Tư vấn tâm lý: Tôi ghét cái gọi là gia đình

Tu Van Tam Ly Toi Ghet Cai Goi La Gia Dinh.jpg
Phải, tôi ghét căn nhà tôi đang sống. Tôi ghét cái giường tôi đang ngủ. Tôi ghét cái bàn, tôi ghét cái nhà tắm, thậm chí cái toilet…Tôi ghét tất cả mọi thứ. Bởi vì những thứ ấy đều do bàn tay ba tôi tạo dựng nên. Tôi ghét ông ấy.

• Ý Tưởng Việt – 10 Năm Chăm sóc tinh thần Việt
Ý Tưởng Việt – Bác sĩ tâm lý Online
Ý Tưởng Việt – Tư vấn tâm lý

 

Tôi ghét gia đình tôi!

Phải, tôi ghét căn nhà tôi đang sống. Tôi ghét cái giường tôi đang ngủ. Tôi ghét cái bàn, tôi ghét cái nhà tắm, thậm chí cái toilet…Tôi ghét tất cả mọi thứ. Bởi vì những thứ ấy đều do bàn tay ba tôi tạo dựng nên. Tôi ghét ông ấy.

Tôi ghét ông ấy từ khi tôi là một đứa bé tiểu học thường xuyên bị đòn roi của ba, cũng đùa nghịch quậy phá như chúng bạn nhưng bọn nó chẳng bao giờ bị cúi xuống phát vào mông còn tôi thì bị đòn như cơm bữa. Trong tâm trí tôi, ba là một vị hung thần, là kẻ mạnh thích ức hiếp người khác mà tôi lại ghét kiểu người như vậy. Tôi chẳng khi nào sà vào lòng ông mà nũng nịu, chẳng thèm đòi quà và thậm chí không muốn nhận quà của ông khi ông di xa vô, trong khi bao đứa trẻ khác luôn ao ước như thế! Khoảng thời gian tôi yêu thích đó là những ngày ông đi công tác xa nhà. Tôi bất cần ông!

Sự xung khắc của tôi và ông còn kéo dài và nặng nề hơn ở những năm học cấp II, cấp III. Ông luôn nghiêm khắc với tôi, ông càng chứng tỏ dạy dỗ được một đứa cứng đầu như tôi, tôi lại càng chứng minh điều ngược lại, càng ngày tôi càng lì lợm hơn, ngang ngạnh hơn. Trong cuộc chiến ấy tôi luôn muốn mình chiến thắng, tôi muốn thắng một kẻ mạnh như ông. Tôi không phải là một đứa quá tệ nếu không muốn nói là khá thông minh nhưng tôi không muốn học. Trong ánh mắt ông, tôi là một thằng vô dụng, một thằng bất tài, một thằng chẳng  ra gì, một thằng đây khuyết điểm. Tôi thích hình ảnh “đen tối” của tôi trong mắt của ông, tôi thích cái cách ông nhìn tôi đau khổ vì khi ấy tôi thấy mình hơn ông.

Ba tôi là người đàn ông độc tài. Mọi thứ trong nhà đều do ông quyết định, kể cả việc mua sắm vật này, vật kia, ông muốn tổ chức cuộc sống gia đình theo ý ông nên ai trái ý đều bị ông la hét không tiếc lời. Tôi chỉ thương má tôi và chị em tôi, và tôi lấy đó như một động lực ở lại gia đình cho những đắng cay tôi đang phải chịu đựng..

Sáng nay, tôi vừa mở mắt dậy đã nghe tôi cằn nhằn và đem tôi so sánh với những đứa con của bạn ông. Đứa thì hai ba cái học bổng, đứa thì dự thi cuộc thi này, cuộc thi nọ, đứa thì sắp lấy vợ, làm chủ hai ba cái công ty, còn tôi thì không bằng một góc của tụi nó. Thế là cuộc đôi co giữa hai người bùng nổ.

– ”Sao ba không nhận tụi nó làm con luôn đi… cần gì phải tiếc rẻ như vậy?”

–  “Mày nhìn lại mày đi, hai mười mấy tuổi đầu rồi mà chỉ biết sống bám vào gia đình”.

