Tư vấn tâm lý: Buổi nhóm họ của tôi

Tu Van Tam Ly Buoi Nhom Ho Cua Toi.jpg
Những buổi nhóm họ thường không nhiều kỷ niệm như trong gia đình nhỏ như những kỷ niệm đó giúp ta nhớ về những thế hệ trước. Có những lúc chúng ta ngỡ rằng, dòng họ (gia tộc) là một phạm trù thật lớn và những người trẻ thường ít quan tâm nhưng thực ra chính quan hệ dòng tộc lại là nền tảng vững chắc xây dựng các mối quan hệ trong gia đình và khiến mỗi người luôn phải hướng về.

Đi nhóm họ, trở thành một người con dâu trong gia đình mới, học những quy tắc ứng xử phù hợp với gia đình chồng,.. chỉ nghĩ tới những điều ấy thôi là tôi đã ái ngại lắm rồi, huống gì là tôi phải đi học tất cả các thứ ấy. Ôi cuộc sống hôn nhân vợ chồng thật là phức tạp!

 

• Ý Tưởng Việt – 10 Năm Chăm sóc tinh thần Việt
Ý Tưởng Việt – Bác sĩ tâm lý Online
Ý Tưởng Việt – Tư vấn tâm lý

   

Tôi là cô gái vừa bước vào đời sống vợ chồng. Cả hai vợ chồng tôi đều sinh ra tại miền Trung, học tập và gặp nhau ở miền Nam. Qua 2 năm tìm hiểu, mỗi người đều cảm thấy cần một chốn dừng chân, và chúng tôi quyết định đăng ký kết hôn. Trước khi chúng tôi quyết định cưới thì cả 2 gia đình đã có dịp tìm hiểu nhau. Chính vì thế mà tôi cảm thấy tự tin và nhẹ nhàng hơn trước khi bước vào đời sống hôn nhân. Tiệc cưới của chúng chúng tôi được tổ chức tại một nhà hàng ở thành phố trong không khí ấm cúng cùng sự góp mặt của gia đình, bạn bè hai bên. Một nghi lễ không thể thiếu sau ngày cưới là tôi và chồng phải về ra mắt gia đình và tổ chức một buổi tiệc báo hỷ tại quê chồng.

“Em yêu! Cuối tuần này mình xin phép cơ quan về quê mấy hôm em nhé!”, chồng tôi đề nghị.

Thực ra mọi chuyện đã được chồng tôi lên kế hoạch nhưng khi gần đến thời gian về quê báo hỷ thì tôi lại lo lắng. Tôi giả vờ tập trong cho mấy món chiên xào thì anh bước vào bếp vừa phụ tôi làm cơm vừa tỉ tê:” Em yên tâm, họ hàng làng xóm anh hiền lắm! Em cứ như bình thường là được”. Tôi biết anh đang trấn an tinh thần vợ mình. Dẫu biết là chồng yêu thương nhưng miệng người đời nhiều khi khó tránh khỏi những câu chuyện không tốt.

“Dạ, em biết rồi! Để mai em nói chị Hương làm cho em cái giấy thông hành”, tôi mỉm cười đáp lại. Ngước lên nhìn chồng, thấy anh đang cẩn thận nhặt từng cọng rau, tôi thấy lòng mình bình yên đến lạ, mọi lo lắng về buổi ra mắt dường như tan biến hết và việc ra mắt dòng họ nhà chồng chỉ còn là vấn đề thời gian. Những ngày đầu bước vào cuộc sống vợ chồng không sao tránh khỏi những bỡ ngỡ, nhưng anh luôn là người lắng nghe và tôi biết đã tìm thấy người đàn ông của cuộc đời mình.

Mọi thứ chuẩn bị cho chuyến về quê gần như hoàn tất, chúng tôi cũng không phải mua sắm gì nhiều. Anh khẽ nói với tôi:”  Em cứ coi đó như là nhà mình, không sao hết”. Tôi lại cười đùa anh:” Đúng rồi ông xã, chẳng phải cha ông thường nói “dâu là con, rể là khách” sao?”.

Thấm thoát cho đến ngày vợ chồng tôi lên đường về quê. Nói hai vợ chồng quê ở miền Trung nhưng thật tôi ở Quảng Trị còn chồng tôi ở Hà Tĩnh – nơi mà tôi chỉ nghe anh nói chức chưa từng đặt chân tới bao giờ.

Sáng chủ nhật, hãng hàng không thông báo chuyến bay bị trễ, tâm trạng của tôi như một đứa trẻ ngày đầu bay tới trường vừa háo hức được đặt tới quê chồng vừa lại lo lắng nhiều hơn. Thấu hiểu được những cảm xúc trái ngược đang diễn ra trong tôi, anh nắm đôi tay bé nhỏ của tôi và đặt vào đôi tay rộng lớn của anh an ủi. Phải đến 3 giờ chiều máy bay mới tới nơi, sau đó phải đón xe đò thêm 2 chặng đi thêm 2 giờ đồng hồ nữa tôi mới quê anh – nơi đã nuôi chồng tôi trưởng thành, nơi mà sắp đến tôi sẽ gặp và nói chuyện với những con người từ trước đến nay tôi chưa hề quen biết nhưng chỉ nay mai đã là họ hàng thân thiết.

Suốt chặng đường về, anh kể cho tôi nghe rất nhiều về những cảnh vật thay đổi xung quanh, đây là huyện nào, xã nào, nơi đó có điều gì đặc biệt. Đón vợ chồng tôi ở chợ huyện là vợ chồng con chú hàng xóm. Qua trao đổi, những câu chuyện về nhà chồng tôi bắt đầu hiện dần lên trong tâm trí tôi.

Từ xa, theo hướng chỉ tay của anh, tôi đã thấy ngôi nhà tường xanh, ngói đỏ 3 gian. Sau khi chào hỏi xong, tôi được mẹ chồng nấu cho một nồi nước với những thứ lá cây hái trong vườn. Hương thơm thoang thoảng từ cây cỏ và không khí ấm cúng của gia đình dường như xua tan hết những mệt mỏi, lo lắng trong tôi. Dường như mọi người hết sức thoải mái, bố chồng hỏi vợ chồng đi đường có mệt không? Cả gia đình sẽ dùng một bữa cơm chiều cùng nhau, để tôi làm quen với mọi thứ nơi này trước khi dòng họ sẽ có một buổi họp mặt vào ngày mai. Tối đến, chồng tôi lại thủ thỉ:

  • Ngày mai bà xã phải đi đấy nhé! Ra mắt con dâu cho dòng họ đấy!

Từ nhỏ tới giờ tôi chưa từng tham gia vào những cuộc họp gia tộc, nhà tôi có 4 chị em và trong gia đình người đàn ông thường tham gia vào những buổi họp mặt và trao đổi bàn bạc công việc. Nghe chồng nói vậy, tôi phụng phịu:

  • Em cứ nghĩ là ngày mai em sẽ đi chợ cùng mẹ chuẩn bị mâm cỗ đãi khách và bà con làng xóm xung quanh chứ.

  • Không, những việc đó em sẽ tham gia cùng mọi thành viên trong gia đình sau này. Em là một thành viên mới trong gia đình nên ngày mai em sẽ được ngồi nghe các cụ trong nhà nói chuyện và bàn bạc những vấn đề lớn trong dòng họ.

Lần đầu tiên tôi tham gia vào một buổi họp mặt trong họ như vậy, nói là họp nhưng mang tính chất chia sẻ thân tình nhiều hơn. Tôi được nghe các cụ kể lại một vài câu chuyện về truyền thống trước đây của dòng họ, rồi lại nghe những câu chuyện của các em đi học, một số em đang đi học ở các thành phố trên cả nước, rồi các em nhỏ phải học sao cho xứng đáng với truyền thống của dòng họ.

Những câu chuyện như thế cứ nối tiếp nhau vừa nhẹ nhàng vừa mang không khí truyền thống gia đình và dòng tộc thổi vào tim tôi. Buổi họp mặt kết thúc bằng những câu chuyện rôm rả của cả dòng họ bên mâm cơm ấm cúng. Tôi có cảm giác như mình nghe được âm hưởng nồng nàn của mùa thu đang tràn về vùng quê yên bình này, nghe được cả tiếng trái tim mình đang hòa nhịp cùng bâu không khí ấm cúng. Gia đình chồng vừa mới tiếp xúc cứ ngỡ là xa xôi nhưng lại thật gần gũi với tôi. Những bài học từ các cụ trong họ tuy giản đơn nhưng hết sức ý nghĩa và thấm thía quá chừng! Tất cả như nhắc nhở vợ chồng tôi nhiều hơn cùng hướng về nguồn cội.

Trước khi về nơi này, tôi nghĩ mình là phận con cháu nên có nhiều phép tắc ứng xử phải học để khỏi mất điểm với nhà chồng, khỏi mất lòng dòng họ nội. Nhưng thực tế lại quá tuyệt vời, mọi lo lắng ban đầu không còn hiện hữu. Gần một tuần gắn bó với những người thân nơi quê chồng là khoảng thời gian không dài nhưng tất cả thật sự in đậm trong trái tim tôi. Đó là hình ảnh mẹ chồng vuốt nhẹ mái tóc tôi để nói về trách nhiệm của một người vợ, người mẹ, là nụ cười phúc hậu đầy tự hào khi mẹ dẫn tôi ra phiên chợ quê để giới thiệu cùng bà con lối xóm,…

Cuối cùng, vợ chồng chúng tôi phải quay về thành phố nhưng hành lý của chúng tôi lại nhiều hơn, ý nghĩa hơn vid chúng tôi đã gói ghém thêm tình cảm gia đình chồng, tình cảm dòng họ nội và bà con lối xóm quê chồng.

Xin gửi lại quê chồng một nỗi nhớ, một tình cảm yêu thương gia đình thật thiêng liêng. Trái ngược tâm trạng lo lắng khi ra đi, giờ đây tôi đang nóng lòng chờ mong những chuyến được về nơi đây nhiều hơn nữa cùng lời hứa với mẹ chồng:” Nhất định chúng con sẽ xây dựng một mái ấm gia đình thật hạnh phúc mẹ ạ!”.

Góc nhìn chuyên gia:

Những lo lắng làm sao có thể thích nghi được với cuộc sống gia đình nội ngoại hai bên, trong lúc các cặp vợ chồng trẻ hiện nay có xu hướng sống độc lập và tự chăm lo đời sống của mình, là điều có thật. Cuộc sống đa dạng và muôn màu, vì thế quan trọng nhất vẫn là thái độ và cách sống của mỗi người. Sự lo lắng của người con dâu khi ra mắt dòng tộc nhà chồng là điều có thể hiểu được. Lo lắng liệu mình có phù hợp với cách sống của gia đình nhà chồng, liệu có đủ tự ti trong ứng xử với bà con xóm giềng quê nội, sợ thất lễ với các cụ,… Chính vì vậy, thông thường trước khi về ra mắt nhà chồng, họ hàng nhà chồng hay làm lễ báo hỷ, các nàng dâu cần khéo léo tìm hiểu trước những nét văn hóa, những điều nên làm và không nên làm ở quê nội qua những thông tin mà chồng mình chia sẻ. Điều đó hoàn toàn được hoan nghênh và cần thiết.

Có những dòng họ, con cháu được đối xử một cách bình đẳng và ai cũng có quyền nói lên tiếng nói của mình nhưng tại một số dòng họ khác hiện nay vẫn giữ nguyên những nét văn hóa mà mọi thành viên trong dòng họ cần phải tuân theo dẫu biết là không còn phù hợp nữa. Thật may mắn cho nàng dâu trong câu chuyện trên là tất cả được diễn ra một cách thuận lợi khi về nhà chồng. Có thể nói những ấn tượng tốt đẹp như vậy sẽ đặt nền móng vững chắc cho những mối quan hệ tốt đẹp về sau. Một điều hết sức ý nghĩa nữa là dường như có một sợi dây liên kết về tình cảm giữa các thành viên, từ việc mẹ chồng coi con dâu như con gái mình, không khí cởi mở của các bô lão trong buổi họp,…

Những buổi nhóm họ thường không nhiều kỷ niệm như trong gia đình nhỏ như những kỷ niệm đó giúp ta nhớ về những thế hệ trước. Có những lúc chúng ta ngỡ rằng, dòng họ (gia tộc) là một phạm trù thật lớn và những người trẻ thường ít quan tâm nhưng thực ra chính quan hệ dòng tộc lại là nền tảng vững chắc xây dựng các mối quan hệ trong gia đình và khiến mỗi người luôn phải hướng về.
 

• Ý Tưởng Việt – 10 Năm Chăm sóc tinh thần Việt
Ý Tưởng Việt – Bác sĩ tâm lý Online

Trung tâm tư vấn tâm lý Ý Tưởng Việt | Dịch vụ Tư vấn tâm lý
Trung tâm tư vấn tâm lý Ý Tưởng Việt | Tư vấn tâm lý Online
8 Dấu hiệu nhắc bạn nên gặp bác sĩ tâm lý

Tư vấn tâm lý tình bạn tình yêu
Tư vấn tâm lý hôn nhân gia đình
Tư vấn tâm lý giới tính lứa tuổi
Tư vấn tâm lý giáo dục con cái
Tư vấn tâm lý hướng nghiệp
Trị liệu tâm lý

• Vũ điệu của đời sống vợ chồng: Lắng nghe, tôn trọng cảm xúc
• Vũ điệu của đời sống vợ chồng: Kiềm chế cảm xúc
• Vũ điệu của đời sống vợ chồng: Thành thật
• Vũ điệu của đời sống vợ chồng: Duy trì lãng mạn trong hôn nhân

Ý TƯỞNG VIỆT – LÀNG THIẾU NIÊN THỦ ĐỨC | Tổng kết chương trình Tư vấn tâm lý – Giáo dục Kỹ năng sống cho trẻ 2023 – 2024 và Ký kết hợp tác giai đoạn 2024 – 2025

Đào tạo Kỹ năng sống Tư vấn tâm lý

Vừa qua, Nhà Ý Tưởng Việt cùng LÀNG THIẾU NIÊN THỦ ĐỨC phối hợp tổ chức LỄ TỔNG KẾT "CHƯƠNG...

Xem tiếp

Dự án Phát triển Tâm lý học đường quận Tân Phú | Đi thăm Phòng Tâm lý học đường trường THCS Lê Anh Xuân – Khám phá 3 hiểu lầm thường gặp khi nhắc đến phòng Tâm lý học đường

Tư vấn Tâm lý học đường Tư vấn tâm lý

Cùng Ý Tưởng Việt tham quan Phòng Tâm lý học đường trường THCS Lê Anh Xuân nhé!

Xem tiếp

Đón đoàn sinh viên Đại học Quốc tế Sài Gòn đến tham quan và trải nghiệm thực tế nghề nghiệp

Tư vấn tâm lý Tin Hoạt động

Vừa qua, Ý Tưởng Việt rất vui được đón đoàn sinh viên chuyên ngành Tâm lý học đến từ Đại...

Xem tiếp

Dự án “Tư vấn tâm lý học đường trường TH Đoàn Thị Điểm” | Tập huấn bồi dưỡng giáo viên “Kỹ năng tham vấn dành cho học sinh tiểu học”

Tư vấn Tâm lý học đường Tư vấn tâm lý

Ý Tưởng Việt phối hợp Trường TH Đoàn Thị Điểm mang tới CHUYÊN ĐỀ TẬP HUẤN BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN...

Xem tiếp

Toạ đàm “Nâng cao năng lực chăm sóc sức khoẻ tinh thần học sinh” quận 8 – Khởi đầu chặng đường hợp tác nhân văn, vì một thế hệ trẻ bản lĩnh

Tư vấn Tâm lý học đường Tư vấn tâm lý

Vậy là Tọa đàm "NÂNG CAO NĂNG LỰC CHĂM SÓC SỨC KHỎE TINH THẦN HỌC SINH" QUẬN 8 đã khép...

Xem tiếp

Dự án tư vấn tâm lý học đường trường TH Phan Chu Trinh | Chuyên đề “Nhận diện những khó khăn tâm lý của con và các giải pháp”

Tư vấn Tâm lý học đường Tư vấn tâm lý

Coi sự đồng bộ giữa gia đình - nhà trường là yếu tố then chốt trong công tác tư vấn...

Xem tiếp

Dự án tư vấn tâm lý học đường trường TH Phan Chu Trinh | Ra mắt phòng Tâm lý học đường – Chuyên đề “Em biết chăm sóc sức khoẻ tinh thần”

Chuyên đề tâm lý giáo dục học đường Tư vấn Tâm lý học đường Tư vấn tâm lý

Tiếp nối những nỗ lực trong hành trình xây dựng môi trường học đường hạnh phúc, nhân rộng ý nghĩa...

Xem tiếp

Bác sĩ tâm lý Online 2024

Tư vấn tâm lý

Những lúc chúng ta không thể giải quyết các vấn đề và các khó khăn tâm lý của bản thân,...

Xem tiếp

Dịch vụ Tư vấn tâm lý 2024

Tư vấn tâm lý

Trung tâm tư vấn tâm lý Ý Tưởng Việt với các chuyên gia "bác sĩ" tâm lý hàng đầu GS.TS....

Xem tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Messenger