Tư vấn tâm lý: Rớt đại học không phải là khép lại tất cả

Tu Van Tam Ly Rot Dai Hoc Khong Phai La Khep Lai Tat Ca.jpg
Hãy vượt qua những nỗi buồn lo trước mắt để làm chủ cuộc đời mình. Sau mỗi kì thi đại học, chúng ta thường nghe được rất nhiều về những suy nghĩ tiêu cực của các bạn. Nhưng nếu đã chuẩn bị một tâm thế từ trước, các bạn sẽ không cảm thấy ngỡ ngàng. Lẽ thường trong một kỳ thi, chúng ta không phải bao giờ cũng là người dành chiến thắng. Điều quan trọng nhất là chúng ta đã làm hết sức mình. Ngay cả khi chọn học một trường, cậu Linh trong câu chuyện vẫn đi tìm những hướng đi mới, tìm cho mình những mục tiêu mới.

• Ý Tưởng Việt – 10 Năm Chăm sóc tinh thần Việt
Ý Tưởng Việt – Bác sĩ tâm lý Online
Ý Tưởng Việt – Tư vấn tâm lý

 

Linh nhờ người bạn thân của mình viết cho cậu ấy một bộ hồ sơ dự thi vào Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng. Thực ra, lực học của Linh không tốt lắm!
Tôi nghĩ cậu khó có khả năng đậu vào một trường top trên, nhưng khi cậu ấy đã chọn ước mơ của mình thì tôi cũng không tiện ngăn cản.

Đúng ra Linh đã ra trường đúng hạn nhưng do hoàn cảnh gia đình nên tạm thời nghỉ một năm. Những ngày tháng ôn thi đại học của chúng tôi diễn ra khá căng thẳng. Do học khối xã hội nên tôi luôn phải ghi nhớ các sự kiện lịch sử, các hội nghị Trung ương Đảng diễn ra tại những thời điểm cụ thể. Linh cũng không hơn gì tôi, cậu ấy phải nắm rõ và thuộc lòng những phương trình hoá học, những công thức vật lý. Chúng tôi luôn nỗ lực cố gắng từng ngày cho mục tiêu lớn nhất trong mười tám năm qua là đậu vào những trường đại học mình mơ ước. Nhận thấy tôi chịu khá nhiều áp lực trong kì thi đại học sắp đến nên trước kỳ thi một tháng, gia đình tổ chức đi tham quan Vũng Tàu để tạo tinh thần thoải mái cho tôi trước kì thi quan trọng của đời người. Trước khi đi, tôi có gặp Linh tại phòng học luyện thi của trường, do lúc ấy chúng tôi chưa có điện thoại nên chỉ kịp ghi lại số điện thoại gia đình và gửi đến cậu ấy những lời chúc viết vội.

Vậy là tôi theo hành trình của riêng mình, vào Vũng Tàu được ông bà ngoại chăm sóc nên tôi khá thoải mái, việc học của tôi cũng tương đối tốt và từ ngày vào đó, tôi không biết được tin tức về cậu ấy. Tôi khá hồi hộp khi nghĩ về những năm tháng ở giảng đường đại học nên cố gắng hết sức mình, và tôi cũng không quên cầu chúc cho cậu ấy đạt kết quả tốt.

Sau gần một tháng chờ mong, cuối cùng kết quả cũng được thông báo, tôi đã đậu đại học với số điểm tương đối cao. Trong khi đó, ngày nào tôi cũng mong ngóng tin tức của Linh. Một chiều  mưa, tôi nhận được một cuộc điện thoại đường dài. Cậu ấy gọi cho tôi nhưng im lặng nhiều hơn. Tôi phải liên tục hỏi như một sự khẳng định:
“Linh à! Có phải Linh ở đầu dây không?”. Khác với thường ngày, giọng cậu ấy nhỏ hẳn với nhiều tiếng thở dài bên kia đầu máy. Mãi một lúc sau, cậu ấy mới kể cho tôi nghe về kết quả kỳ thi của mình.