– “Tôi cũng muốn đi khỏi cái nhà này lâu lắm rồi, nhưng tôi biết tôi mà rời khỏi thì ông sẽ hành hạ mẹ tôi nhiều hơn”.

– “Hỗn láo!”. Sau khi tát vào mặt tôi một cú trời giáng, ba tôi còn toan vơ cái ghế gỗ gần đó nhưng mẹ và các chị ôm ông lại. Cơn giận đến cùng cực, khiến người ta mất hết lý trí, tôi chạy thật nhanh vào phòng, quơ vài bộ quần áo bỏ vào vali.

– “Tôi đi không phải tôi sợ ông. Tôi chỉ muốn chứng minh, mình không phải là một thằng ăn bám. Ông không được đánh mẹ tôi, nếu tôi biết, tôi không bỏ qua đâu!”

Ba tôi không nói gì cả, ông im lặng. Mẹ và các em dúi vào tay tôi một số tiền và khóc.

Tôi bỏ theo tụi bạn lên thành phố tìm việc làm. Những ngày đầu bỡ ngỡ, mọi thứ ở chốn xa hoa này thật hào nhoáng. Số tiền mẹ cho, tôi nướng tất vào những cuộc chơi thâu đêm, bài bạc, ăn nhậu. Và khi tiền hết, bạn bè quanh tôi lần lượt ra đi.

Lang thang ngoài công viên với cái bụng đói cồn cào nhưng trong túi chẳng có một đồng, đèn đường vẫn soi rực rỡ, những chị công nhân vệ sinh vẫn hối hả.

Ngồi bên ghế đá nhìn sang căn nhà đối diện tôi thấy bên trong là một gia đình có bốn người hệt như gia đình tôi, Ho dang quây quần bên bàn cơm với những tiếng cười nói rôm rả. Thoáng chốc tôi nhớ lại lúc trước còn ở nhà; có ba có me được ăn những món yêu thích mà nước mắt lăn dài giờ đây tôi mới thấu hiểu giá trị của hai tiếng gia đình và chắc chắn không có chỗ nào tuyệt hơn gia đình của mình. Nhưng tôi đã ra đi, vì tự ái, vì sĩ diện, vì muốn chứng tỏ mình là một người trưởng thành, tôi không cho phép mình quay trở lại – nơi tôi từng từ bỏ.

Tôi quyết tâm xin việc làm để kiếm tiền nuôi sống bản thân rồi sẽ cố gắng đi học trở lại, học một cái nghề nào đó. Trong những cơn mơ, tôi trở về nhà với sự thành công mỹ mãn, tôi nhìn thấy ánh mắt của ba mẹ tự hào, lời trầm trồ khen ngợi của hàng xóm, nhưng đó chỉ là ước mơ.

Trước mắt, vì không có bằng cấp, tôi xin vào làm công nhân cho một công trình xây dựng đang thi công. Buổi đầu khá vất vả, bởi vì tôi chưa quen với công việc nặng nhọc này lắm. Những buổi sáng nhịn đói, uống nước cầm bụng để đi làm khiến tôi bị đau dạ dày trầm trọng. Rồi đến một ngày, đang đẩy xe gạch lên dốc cao, vì quá đau và chóng mặt, hoa mắt, tôi bị đảo tay lái và lao xuống phía dưới. Tôi chỉ nghe tiếng mọi người la hét, rồi mọi thứ mờ dần, và tắt hẳn.

Tỉnh dậy, tôi cảm thấy toàn thân ê ẩm, cái đầu đau nhức từng hồi, mẹ tôi ngồi bên giường nắm chặt tay tôi, chắc do mệt nên bà đang ngủ.

Và tôi đã khóc, khóc vì hạnh phúc hơn là hối tiếc. Vì tôi biết, dù có ra sao, gia đình vẫn mãi ở bên tôi. Dù mẹ và các chị giấu tôi sự thật, nhưng qua cuộc nói chuyện của chị y tá và bác sĩ, tôi biết mình bị liệt bán thân, và có thể chân tôi số không còn cử động được nữa. Điều đó biến tôi sẽ thành một kẻ tàn phế, một kẻ vô dụng, Chưa bao giờ tôi thay bất lực như thế này, lúc đó tôi chỉ muốn chết, chết để giải thoát, và chết để trốn tránh khỏi hiện thực oan nghiệt.

Tôi bỏ ăn, bỏ thuốc, và tránh mặt tất cả mọi người vào thăm. Tôi biết mẹ và các em đã khóc rất nhiều, và họ đang tiểu tụy hẳn đi. Nhưng tuyệt nhiên tôi chẳng thấy sự xuất hiện của ba kể từ lúc tôi vào đây, có lẽ ông vẫn lén quan sát tôi, và không hiểu sao, giai đoạn ở bệnh viện, tôi vẫn thường nhận được một số món đồ chơi tuổi thơ do chính tay ông làm. Tôi biết ở cương vị một người cha, ai cũng muốn bản thân giữ hình tượng trước mặt con cái. Tôi biết ba tôi muốn tôi là một người đàn ông trưởng thành nên hơi quá nghiêm khắc. Tôi nhớ, những lần đi tắm sông giữa trời nắng nên tôi bị sốt mê man, chính ba là người cầm quạt để quạt cho tôi trong khi mẹ là người chườm nước ấm. Tôi nhớ, những ngày ba với chiếc xe đạp đợi tối trước cổng trường để canh chừng không cho tôi đi chơi theo chúng bạn. Tôi nhớ, ngày sinh nhật, vì muốn làm cho tôi cái lồng đèn hình con gà trống mà ba da bị đứt tay, chảy rất nhiều máu,.. Tôi biết, tôi biết rất nhiều, nhưng có lẽ là quá muộn. Và bạn thử nhớ lại đi, có bao giờ bạn biết rõ sự thật vào những lúc quá muộn màng như tôi không?

Ai trong đời cũng đều có ít nhất một lần ước thời gian trở lại để sửa sai lầm của mình. Tôi đang ước, bạn cũng đã từng ước, nhưng sự thật thì vẫn mãi là sự thật, nghịch cảnh sẽ tạo nên sự hối hận, đừng trách nó, bởi bạn không thể tránh né và biết trước điều đó, việc có thể làm là cố gắng khắc phục và chấp nhận, chỉ vậy thôi!

Khoảng sáu tháng sau khi phẫu thuật, khi tôi đang nằm bất động trên giường thì ba tôi xuất hiện, không nói một lời, ông ôm tôi ra ngoài.

– “Ba làm gì vậy? Ba đưa con đi đâu vậy?” tôi la lớn.

Quá hốt hoảng với hành động đó của ông nhưng không vùng vẫy được, tôi để mặc ông muốn “xử” tôi thế nào thì “xử”. Ông đưa tôi ra ngoài thảm cỏ ở công viên sân nhà, lấy hai tay tôi quàng vào cổ ông, ông bắt đầu tập cho tôi bước từng bước một. Lúc đầu, chân tôi chưa thích nghi được và không có sức nên vô cùng đau đớn. Ngày qua ngày, ông đều gắng sức tập đi cho tôi. Tôi bỗng nhớ lại hình ảnh ngày bé, ông cũng từng tập đi cho tôi như vậy. Vẫn là ánh mắt cương nghị nhưng đầy yêu thương, đôi vòng tay rắn chắc và cả mùi mồ hôi mặn mặn vì vật lộn với thằng con trai cứng đầu. Vậy mà sao lâu nay tôi lại không nhận ra? Lần này, tôi khóc, khóc thật to mà không cần kiềm chế. Không phải nước mắt đau đớn, không phải nước mắt hả hê, cũng không phải nước mắt của hạnh phúc mà là nước mắt của sự hối hận.

Suốt bao tháng trời ròng rã, tôi tập đi một cách kiên trì không mệt mỏi, rồi đến một ngày, tôi cũng đã tự đứng trên chân mình và bước vài bước chậm chạp. Chẳng ai phát hiện ra điều đó, kể cả ba tôi.

