Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn lo âu chia ly theo DSM-5 (Separation Anxiety Disorder – F93.0)

Item S148.jpg

Lo lâu hoặc sợ hãi gia tăng một cách qúa mức và không phù hợp liên quan đến việc chia ly với những người mà mình gắn bó, tối thiểu là 3 trong số các triệu chứng sau:

  1. Đau khổ quá mức lặp đi lặp lại khi biết trước mình sẽ rời khỏi gia đình hoặc những người mình gắn bó.
  2. Lo lắng một cách quá mức và dai dẳng về việc bị mất đi mối quan hệ gắn bó quan trọng, hoặc những điều có thể làm hại đến người mà mình gắn bó như: bệnh tật, tai nạn, thảm họa, hoặc chết chóc.
  3. Lo lắng một cách quá mức và dai dẳng về việc trải qua một việc không thuận lợi (ví dụ: Mất người thân, bị bắt cóc, bị tai nạn, bị bệnh) sẽ làm mình bị chia ly với người mình gắn bó.
  4. Thường xuyên miễn cưỡng hoặc từ chối đi ra ngoài, rời xa gia đình, đi học, đi làm, hoặc thay đổi chỗ ở vì sợ chia ly.
  5. Sợ hãi một cách quá mức và dai dẳng hoặc miễn cưỡng về việc ở một mình hoặc không có người gắn bó quan trọng của mình ở nhà hoặc ở những nơi khác.
  6. Thường xuyên miễn cưỡng hoặc từ chối việc ngủ xa nhà, hoặc đi ngủ mà không có đối tượng mà mình gắn bó bên cạnh.
  7. Thường xuyên gặp ác mộng khi ngủ trong những bối cảnh chia ly.
  8. Thường xuyên phàn nàn về những triệu chứng của cơ thể (vì dụ: đau đầu, đau bụng, buồn nôn, nôn) khi biết trước việc chia ly hoặc chia ly với người quan trọng mà mình gắn bó.

Sợ hãi, lo lắng hoặc tránh né một cách dai dẳng và kéo dài tối thiểu 4 tuần ở trẻ em và thanh thiếu niên, 6 tháng đối với người trưởng thành.

Rối loạn này gây ra sự đau khổ đáng kể về mặt lâm sàng, hoặc làm thay đổi chức năng xã hội, nghề nghiệp hoặc trong các lĩnh vực quan trọng khác.

Rối loạn này không đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán của những rối loạn tâm thần khác, như việc từ chối rời khỏi nhà bởi vì đề phòng sự thay đổi một cách quá mức của Hội chứng tự kỷ; hoang tưởng hoặc ảo giác liên quan đến việc chia ly trong Rối loạn loạn thần; tránh né việc đi ra ngoàikhi không có người thân tin cậy ở chứng Ám ảnh sợ khoảng trống; lo lắng về sức khỏe của bệnh hoặc những người thân quan trọng của mình chết đi trong Rối loạn lo âu toàn thể; hoặc quan tâm về một căn bệnh trong Rối loạn lo âu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *