Tâm thần phân liệt & Những rối loạn loạn thần khác

Tieu Chuan Chuan Doan Tam Than Phan Liet Va Nhung Roi Loan Loan Than Khac 1.jpg
Tâm thần phân liệt & Những rối loạn loạn thần khác: Chúng ta cùng tìm hiểu về Bệnh tâm thần phân liệt và Các thể bệnh tâm thần phân liệt.

I. Tâm thần phân liệt

A. Các triệu chứng đặc trưng: Xuất hiện 2 (hoặc hơn) trong số các triệu chứng sau đây, mỗi triệu chứng hiện diện trong phần lớn thời gian trong một tháng (hoặc ít hơn nếu chúng đáp ứng tốt với điều trị):

(1) Ý nghĩ hoang tưởng
(2) Ảo giác
(3) Ngôn ngữ vô tổ chức (nghĩa là tư duy không liên quan)
(4) Hành vi tác phong cực kỳ vô tổ chức hoặc căng trương lực
(5) Các triệu chứng âm tính, ví dụ như cảm xúc cùn mòn, ngôn ngữ nghèo nàn hay mất ý chí

Chú ý: Một triệu chứng duy nhất trong tiêu chuẩn A là đủ nếu ý nghĩ hoang tưởng có mội dung kỳ dị hay ảo giác là ảo thanh luôn bình phẩm về hành vi và suy nghĩ của bệnh nhân. Hoặc là ảo thanh gồm nhiều giọng nói chuyện với nhau.

B. Rối loạn hoạt động xã hội nghề nghiệp: Trong phần lớn thời gian từ khi xuất hiện có rối loạn, một hoặc nhiều lĩnh vực chủ yếu của hoạt động nhu công tác, các mối quan hệ giữa các cá nhân, hoặc việc chăm sóc bản thân rõ ràng thấp hơn mức đã được trước khi có rối loạn hoặc nếu rối loạn xuất hiện ở tuổi thanh thiếu niên thì người bệnh không có khả năng đạt được mức độ quan hệ giữa các cá nhân, mức độ học vấn hoặc những hoạt động khác mà người ta trông chờ để đạt được.

C. Thời gian: Các dấu hiệu thường xuyên của rối loạn tồn tại ít nhất là 6 tháng. Giai đoạn 6 tháng này bao gồm ít nhất 1 tháng (hoặc ít hơn nếu được điều trị tốt) có hiện diện những triệu chứng của tiêu chuẩn A (nghĩa là các triệu chứng của gia đoạn hoạt động) và có thể kèm theo các giai đoạn tiền triệu hay di chứng.

Trong các giai đoạn tiền triệu hay di chứng, dấu hiệu của rối loạn có thể được biểu hiện chỉ bởi các triệu chứng âm tính hoặc bởi 2 hay hơn các triệu chứng ở tiêu chuẩn A nhưng dưới một hình thức nhẹ hơn (ví dụ: Những tín ngưỡng kỳ dị, những tri giác vất thường).

D. Loại trừ rối loạn cảm xúc phân liệt và rối loạn khí sắc: Rối loạn cảm xúc phân liệt và rối loạn khí sắc có những nét loạn thần được loại trừ hoặc: (1) vì không có gia đoạn trầm cảm chủ yếu, hưng cảm hay hỗn hợp xuất hiện đồng thời với các triệu chứng của giai đoạn hoạt động; (2) vì thời gian của tất cả các giai đoạn rối loạn khí sắc đã xuất hiện trong giai đoạn có các triệu chứng của tiêu chuẩn A ngắn hơn so với thời gian của giai đoạn hoạt động và di chứng.

E. Loại trừ 1 bệnh nội khoa tồng quát hoặc do một chất: Rối loạn này không không phải do các tác động sinh lý trực tiếp của một chất (ví dụ: Chất gây lạm dụng, thuốc men) hoặc do một bệnh nội khoa tổng quát.

F. Mối quan hệ với rối loạn phát triển loan tỏa: Nếu có tiền sử một rối loạn tự kỷ hay một rối loạn phát triển lan tỏa khác thì chuẩn đoán tâm thần phân liệt chỉ được thêm vào khi có sự hiện diện cùng một lúc các ý nghĩ hoang tưởng hay ảo giác nổi bật trong thời gian tối thiểu một tháng hoặc ngắn hơn nếu được điều trị tốt.

II. Các thể bệnh tâm thần phân liệt

Các bệnh tâm thần phân liệt được xác định bởi các triệu chứng chiếm ưu thế trong thời điểm thăm khám.