Tất niên cuối năm, khi gia đình ngôi vào bàn quây quần bên nhau, cả nhà đi tìm tôi, nhưng đều không thấy. Họ đã sửng sốt kinh ngạc khi tôi chập chững từng bước từ ngoài cửa bước vào ngồi vào bàn cơm. Mẹ tôi vui mừng đến khóc, Chị em tôi ôm nhau hạnh phúc. Ba tôi cười khẽ và bảo cả nhà: “Tết rồi, cả nhà ăn cơm thôi!” – Lời nói đơn giản nhưng tôi thấy nó ấm áp và mang nhiều ý nghĩa sâu sắc vô cùng. Ông xem sự kiện tôi có thể đi lại như một chuyện bình thường, như cái cách một người lạc quan đối diện với thử thách thật dửng dưng. Tôi thầm cảm ơn vụ tai nạn lao động khi trước đã tạo cơ hội cho gia đình tôi có thể quây quần bên mâm cơm thế này và nghiệm ra một điều là “Chỉ khi bạn là người lạc quan bạn mới thấy được cơ hội trong mỗi nghịch cảnh”.

Bên mâm cơm, cả nhà tôi cười nói rôm rả, và sự phát hiện kỳ diệu của bé Út khiến cả nhà mỉm cười nhìn nhau hạnh phúc: FAMILY = Father And Mother I Love You.

Góc nhìn chuyên gia:

Gia đình luôn chờ mong, kỳ vọng một điều gì đó từ những đứa con của mình. Các bậc cha mẹ thường mong con mình lớn lên trở thành những người có ích cho xã hội, trong khi đó, con cái lại mong rằng cha mẹ thật sự tâm lý và hiểu được những suy nghĩ của mình. Nhưng trên thực tế, giữa cha mẹ và con cái không phải bao giờ cũng tìm được tiếng nói chung. Trong khi không ít cha mẹ tập trung cho sự nghiệp và phát triển kinh tế gia đình thì con cái lại có cảm giác lạc lõng trong chính căn nhà mình. Con cái cho rằng, cha mẹ không hiểu chúng, cha mẹ không quan tâm, chở che, ngôi nhà mình đang sống không có không khí của một gia đình. Cứ như vậy, những bất đồng giữa các thế hệ ngày một lớn, tạo thành một hố ngăn cách tường như không thể nào san bằng.

Câu chuyện trên đây không phải là trường hợp duy nhất mà chúng ta nghe thấy hay chứng kiến, đến lúc tưởng chừng như lạc mất nhau thì mọi thành viên trong gia đình mới thực sự hiểu nhau, mới biết trân trọng cuộc sống mình đang có.

Trên thực tế đã có không ít câu chuyện buồi tương tự đã, đang và sẽ diễn ra trong các gia đình hiện nay. Cha mẹ mải làm ăn kinh tế, làm giàu thật nhiều mà quên mất vai trò, nhiệm vụ của mình, dây là một phần nguyên nhân lý giải tình trạng tội phạm vi phạm pháp luật ngày một trẻ hoá. Trong gia đình, các thành viên không tìm thấy được sự bình yên, không tìm thấy sự đồng cảm hay thấu hiểu nhau, khiến họ ngày càng xa cách. Chính những lúc như vậy, nếu gặp những bạn bè xấu lôi kéo thì các bạn trẻ rất dễ sa vào những mối quan hệ, những hành vi không thể kiểm soát được.

Hình thành nhân cách của một đứa trẻ là cả một quá trình lâu dài và đầy cam go. Nhắc lại những lỗi lầm người khác đã phạm phải, nhất là những người thân yêu chỉ làm cho mọi thành viên trong gia đình dễ bị tổn thương là họ chỉ muốn cuộn mình trong một vỏ ốc riêng Chỉ khi các em tự nhận ra mình đã sai lầm như nào, mình cần làm gì để khắc phục được sai lầm thì khi đó các em mới tự đứng lên, mới trưởng thành và tự khẳng định giá trị của bản thân. Mong rằng thông qua mỗi biến cố, mỗi lần vấp ngã, các em lại hiểu hơn công lao, sự hy sinh cha mẹ dành cho mình lớn đến dường nào mà chàng thanh niên trong câu chuyện trên là minh chứng rõ nét.
 

• Ý Tưởng Việt – 10 Năm Chăm sóc tinh thần Việt
Ý Tưởng Việt – Bác sĩ tâm lý Online

Trung tâm tư vấn tâm lý Ý Tưởng Việt | Dịch vụ Tư vấn tâm lý
Trung tâm tư vấn tâm lý Ý Tưởng Việt | Tư vấn tâm lý Online
8 Dấu hiệu nhắc bạn nên gặp bác sĩ tâm lý

Tư vấn tâm lý tình bạn tình yêu
Tư vấn tâm lý hôn nhân gia đình
Tư vấn tâm lý giới tính lứa tuổi
Tư vấn tâm lý giáo dục con cái
Tư vấn tâm lý hướng nghiệp
Trị liệu tâm lý

Ý TƯỞNG VIỆT – LÀNG THIẾU NIÊN THỦ ĐỨC | Tổng kết chương trình Tư vấn tâm lý – Giáo dục Kỹ năng sống cho trẻ 2023 – 2024 và Ký kết hợp tác giai đoạn 2024 – 2025

Đào tạo Kỹ năng sống Tư vấn tâm lý

Vừa qua, Nhà Ý Tưởng Việt cùng LÀNG THIẾU NIÊN THỦ ĐỨC phối hợp tổ chức LỄ TỔNG KẾT "CHƯƠNG...

Xem tiếp

Cuối tuần sôi động cùng “Ngày hội vì người lao động BenThanh Group”

Đào tạo Doanh nghiệp Tư vấn tâm lý

Vừa qua, Công đoàn Tổng Công ty Bến Thành phối hợp Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bến Thành tổ...

Xem tiếp

Dự án Phát triển Tâm lý học đường quận Tân Phú | Đi thăm Phòng Tâm lý học đường trường THCS Lê Anh Xuân – Khám phá 3 hiểu lầm thường gặp khi nhắc đến phòng Tâm lý học đường

Tư vấn Tâm lý học đường Tư vấn tâm lý

Cùng Ý Tưởng Việt tham quan Phòng Tâm lý học đường trường THCS Lê Anh Xuân nhé!

Xem tiếp

Đón đoàn sinh viên Đại học Quốc tế Sài Gòn đến tham quan và trải nghiệm thực tế nghề nghiệp

Tư vấn tâm lý Tin Hoạt động

Vừa qua, Ý Tưởng Việt rất vui được đón đoàn sinh viên chuyên ngành Tâm lý học đến từ Đại...

Xem tiếp

Dự án “Tư vấn tâm lý học đường trường TH Đoàn Thị Điểm” | Tập huấn bồi dưỡng giáo viên “Kỹ năng tham vấn dành cho học sinh tiểu học”

Tư vấn Tâm lý học đường Tư vấn tâm lý

Ý Tưởng Việt phối hợp Trường TH Đoàn Thị Điểm mang tới CHUYÊN ĐỀ TẬP HUẤN BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN...

Xem tiếp

Toạ đàm “Nâng cao năng lực chăm sóc sức khoẻ tinh thần học sinh” quận 8 – Khởi đầu chặng đường hợp tác nhân văn, vì một thế hệ trẻ bản lĩnh

Tư vấn Tâm lý học đường Tư vấn tâm lý

Vậy là Tọa đàm "NÂNG CAO NĂNG LỰC CHĂM SÓC SỨC KHỎE TINH THẦN HỌC SINH" QUẬN 8 đã khép...

Xem tiếp

Dự án tư vấn tâm lý học đường trường TH Phan Chu Trinh | Chuyên đề “Nhận diện những khó khăn tâm lý của con và các giải pháp”

Tư vấn Tâm lý học đường Tư vấn tâm lý

Coi sự đồng bộ giữa gia đình - nhà trường là yếu tố then chốt trong công tác tư vấn...

Xem tiếp

Dự án tư vấn tâm lý học đường trường TH Phan Chu Trinh | Ra mắt phòng Tâm lý học đường – Chuyên đề “Em biết chăm sóc sức khoẻ tinh thần”

Chuyên đề tâm lý giáo dục học đường Tư vấn Tâm lý học đường Tư vấn tâm lý

Tiếp nối những nỗ lực trong hành trình xây dựng môi trường học đường hạnh phúc, nhân rộng ý nghĩa...

Xem tiếp

Bác sĩ tâm lý Online 2024

Tư vấn tâm lý

Những lúc chúng ta không thể giải quyết các vấn đề và các khó khăn tâm lý của bản thân,...

Xem tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *