Tư vấn tâm lý: Khi bé yêu nghịch ngợm và nói dối

Tu Van Tam Ly Khi Be Yeu Nghich Ngom Va Noi Doi 1.jpg
Tư vấn tâm lý gia đình, dạy con: Các cháu rất nghịch và rất khó bảo, tôi cũng không biết phải xử lí thế nào, nhiều lúc chịu không nổi luôn. Cả hai cháu đều hay nói dối, cãi lại và có những cách nhìn khó chịu khi cháu không thích ai đó.

Tôi lập gia đình đã 6 năm và hiện tại tôi có 2 cháu, một cháu 3 tuổi và một cháu 4 tuổi. Các cháu rất nghịch và rất khó bảo, tôi cũng không biết phải xử lí thế nào, nhiều lúc chịu không nổi luôn. Cả hai cháu đều hay nói dối, cãi lại và có những cách nhìn khó chịu khi cháu không thích ai đó. Đôi lúc tôi cũng có dùng hình phạt nhưng đâu lại vào đó, các cháu chẳng chịu nghe lời. Nếu cứ tiếp tục tình hình này, tôi sợ các cháu sẽ hư mất. Xin chuyên gia tư vấn cho tôi lời khuyên.
 

• Ý Tưởng Việt – 10 Năm Chăm sóc tinh thần Việt
Ý Tưởng Việt – Bác sĩ tâm lý Online
Ý Tưởng Việt – Tư vấn tâm lý

   

Tư vấn tâm lý: Khi bé yêu nghịch ngợm và nói dối

→ Câu trả lời từ Chuyên gia tâm lý:

Chị thân mến! Sự “lém lỉnh” trong cách trả lời với người lớn, hay “chối bay đi” khi mình vừa làm bể một cái ly… điều này chứng tỏ bé đã lớn rồi đấy. Bé đã biết “sợ”, biết “hành động của mình không đúng”, biết điều đó “nên hay không nên” làm rồi. Và vì thế bé suy nghĩ và lựa chọn câu trả lời theo cách riêng của mình.

Trẻ 4 tuổi hoàn toàn biết lắng nghe và đánh giá những lời nói của người khác. Trẻ biết lựa lời để nói lại khi có những hành động không được sự ủng hộ chị ạ. Tuy đã “lém lỉnh” như thế, nhưng đa số trẻ lại chưa ý thức được nhiều về những hành vi đúng sai của mình. Mặt khác, do hạn chế về nhận thức lý tính nên giữa trẻ và người lớn có một khoảng cách tâm lý rất lớn, nên nhiều khi trong cách người lớn thể hiện, trẻ không tuân theo và cãi lại, thậm chí là nói dối khi trẻ tìm cách làm xuôi lòng người khác.

Việc trẻ quen cãi lại và nói dối, ban đầu trẻ hoàn toàn không biết như thế nào đúng sai gì cả, chỉ nghĩ rằng “à, cách này thì bố mẹ, anh chị sẽ không la”, nên nghĩ rằng cách ứng xử như vậy là được ủng hộ. Tuy nhiên, chỉ cần làm được vài lần ở trẻ có thể dẫn đến hình thành thói quen không tốt. Vì vậy, để hạn chế trẻ cãi lại và nói dối, người lớn cần tránh tạo ra những mâu thuẫn không cần thiết giữa trẻ với mình, điều này có thể thực hiện được nếu chúng ta đặt mình vào vị trí của trẻ, là một người bạn của trẻ chúng ta sẽ hiểu cách trẻ suy nghĩ và sẽ khéo léo hơn khi trao đổi với trẻ.

Khi trẻ cãi lại hay nói dối, người lớn không nên bỏ qua, nhưng cũng đừng gay gắt, hãy giải thích cho trẻ hiểu rằng đó là một hành vi xấu và con phải cố gắng bỏ. Nếu trẻ “không quyết tâm” sửa đổi thì người lớn sẽ “nghỉ chơi” và “không quan tâm” nữa…

 

Về lâu dài, để hình thành những tính cách tốt cho bé, mỗi thành viên trong gia đình phải là một tấm gương về cách cư xử, giao tiếp để bé noi theo.

Bé sẽ rất thích học theo cách mà một người có thẻ ảnh hưởng đến những người khác, như ông bố chẳng hạn, sẽ bắt chước tất cả những gì mà bố hay thể hiện ở nhà. Chị cũng nên mua thêm những truyện tranh, kể cho cháu nghe những câu chuyện đạo đức như “Cậu bé nói dối” hoặc “Sự tích cây vú sữa”… để trò chuyện, trao đổi thêm với bé, chị nhé!
 

Riêng với bé 3 tuổi, thì “khả năng” khám phá “đỉnh cao” ở trẻ đã bắt đầu phát triển phát triển, trong giai đoạn này người lớn chúng ta thường hay thấy trẻ “quậy, phá, nghịch ngợm”… để nói đến các mức độ khám phá của trẻ.