Cậu ấy vừa đủ điểm sàn nhưng điểm vào ngành cậu ấy lựa chọn thì không đủ đậu. Linh đang buồn và hụt hẫng. Lúc đó, tôi ước duy nhất một điều là được về quê. Khi đó, chúng tôi mới có thể cùng khóc, cùng cười với nhau như ngày cuối cùng chúng tôi chia tay mái trường phổ thông, nhưng khoảng cách bây giờ là quá xa để thực hiện điều đó.

Tôi muốn lắng nghe cậu ấy nói, muốn nghe những gì Linh bộc bạch lúc này. Từ trước đến nay, gia đình không thực sự tin tưởng Linh có thể đậu đại học. Vì vậy, Linh đã cố gắng rất nhiều trong kì thi vừa qua với mong muốn chứng minh cho gia đình thấy được năng lực của cậu. Nhưng cuối cùng cậu đã không thành công. Nghe Linh nói mà tôi ứa nước mắt, chưa bao giờ tôi nghĩ về kết quả thi đại học lại có tính chất quyết định nhiều đến như vậy. Điều này giúp tôi nhận thấy lứa tuổi chúng tôi bắt đầu phải đối diện nhiều hơn với những phong ba bão táp cuộc đời.

Ngày qua ngày, tôi và Linh cứ liên tục chia sẻ với nhau những tâm tư, dẫu tôi không ở bên cậu ấy mỗi ngày. Những gì cậu ấy nói cùng tôi khiến tôi thực sự cảm thấy an tâm và khâm phục bạn mình. Sau khi bình tâm trở lại, tôi và Linh đã lên kế hoạch cụ thể cho mỗi người. Tôi làm thủ tục nhập học, còn cậu ấy sẽ tìm trường cao đẳng nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng hai. Chúng tôi bắt đầu lên danh sách những trường cao đẳng kỹ thuật và cũng không quên tìm hiểu xem mỏi trường lấy nguyện vọng và điểm chuẩn như thế nào. Khoảng thời gian bận rộn đó đã kéo Linh ra khỏi nỗi buồn thi rớt và hơn hết là cậu ấy không còn bi quan hay lo lắng nhiều như trước. Cậu đã có thể tự tìm cho mình những hướng đi mới.

Sau khi tôi nhập học một tuần thì cậu ấy cũng nhận được giấy báo trúng tuyển vào một trường cao đẳng. Ngày cậu ấy nhận tin đậu vào trường tôi vui như chính mình đậu vậy. Cuối cùng thì chúng tôi cũng vào được những ngôi trường mình mơ ước, cao đẳng hay đại học không quan trọng bằng việc chúng tôi không từ bỏ ước mơ và đam mê của mình. Một năm để chúng tôi hoàn thành những môn học đại cương, trong lúc tôi đang say sưa kế cho cậu ấy nghe về cuộc sống thành phố ở phương Nam thì bất ngờ cậu ấy nói cùng tôi vé kế hoạch sẽ đi Hàn Quốc theo diện xuất khẩu lao động trong chương trình hợp tác lao động Việt – Hàn. Tôi khá bất ngờ khi nghe cậu ấy nói và dường như tôi không tin vào những điều mình vừa nghe. Không chờ tôi hỏi dồn, Linh lần lượt nói với tôi về những mục tiêu mà cậu ấy đặt ra trong khoảng thời gian này và những kế hoạch trong thời gian sắp tới. Một năm trước đây, cậu ấy lặng người khi nhận kết quả thi tốt nghiệp đại học; và chỉ vỏn vẹn một năm sau cú vấp ngã dường như cậu ấy đã thực sự trưởng thành. Trong khi tôi còn mải mê cho những năm tháng ở giảng đường thì cậu ấy đã trở thành một người suy nghĩ chín chắn, biết xác định con đường mình sẽ đi.

Linh sẽ đi Hàn Quốc để nâng cao tay nghề. Qua đó, Linh biết thêm tiếng Hàn. Sau ba năm trở về, Linh có thế nộp hồ sơ vào các công ty Hàn Quốc đang rất cần đội ngũ nhân lực tay nghề cao, chuyên nghiệp và thông thạo ngoại ngữ. Nghe cậu ấy nói, tôi thực sự ngỡ ngàng. Một năm sau vấp ngã đã giúp Linh thực sự trưởng thành, đã biết đứng lên làm chủ cuộc đời mình.

Bốn năm nhanh chóng trôi qua, giờ đây tôi cũng đã bước vào những thử thách đầu tiên của cuộc sống đã kiếm cho mình những công việc phù hợp với chuyên ngành được đào tạo. Và tôi nhìn sang Linh sau ba năm đi Hàn Quốc, cậu có những gì? Hàng ngày, Linh làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, có các thiết bị hiện đại, công nghệ cao. Nhờ có niềm đam  mê với các công nghệ mới nên giờ đây, cậu thích ứng nhanh với môi trường làm việc nước ngoài rất chuyên nghiệp. Với trình độ tiếng Hàn hiện tại, Linh có thể nói và hiếu tiếng Hàn rất nhanh, cậu thường xuyên giao tiếp với những người dân bản địa và những người công nhân kỹ sư cùng công ty. Trong lúc tôi vẫn còn đang loanh quanh trang trải cuộc sống và tích góp những đồng tiền đầu tiên ở Sài Gòn thì cậu ấy đã dành dụm được một số vốn kha khá để sau này về nước mở cho mình một xưởng nhỏ hoặc đi làm tại những công ty Hàn Quốc.

Tôi thực sự bất ngờ khi nhìn lại chặng đường 4 năm – khoảng thời gian chúng tôi đã đi qua. Mỗi thành viên trong lớp chúng tôi chọn cho mình một con đường riêng, có đứa giờ đây đã yên bề gia thất, có đứa lại học sau đại học hay đi làm. Còn riêng Linh, cứ ngỡ rằng bốn năm sau lần rớt đại học và đậu vào một trường cao đẳng cậu sẽ yên vị cho việc học của mình nhưng không, cậu ấy đã có những suy nghĩ riêng, tự tìm cho mình con đường đi, không lệ thuộc vào gia đình. Không những vậy, cậu còn giành được niềm tin từ các thành viên trong gia đình.

Riêng tôi, tôi luôn tự hào khi có một người bạn như cậu ấy trong đời. Bốn năm tự lập ở Sài Gòn, không ít lần tôi muốn từ bỏ tất cả để về nhà, nhưng mỗi khi nghĩ về cậu bạn của mình, tôi lại tiếp tục cố gắng. Ai đó đã từng nói, không có sự thất bại, tất cả chỉ là thử thách. Và tất cả chúng tôi đang nỗ lực phấn đấu cho những mục tiêu của cuộc đời mình. Dẫu biết rằng chặng đường phía trước sẽ còn nhiều chông gai và thử thách nhưng chỉ cần sống hết mình thì nhất định tôi và các bạn sẽ làm được mọi việc.

Góc nhìn chuyên gia:

Chúng ta không có quyền chọn cho mình nơi sinh ra nhưng chúng ta được chọn cho mình cách sống. Cậu bạn của nhân vật trong câu chuyện trên đã trở thành một con người bản lĩnh và trưởng thành sau một cú vấp ngã.

Cứ ngỡ rằng sau khi trượt đại học, Linh sẽ rất buồn nhưng cậu đã không bị quan, thay vì chối bỏ sự thật thì cậu đã bình tĩnh, tìm đến và chia sẻ với những người bạn thân, giải tỏa những mệt mỏi trong lòng. Người bạn thân trong câu chuyện rất tâm lý khi luôn đồng hành cùng người bạn của mình, luôn lắng nghe và chia sẻ với một sự đồng cảm cao nhất. Chính trong giai đoạn khó khăn nhất của cuộc đời, Linh đã tìm thấy những người bạn thực sự.

Hãy vượt qua những nỗi buồn lo trước mắt để làm chủ cuộc đời mình. Sau mỗi kì thi đại học, chúng ta thường nghe được rất nhiều về những suy nghĩ tiêu cực của các bạn. Nhưng nếu đã chuẩn bị một tâm thế từ trước, các bạn sẽ không cảm thấy ngỡ ngàng. Lẽ thường trong một kỳ thi, chúng ta không phải bao giờ cũng là người dành chiến thắng. Điều quan trọng nhất là chúng ta đã làm hết sức mình. Ngay cả khi chọn học một trường, cậu Linh trong câu chuyện vẫn đi tìm những hướng đi mới, tìm cho mình những mục tiêu mới.

Không quan trọng là ta sống được bao lâu mà quan trọng là ta sống như thế nào. Dù trượt đại học, dù thất bại điều đó không dễ gì có thể vượt qua nhưng quan trọng nhất vẫn là ý chí, nghị lực phấn đấu không ngừng bởi sau khi vượt qua được giai đoạn khó khăn, mỗi người sẽ trưởng thành và lớn lên.

Ý TƯỞNG VIỆT – LÀNG THIẾU NIÊN THỦ ĐỨC | Tổng kết chương trình Tư vấn tâm lý – Giáo dục Kỹ năng sống cho trẻ 2023 – 2024 và Ký kết hợp tác giai đoạn 2024 – 2025

Đào tạo Kỹ năng sống Tư vấn tâm lý

Vừa qua, Nhà Ý Tưởng Việt cùng LÀNG THIẾU NIÊN THỦ ĐỨC phối hợp tổ chức LỄ TỔNG KẾT "CHƯƠNG...

Xem tiếp

Dự án Phát triển Tâm lý học đường quận Tân Phú | Đi thăm Phòng Tâm lý học đường trường THCS Lê Anh Xuân – Khám phá 3 hiểu lầm thường gặp khi nhắc đến phòng Tâm lý học đường

Tư vấn Tâm lý học đường Tư vấn tâm lý

Cùng Ý Tưởng Việt tham quan Phòng Tâm lý học đường trường THCS Lê Anh Xuân nhé!

Xem tiếp

Đón đoàn sinh viên Đại học Quốc tế Sài Gòn đến tham quan và trải nghiệm thực tế nghề nghiệp

Tư vấn tâm lý Tin Hoạt động

Vừa qua, Ý Tưởng Việt rất vui được đón đoàn sinh viên chuyên ngành Tâm lý học đến từ Đại...

Xem tiếp

Dự án “Tư vấn tâm lý học đường trường TH Đoàn Thị Điểm” | Tập huấn bồi dưỡng giáo viên “Kỹ năng tham vấn dành cho học sinh tiểu học”

Tư vấn Tâm lý học đường Tư vấn tâm lý

Ý Tưởng Việt phối hợp Trường TH Đoàn Thị Điểm mang tới CHUYÊN ĐỀ TẬP HUẤN BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN...

Xem tiếp

Toạ đàm “Nâng cao năng lực chăm sóc sức khoẻ tinh thần học sinh” quận 8 – Khởi đầu chặng đường hợp tác nhân văn, vì một thế hệ trẻ bản lĩnh

Tư vấn Tâm lý học đường Tư vấn tâm lý

Vậy là Tọa đàm "NÂNG CAO NĂNG LỰC CHĂM SÓC SỨC KHỎE TINH THẦN HỌC SINH" QUẬN 8 đã khép...

Xem tiếp

Dự án tư vấn tâm lý học đường trường TH Phan Chu Trinh | Chuyên đề “Nhận diện những khó khăn tâm lý của con và các giải pháp”

Tư vấn Tâm lý học đường Tư vấn tâm lý

Coi sự đồng bộ giữa gia đình - nhà trường là yếu tố then chốt trong công tác tư vấn...

Xem tiếp

Dự án tư vấn tâm lý học đường trường TH Phan Chu Trinh | Ra mắt phòng Tâm lý học đường – Chuyên đề “Em biết chăm sóc sức khoẻ tinh thần”

Chuyên đề tâm lý giáo dục học đường Tư vấn Tâm lý học đường Tư vấn tâm lý

Tiếp nối những nỗ lực trong hành trình xây dựng môi trường học đường hạnh phúc, nhân rộng ý nghĩa...

Xem tiếp

Bác sĩ tâm lý Online 2024

Tư vấn tâm lý

Những lúc chúng ta không thể giải quyết các vấn đề và các khó khăn tâm lý của bản thân,...

Xem tiếp

Dịch vụ Tư vấn tâm lý 2024

Tư vấn tâm lý

Trung tâm tư vấn tâm lý Ý Tưởng Việt với các chuyên gia "bác sĩ" tâm lý hàng đầu GS.TS....

Xem tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Messenger