Rối loạn lưỡng cực thường bắt đầu hình thành ở độ tuổi trường thành, nhưng cũng có thể xuất hiện ở cả trẻ em và thanh thiếu niên. Tuy nhiên, việc chẩn đoán sai là khá phổ biển bởi các triệu chứng của bệnh thường bị nhầm lẫn với các hội chứng tâm lý khác, từ rối loạn mất tập trung/tăng động đến tâm thần phân liệt hay rối loạn nhân cách.
• Ý Tưởng Việt – 10 Năm Chăm sóc tinh thần Việt
• Ý Tưởng Việt – Bác sĩ tâm lý Online
• Tưởng Việt – Tư vấn tâm lý
Rối loạn lưỡng cực, còn được gọi là rối loạn hưng – trầm cảm, là một tình trạng tái phát mãn tính liên quan đến sự biến chuyển giữa cảm xúc hưng phấn tột độ và trạng thái u uất nặng nề. Đằng sau bức tranh toàn cảnh ấy là những diễn biến tâm lý phức tạp bởi sự tồn tại của hai thái cực cảm xúc hoàn toàn đối lập – trầm cảm và hưng cảm. Trầm cảm là khởi nguồn cho sự rối loạn tâm lý, dẫn đến hàng loạt các cảm xúc tiêu cực như bực dọc, khó chịu, u uất sau đó chuyển sang giai đoạn ‘hưng cảm’ bao gồm cảm xúc phấn khích tột độ, tự mãn về bản thân, năng lượng dư thừa và tràn đầy sức lực.
Rối loạn lưỡng cực phân loại chủ yếu qua: Lưỡng cực I và lưỡng cực II. Người mắc bệnh trầm cảm có thể có hoặc không trải qua các triệu chứng của rối loạn lưỡng cực I nhưng luôn phải đối diện với rối loạn lưỡng cực II. Rối loạn lưỡng cực I trong giai đoạn trầm cảm biểu hiện tình trạng phấn khích kéo dài ít nhất 7 ngày và có thể nghiêm trọng đến mức cần được chữa trị tại bệnh viện. Rối loạn lưỡng cực II biểu hiện trạng thái hưng cảm nhẹ hơn cùng với tình trạng mệt mỏi suy nhược ít nhất hai tuần nhưng không cần đến sự can thiệp của bác sĩ.
Cách nhận biết rối loạn lưỡng cực:
‘Hưng cảm’ là đặc điểm nhận dạng chính của căn bệnh rối loạn này. Trạng thái hưng cảm có thể đến trước hoặc sau giai đoạn trầm cảm. Sự biến chuyển giữa hai thái cực cảm xúc này là nguyên nhân khiến tâm lý bị dao động đột ngột và nhanh chóng. Trước hết, hưng cảm bộc lộ qua các cảm xúc và hành vi được liệt kê dưới đây (nội dung mang tính chất tham khảo):
• Tâm trạng hứng khởi – người bệnh cảm thấy phấn khích tột độ và tràn đầy năng lượng
• Ngủ ít đi, thay đổi chế độ sinh hoạt
• Suy nghĩ dường như chạy đua trong đầu nhanh hơn cả lời nói. Các ý tưởng ập tới nhanh chóng hơn bình thường
• Khả năng suy xét giảm sút – ví dụ, tiêu xài số tiền lớn để mua những đồ vật không thực sự cần tới
• Có những niềm tin và lý tưởng không thực tế, chẳng hạn như nghĩ rằng mình có khả năng phi thường, hoặc nắm giữ chức vụ và quyền hành cao
• Tăng ham muốn tình dục dẫn đến những hành vi gợi dục thái quá
• Mất ý thức về bệnh trạng của bản thân. Khi ở trong trạng thái hưng cảm, người bệnh thường không nhận ra hành vi xử sự của họ là không thích hợp.
• Dễ bị phân tâm, áp lực và khó chịu cực độ trước sự can thiệp của những người xung quanh.
Tần suất và mức độ của trạng thái hưng phấn trong giai đoạn trầm cảm của mỗi người là khác nhau. Bởi cùng trong trạng thái này, có người tìm kiếm cảm giác phấn khích và ngược lại, có những người chìm đắm trong sự u uất chán nản nặng nề. Các đặc điểm nhận dạng bao gồm (nội dung mang tính chất tham khảo):
• Tâm trạng buồn bã kéo dài nhiều ngày, luôn cảm thấy lo lắng, bồn chồn hoặc trống trải; cảm giác tuyệt vọng hoặc bi quan
• Tự thấy bản thân vô dụng và tội lỗi; bất lực, mất đi niềm vui và hứng thú trong các hoạt động thường ngày bao gồm cả tình dục
• Năng lượng giảm sút, cảm giác mệt mỏi, chậm chạp; khó tập trung, ghi nhớ hoặc đưa ra quyết định; ngủ quá nhiều hoặc quá ít
• Thay đổi khẩu vị; tăng cân hoặc giảm cân ngoài í muốn; chịu đựng những cơn đau thể xác dai dẳng
• Suy nghĩ về cái chết; cố gắng tự tử nhưng không thành
Nguyên nhân gây rối loạn lưỡng cực?
Cả hai yếu tố di truyền và môi trường đều liên quan đến rối loạn lưỡng cực. Do đó, tình trạng rối loạn của mỗi người lại bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trên thực tế, rối loạn lưỡng cực mang tính di truyền qua các thế hệ trong gia đình, tuy nhiên rất khó để có thể xác định chắc chắn một cấu trúc gen cụ thể gây ra nguy cơ phát triển của căn bệnh này. Mặt khác, các sự kiện và trải nghiệm trong cuộc sống, ví dụ như những sang chấn tâm lý thời thơ ấu được cho là đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh… ( tiếp phần 2).
• Tư vấn tâm lý: 8 Dấu hiệu nhắc bạn nên gặp bác sĩ tâm lý
• Tư vấn tâm lý Online
• Phương thức tự sát và Cách nhận biết người có ý định tự sát
• Đối đầu với sự chán nản
• “Tôi” trong mắt người khác
• Ứng phó với rủi ro, trắc trở trong cuộc sống
• Chìa khóa của niềm vui
• Hạnh phúc
Tư vấn tâm lý Tin Hoạt động
Cùng tụi mình ghé thăm phòng TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG trường THCS Tôn Thất Tùng
Năm học 2022-2023 này, nhà Ý TƯỞNG VIỆT phối hợp cùng các Trường trung học trên địa bàn TP.HCM triển...
Tư vấn tâm lý
Dịch vụ Tư vấn tâm lý 2023
Trung tâm tư vấn tâm lý Ý Tưởng Việt với các chuyên gia "bác sĩ" tâm lý hàng đầu GS.TS....
1 Comment
Tư vấn tâm lý
Bác sĩ tâm lý Online 2023
Những lúc chúng ta không thể giải quyết các vấn đề và các khó khăn tâm lý của bản thân,...
Tư vấn tâm lý
Khép lại Tọa đàm “Nâng cao năng lực chăm sóc sức khỏe tinh thần học sinh” với những hình ảnh thật đẹp và đáng nhớ
Vậy là Tọa đàm "NÂNG CAO NĂNG LỰC CHĂM SÓC SỨC KHỎE TINH THẦN HỌC SINH" của chúng ta đã...
Tư vấn tâm lý
Tăng cường triển khai hỗ trợ, tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa có văn bản số 4252/BGDĐT-GDCTHSSV gửi ủy ban nhân dân các tỉnh,...
Tư vấn tâm lý
Workshop: Tham vấn, trị liệu hành vi nghiện “smartphone” ở trẻ em và vị thành niên – Những hình ảnh thật đáng nhớ!
Vậy là Workshop “Tham vấn, trị liệu hành vi nghiện "smartphone" ở trẻ em và vị thành niên” đã khép...
Tư vấn tâm lý Chương trình đào tạo Tin Hoạt động
Workshop | Tham vấn, trị liệu hành vi nghiện “smartphone” ở trẻ em và vị thành niên 2022
Workshop Cung cấp các giải pháp để can thiệp và phòng ngừa hành vi nghiện điện thoại ở trẻ em...
3 Comments
Tư vấn tâm lý Tin Hoạt động
Ý Tưởng Việt | Tuyển dụng Chuyên viên tâm lý học đường 2022 2023
Để tiếp nối và mở rộng các Chương trình Chăm sóc tinh thần học đường, Ý Tưởng Việt mong muốn...
Tư vấn tâm lý
Chương trình Tư vấn tâm lý & Chăm sóc tinh thần: GIẢI MÃ TÂM LÝ – Kết nối tâm hồn
Chương trình Tư vấn tâm lý & Chăm sóc tinh thần - Giải mã tâm lý là Talkshow trò chuyện...