2.1. F20.0x [295.30] Thể hoang tưởng

Một số bệnh tâm thần phân liệt đap ứng các tiêu chuẩn sau:

A. Sự bận tâm bởi một hay nhiều ý nghĩ hoang tưởng hoặc bởi các ảo thính thường xuyên

B. Không có một triệu chứng nào sau đây là nổi bật: Ngôn ngữ vô tổ chức, hành vi vô tổ chức hoặc hành vi căng trương lực, cảm xúc phẳng lặng hay không phù hợp

2.2. F20.1x [295.10] Thể vô tổ chức

Một thể bệnh tâm thần phân liệt đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

A. Tất cả các triệu chứng sau đây là nổi bật:

(1) Ngôn ngữ vô tổ chức
(2) Hành vi vô tổ chức
(3) Cảm xúc phẳng lặng hay không phù hợp

B. Không đáp ứng các tiêu chuẩn của thể căng trương lực

2.3. F20.2x [295.20] Thể căng trương lực

Một bệnh tâm thần phân liệt nổi bật bởi ít nhất 2 triệu chứng sau đây:

(1) Sự bất động vận động biểu hiện bởi tình trạng giữ nguyên dáng (bao gồm uốn sáp tạo hình, tình trạng sững sờ căng trương lực)
(2) Hoạt động vận động quá mức (rõ ràng không mục đích và không bị ảnh hưởng bởi các kích thích bên ngoài)
(3) Sự phủ định cực độ (sự đề kháng không động cơ rõ rệt chống lại các mệnh lệnh hoặc sự duy trì một tư thế cứng ngắt đề kháng lại các ý định muốn thay đổi tư thế) hoặc chứng không nói
(4) Các đặc điểm của vận động tự ý biểu hiện bởi các tư thế không thích hợp hoặc kỳ di, những động tác định hình, sự kiểu cách rõ rệt, hay nét mặt nhăn nhó rõ rệt
(5) Nhại lại hay nhại động tác

2.4. F20.3x [295.60] Thể không biệt định

Một thể tâm thần phân liệt bao gồm các triệu chứng đáp ứng tiêu chuẩn A nhưng không đáp ứng các tiêu chuẩn của thể hoang tưởng, thể vô tổ chức hay thể căng trương lực.

2.5. F20.5x [295.60] Thể di chứng

Một thể tâm thần phân liệt đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

A. Không có các triệu chứng như: ý nghĩ hoang tưởng rõ rệt, ảo giác, ngôn ngữ, vô tổ chức và hành vi vô tổ chức nặng nề hoặc căng trương lực

B. Sự tồn tại dai dẳng của các yếu tố bệnh lý như là sự  hiện diện của các triệu chứng âm tính hoặc hai hay nhiều hơn 2 triệu chứng có trong tiêu chuẩn A của bệnh tâm thần phân liệt nhưng ở dạng nhẹ hơn (ví dụ các tín ngưỡng kỳ dị, các tri giác khác thường)

Sự phân loại theo tiến triển thời gian của bệnh tâm thần phân liệt

Sự phân loại này chỉ áp dụng sau tối thiểu 1 năm từ khi khởi phát đầu tiên các triệu chứng của giai đoạn hoạt động.

Tiến triển từng giai đoạn với các triệu chứng di chứng tồn tại giữa các giai đoạn

Phân loại này được áp dụng khi bệnh tiến triển thành từng giai đoạn, trong mỗi giai đoạn tiêu chuẩn A của bệnh tâm thần phân liệt đều được thoải mãn và có các triệu chứng di chứng rõ rệt trên lâm sàng giữa các giai đoạn. Có triệu chứng âm tính nổi bật có thể được thêm vào nếu các triệu chứng âm tính nổi bật hiện diện trong suốt các giai đoạn di chứng này,

Tiến triển từng giai đoạn không có các triệu chứng di chứng giữa các giai đoạn

Phân loại này được áp dụng khi bệnh tiến triển thành từng giai đoạn, trong mỗi giai đoạn tiêu chuẩn A của bệnh tâm tâm thần phân liệt đều được thỏa mãn và không có các triệu chứng di chứng rõ rệt trên lâm sàng giữa các giai đoạn.

Tiến triển liên tục

Phân loại này được áp dụng khi các triệu chứng đặc trưng của tiêu chuẩn A được thỏa mãn  (hoặc gần như thỏa mãn) xuất hiện trong diễn tiến bệnh. Có triệu chứng âm tình nổi bật có thể được thêm vào nếu các triệu chứng âm tính nổi bật cũng hiện diện.

Mỗi giai đoạn bệnh duy nhất và đang hồi phục một phần

Phân loại này được áp dụng khi đã có một giai đoạn bệnh duy nhất, trong giai đoạn tiêu chuẩn A của bệnh tâm thần phân liệt đều được thỏa mãn và hiện cũng đang tồn tại các triệu chứng di chứng có ý nghĩa lâm sàng. Có các triệu chứng âm tính nổi bật có thể được thêm vào nếu các triệu chứng di chứng này bao gồm các triệu chứng âm tính nổi bật.

Một giai đoạn bệnh duy nhất và đang phục hồi hoàn toàn

Phân loại này được áp dụng khi đã có một giai đoạn bệnh duy nhất, trong giai đoạn tiêu chuẩn A của bệnh tâm thần phân liệt được thỏa mãn và hiện không có triệu chứng di chứng nào có ý nghĩa lâm sàng.

Tiến triển khác hoặc tiến triển không đặc hiệu

Phân loại này được áp dụng khi xuất hiện một tiến triển khác hoặc một tiến triển không đặc hiệu.

> Tâm thần phân liệt & Những rối loạn loạn thần khác (Phần 2)

Tư vấn tâm lý Tin Hoạt động

Đón đoàn sinh viên Đại học Quốc tế Sài Gòn đến tham quan và trải nghiệm thực tế nghề nghiệp

Vừa qua, Ý Tưởng Việt rất vui được đón đoàn sinh viên chuyên ngành Tâm lý học đến từ Đại...

Xem tiếp

Tư vấn Tâm lý học đường Tư vấn tâm lý

Dự án “Tư vấn tâm lý học đường trường TH Đoàn Thị Điểm” | Tập huấn bồi dưỡng giáo viên “Kỹ năng tham vấn dành cho học sinh tiểu học”

Ý Tưởng Việt phối hợp Trường TH Đoàn Thị Điểm mang tới CHUYÊN ĐỀ TẬP HUẤN BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN...

Xem tiếp

Tư vấn Tâm lý học đường Tư vấn tâm lý

Toạ đàm “Nâng cao năng lực chăm sóc sức khoẻ tinh thần học sinh” quận 8 – Khởi đầu chặng đường hợp tác nhân văn, vì một thế hệ trẻ bản lĩnh

Vậy là Tọa đàm "NÂNG CAO NĂNG LỰC CHĂM SÓC SỨC KHỎE TINH THẦN HỌC SINH" QUẬN 8 đã khép...

Xem tiếp

Tư vấn Tâm lý học đường Tư vấn tâm lý

Dự án tư vấn tâm lý học đường trường TH Phan Chu Trinh | Chuyên đề “Nhận diện những khó khăn tâm lý của con và các giải pháp”

Coi sự đồng bộ giữa gia đình - nhà trường là yếu tố then chốt trong công tác tư vấn...

Xem tiếp

Chuyên đề tâm lý giáo dục học đường Tư vấn Tâm lý học đường Tư vấn tâm lý

Dự án tư vấn tâm lý học đường trường TH Phan Chu Trinh | Ra mắt phòng Tâm lý học đường – Chuyên đề “Em biết chăm sóc sức khoẻ tinh thần”

Tiếp nối những nỗ lực trong hành trình xây dựng môi trường học đường hạnh phúc, nhân rộng ý nghĩa...

Xem tiếp

Tư vấn tâm lý

Bác sĩ tâm lý Online 2024

Những lúc chúng ta không thể giải quyết các vấn đề và các khó khăn tâm lý của bản thân,...

Xem tiếp

Tư vấn tâm lý

Dịch vụ Tư vấn tâm lý 2024

Trung tâm tư vấn tâm lý Ý Tưởng Việt với các chuyên gia "bác sĩ" tâm lý hàng đầu GS.TS....

1 Comment

Xem tiếp

Chuyên đề tâm lý giáo dục học đường Tư vấn Tâm lý học đường Tư vấn tâm lý

Dự án tư vấn tâm lý học đường quận Tân Phú | Ra mắt phòng Tâm lý học đường trường THCS Lê Anh Xuân – Chuyên đề “Sức khoẻ tinh thần – Nhận diện và giải pháp”

Vừa qua, nhà Ý Tưởng Việt rất vui được giới thiệu một “người bạn” mới trong chặng đường chăm sóc...

Xem tiếp

Chuyên đề tâm lý giáo dục học đường Tư vấn Tâm lý học đường Tư vấn tâm lý

Dự án tư vấn tâm lý học đường trường TH Đoàn Thị Điểm: Chuyên đề “Em biết chăm sóc sức khoẻ tinh thần”

Nhằm giúp các bạn học sinh làm quen, kết thân với “người bạn đặc biệt” này, sáng hôm nay, nhà...

Xem tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *