu kỳ kinh nguyệt có thể dao động 28 – 32 ngày (tức kéo sang 1 – 2 ngày của tháng khác) nhưng một nữ sinh nhất quyết không chấp nhận và tiếp tục… tranh luận: “chỉ có 31, không thể nào là 32” với chuyên gia sau khi chương trình kết thúc…
Câu chuyện thứ hai: Một lần vào mồng 1 và một lần vào ngày rằm
Cũng trong buổi nói chuyện khác về giới tính cho thanh niên vùng sâu nọ thuộc tỉnh Ninh Thuận, chúng tôi lại có cơ hội bối rối tập hai sau khi nghe câu trả lời của một bạn nữ khi chuyên gia tâm lý đặt câu hỏi: “Theo các em, một tháng bạn gái có kinh mấy lần?”: “Dạ vấn đề này em đã được đọc trong sách và được nghe cô giáo sinh học hướng dẫn rất kỹ, một tháng bạn gái sẽ có kinh nguyệt… hai lần, một lần vào mùng một và lần còn lại là ngày 15 âm lịch”.
Chuyên gia tâm lý hỏi tiếp: “Em có chắc không?”. Nữ sinh này hùng hồn nói tiếp: “Con gái chắc chắn có hai lần kinh nguyệt mỗi tháng, một lần vào mùng một và một lần vào ngày 15, tức ngày trăng tròn nên người ta mới gọi là hiện tượng đó là nguyệt san!”.
Câu chuyện thứ ba: Ngoài “tử cấm thành” = ngoài tử cung
Những câu chuyện ngộ nhận về vấn đề kinh nguyệt tuổi dậy thì tạm kết thúc thì chúng tôi lại thêm một phen vã mồ hôi hột khi “đo lường” sự hiểu biết của sinh viên tại một trường cao đẳng ở Bình Dương về những biện pháp phòng ngừa các bệnh lây lan qua đường tình dục và tránh thai an toàn. Hai trong số những câu hỏi chúng tôi đặt cho các bạn như sau:
Câu hỏi 1: “Biện pháp tránh thai bằng cách bạn nam cho “xuất binh ngoài tử cấm thành” thì có khả năng có thai hay không?”
Và câu trả lời mà chuyên gia tâm lý nhận được là: “Xuất binh ngoài tử cấm thành vẫn có khả năng mang thai ạ!”. Cả hội trường rần rần vỗ tay đồng ý.
Chuyên gia tâm lý hỏi tiếp: “Câu trả lời của em hoàn toàn chính xác, em có thể giải thích rõ hơn cho các bạn cùng nghe được không?”. Nữ sinh viên này trả lời: “Khi nam xuất binh ngoài tử cấm thành sẽ khiến bạn nữ có thai… ngoài tử cung ạ!”. Câu trả lời trên khiến cả hội trường có một trận cười.
Câu hỏi 2: “Em hiểu như thế nào về tác dụng của thuốc tránh thai khẩn cấp?”
Câu trả lời: “Thuốc tránh thai giúp chúng ta không bị có thai ngoài ý muốn vì trong thành phần của thuốc tránh thai có những hormon làm tế bào trứng của bạn nữ bị… lép đi. Và khi “trứng bị lép” thì tinh trùng sẽ không thể kết hợp với trứng để tạo ra hợp tử. Và như thế thì chúng ta sẽ không có thai ạ!”.
Câu chuyện thứ tư: “Bắn bluetooth”
Để kết thúc những câu chuyện về những ngộ nhận thời @, chúng tôi tặng các bạn một thuật ngữ mới được sáng tạo bởi chính những bạn học sinh: “Bắn bluetooth” đế nói về hiện tượng đặc trưng đánh dấu tuổi dậy thì của các bạn nam là… (!).
Chuyên viên tâm lý Đào Lê Hòa An (Giảng viên của Trung tâm đào tạo Ý Tưởng Việt) cho biết: “Rõ ràng tuổi mới lớn thời nay có một cái nhìn rất hiện đại về vấn đề giới tính. Qua đó, ta có thể thấy những kiến thức giới tính mà teen biết được hiện nay rất phong phú, đa dạng từ nhiều tài liệu trên Internet. Tuy nhiên những kiến thức đó không mang tính hệ thống và khoa học, chủ yếu được rỉ tai nhau từ người này sang người kia và vì thế có nhiều dị bản xuất hiện. Từ đó, có thể thấy teen đang rất cần có một chương trình giáo dục giới tính một cách bài bản, khoa học, rõ ràng và chi tiết”.
* Ba cơ chế tránh thai của các loại thuốc tránh thai khẩn cấp:
– Thứ hai là thuốc có tác dụng ức chế sự rụng trứng của người phụ nữ.
– Và thứ ba là trong trường hợp trứng đã rụng và được thụ tinh, thuốc sẽ làm thay đổi lớp niêm mạc tử cung (làm bong niêm mạc tử cung sớm) để ngăn cản trứng làm tổ trong buồng tử cung.
Đau đầu khi cha mẹ đi làm, con chưa đến lớp
Từ ngày 1/10, nhiều đơn vị ở TP.HCM dần hoạt động trở lại bình thường. Cha mẹ bắt đầu trở...
Xem tiếpNhiều phụ huynh rơi vào vòng xoáy kim tiền, không còn thời gian dạy con
Giáo sư Huỳnh Văn Sơn: “Nhiều bậc phụ huynh rơi vào vòng xoáy của chuyện kim tiền và có hành...
Xem tiếpThạc sĩ Tâm lý Ngô Minh Duy: Chuyên gia Tham vấn Trị liệu hàng đầu tại Trung tâm Tư vấn Tâm lý Ý Tưởng Việt
Với kinh nghiệm hơn mười năm làm việc trong lĩnh vực tham vấn và trị liệu tâm lý, ThS Ngô...
Xem tiếpCân bằng tâm lý giữa mùa dịch – Điều cần quan tâm đã được giải đáp
Buổi chia sẻ và tư vấn “Bí quyết cân bằng tâm lý trong mùa dịch” trên trang Học sinh, Sinh...
Xem tiếpLời trải lòng của người mẹ với live stream của GS.TS Huỳnh Văn Sơn trong mùa dịch – Đáng để suy ngẫm
“Vì tôi không được học hành cao nên bản thân cũng rất hạn chế trong việc có thể dạy con...
Xem tiếpBản lĩnh xử lý sự cố bất ngờ trên sân khấu giúp Nhật Trường đăng quang “Én Vàng 2019”
Én hot boy’ Nhật Trường (Học viên ưu tú và hiện cũng đang là Giảng viên Khóa đào tạo MC...
Xem tiếpChồng chỉ “ngôn tình” trên mạng
Thấy chồng lúc nào cũng viết những dòng trạng thái đầy “ngôn tình” dành cho mình trên Facebook mà Lan...
Xem tiếpDịch bệnh Covid-19: Trang bị kỹ năng an toàn cho học sinh
Có thể nói không phải chỉ ở học sinh mà không ít người trưởng thành ở một số gia đình...
Xem tiếpGS.TS Huỳnh Văn Sơn nói gì về đề xuất chia năm học thành 4 kỳ?
GS.TS Huỳnh Văn Sơn, Phó hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm TP.HCM, cho rằng: học sinh có nhiều kỳ...
Xem tiếp