Đã là con trẻ, khi phát triển bình thường, hầu như ta đói cần phải được ăn. Chị cấm bé “nghịch” chẳng khác nào chị mang đến sự bất hạnh cho bé, bé có thể sẽ tiu ngỉu vì không được chơi đấy. Tuy nhiên, thay vì cấm chơi, có thể cho phép bé chơi trong khuôn khổ của mình điều đó lại có ý nghĩa rất tích cực, như chị có thể nhắc “Con chỉ được chơi ở ngoài sân thôi”, “mình nghỉ chơi thôi đến giờ ăn rồi”…

Nếu bé rất hiếu động, biểu hiện tính kiềm chế chưa phát triển tốt ở trẻ, trường hợp này chị nên tìm những trò chơi đòi hỏi phải có sự ổn định một chỗ, phải nỗ lực hoàn thành trò chơi, như trò chơi xếp hình, trò chơi lắp ráp, trò chơi xây dựng… để tập cho bé dần biết nỗ lực vượt khó, biết kiềm chế và kiểm soát bản thân trong các hoạt động khác sau này.

Tuy nhiên, trường hợp bé chơi có biểu hiện của sự tăng động (hiếu động quá mức), trẻ khó kiểm soát được bản thân, mồ hôi mồ kê nhễ nhại dù đã nhắc nhở nhiều lần nhưng chỉ được vài phút đâu lại vào đấy, tiếp tục đùa nghịch và quên ngay lời mẹ vừa dặn (do hoạt động chức năng hệ thần kinh của trẻ dễ hưng phấn, khó ức chế, chưa có sự ổn định làm bé khó kiểm soát các hoạt động của bản thân), gia đình nên đưa đến các chuyên khoa tâm lý ở bệnh viện nhi để được tham vấn và hướng dẫn chăm sóc bé hiệu quả hơn. Chúc chị thành công!
 

• Tư vấn tâm lý: Phải làm thế nào khi con cái cứ vòi vĩnh đồ chơi?
Tư vấn tâm lý: Con tôi bị mắc chứng sợ học thì tôi nên làm thế nào?
Tư vấn tâm lý Online

Ý TƯỞNG VIỆT – LÀNG THIẾU NIÊN THỦ ĐỨC | Tổng kết chương trình Tư vấn tâm lý – Giáo dục Kỹ năng sống cho trẻ 2023 – 2024 và Ký kết hợp tác giai đoạn 2024 – 2025

Đào tạo Kỹ năng sống Tư vấn tâm lý

Vừa qua, Nhà Ý Tưởng Việt cùng LÀNG THIẾU NIÊN THỦ ĐỨC phối hợp tổ chức LỄ TỔNG KẾT "CHƯƠNG...

Xem tiếp

Dự án Phát triển Tâm lý học đường quận Tân Phú | Đi thăm Phòng Tâm lý học đường trường THCS Lê Anh Xuân – Khám phá 3 hiểu lầm thường gặp khi nhắc đến phòng Tâm lý học đường

Tư vấn Tâm lý học đường Tư vấn tâm lý

Cùng Ý Tưởng Việt tham quan Phòng Tâm lý học đường trường THCS Lê Anh Xuân nhé!

Xem tiếp

Đón đoàn sinh viên Đại học Quốc tế Sài Gòn đến tham quan và trải nghiệm thực tế nghề nghiệp

Tư vấn tâm lý Tin Hoạt động

Vừa qua, Ý Tưởng Việt rất vui được đón đoàn sinh viên chuyên ngành Tâm lý học đến từ Đại...

Xem tiếp

Dự án “Tư vấn tâm lý học đường trường TH Đoàn Thị Điểm” | Tập huấn bồi dưỡng giáo viên “Kỹ năng tham vấn dành cho học sinh tiểu học”

Tư vấn Tâm lý học đường Tư vấn tâm lý

Ý Tưởng Việt phối hợp Trường TH Đoàn Thị Điểm mang tới CHUYÊN ĐỀ TẬP HUẤN BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN...

Xem tiếp

Toạ đàm “Nâng cao năng lực chăm sóc sức khoẻ tinh thần học sinh” quận 8 – Khởi đầu chặng đường hợp tác nhân văn, vì một thế hệ trẻ bản lĩnh

Tư vấn Tâm lý học đường Tư vấn tâm lý

Vậy là Tọa đàm "NÂNG CAO NĂNG LỰC CHĂM SÓC SỨC KHỎE TINH THẦN HỌC SINH" QUẬN 8 đã khép...

Xem tiếp

Dự án tư vấn tâm lý học đường trường TH Phan Chu Trinh | Chuyên đề “Nhận diện những khó khăn tâm lý của con và các giải pháp”

Tư vấn Tâm lý học đường Tư vấn tâm lý

Coi sự đồng bộ giữa gia đình - nhà trường là yếu tố then chốt trong công tác tư vấn...

Xem tiếp

Dự án tư vấn tâm lý học đường trường TH Phan Chu Trinh | Ra mắt phòng Tâm lý học đường – Chuyên đề “Em biết chăm sóc sức khoẻ tinh thần”

Chuyên đề tâm lý giáo dục học đường Tư vấn Tâm lý học đường Tư vấn tâm lý

Tiếp nối những nỗ lực trong hành trình xây dựng môi trường học đường hạnh phúc, nhân rộng ý nghĩa...

Xem tiếp

Bác sĩ tâm lý Online 2024

Tư vấn tâm lý

Những lúc chúng ta không thể giải quyết các vấn đề và các khó khăn tâm lý của bản thân,...

Xem tiếp

Dịch vụ Tư vấn tâm lý 2024

Tư vấn tâm lý

Trung tâm tư vấn tâm lý Ý Tưởng Việt với các chuyên gia "bác sĩ" tâm lý hàng đầu GS.TS....

Xem tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Messenger