Hãy thử bỏ chút ít thời gian xem xét thử những ý nghĩa của bạn ảnh hưởng đến đời sống của bạn như thế nào. Có thể một trong những nguyên tắc quan trọng nhất mà bạn nên biết về trí óc của bạn là bạn sẽ tuân theo cái mà bạn nghĩ nhiều nhất.
Tôi gặp một người phụ nữ. Cô ta nói: “Khi tôi còn nhỏ, tôi nói là mình sẽ không bao giờ lấy một người tên là “Smith”, tôi sẽ không lấy người trẻ hơn tôi, tôi sẽ không bao giờ rửa đĩa để kiếm sống. Thế mà lại phải làm cả ba việc này!”

Ghét của nào trời trao của đó!
Bạn có từng nghe câu chuyện nào tương tự thế không? Bạn có bị rơi vào tình huống trên bao giờ chưa? Bạn có bao giờ tự nhủ: “Nếu có điều gì đó tôi không bao giờ muốn xảy ra… một câu hỏi tôi không muốn bị hỏi… một lỗi lầm tôi không muốn mắc phải… và bạn đoán thử xem tôi được gì?”
Nguyên tắc này là: “Hễ nghĩ đến cái gì đó là bạn sẽ làm theo hướng đó ngay”
Ngay cả điều mà bạn không muốn, bạn cũng sẽ hành động theo hướng đó. Ðó là do đầu óc của bạn sẽ bị điều đó hút vào chứ không phải đẩy ra xa. Nếu tôi nói với bạn “Ðừng nghĩ đến một con voi lớn màu hồng, có đốm tím, tai lớn!”, đầu bạn sẽ có gì nào? Một con voi!
Bạn có hay nghĩ “Mình phải quên điều này” và rồi quên đi được không? Ðầu bạn không thể rời khỏi cái ý nghĩ quên di. Nó có thể chuyển sang nhớ nhưng chỉ khi bạn nghĩ là “Tôi muốn nhớ cái đó”.
Chính sự nhận biết hoạt động của trí óc sẽ giúp chúng ta xem xét những gì chúng ta đang nói với người khác và với chính chúng ta. Khi bạn nói với một đứa bé: “Đừng té khỏi cái cây đó!”, bạn đang làm cho nó bị té! Nếu bạn tự nhủ: “Tôi không muốn quên quyển sách”, bạn đang sắp sửa quên rồi.
Đó là vì đầu bạn hoạt động bằng những bức tranh. Khi bạn tự nhủ: “Tôi không muốn quên quyển sách”, trong đầu bạn có hình ảnh về việc quên này. Dù bạ nói là “Tôi không muốn điều đó”, tâm trí bạn vẫn bám lấy bức tranh này và kết quả là bạn quên quyển sách. Khi bạn nhủ mình “Tôi muốn nhớ quyển sách”, bạn sẽ có hình ảnh là mình nhớ nó trong đầu và bạn sẽ có xu hướng nhớ hơn.
Trí óc bạn không muốn và không chịu lật ngược ý tưởng. Vì thế khi một huấn luyện viên hét lên với cầu thủ “Đừng đá trật”, ông ta đang làm cho họ đá trật! Khi bạn nói với con mình “Đừng làm vỡ cái bình cổ 10.000 đô của ngoại!”, thì bạn đang gây ra tai họa đó!
Nhiều phụ huynh biết làm dịu tình huống bằng cách sử dụng ngôn ngữ vẽ nên bức tranh về kết quả mà họ mong muốn trong đầu con trẻ. “Đừng hét!” sẽ trở thành “Im lặng đi con”, “Đừng làm đổ mì lên áo của con” thành “Hãy cẩn thận khi con ăn”. Sự khác nhau này dù nhỏ nhưng rất, rất có tác dụng.
Nguyên tắc này có thể giải thích tại sao bạn có thể lái chiếc xe cũ trong 15 năm mà không bao giờ làm xước nó… Vừa lái xe vừa nghĩ, “Mình không được làm hỏng chiếc xe này” sẽ rất nguy hiểm. Phải nghĩ là mình sẽ lái một cách an toàn.
Người chơi quần vợt thắng trận đấu quan trọng là vì anh ta luôn luôn nghĩ “Tôi muốn ghi điểm này. Nó là của tôi!”. Người thua là người nghĩ “Mình không nên đánh quả này!”.
Tương tự, người nói “Tôi không muốn bị bệnh” phải chiến đấu để không bị bệnh, còn người nói họ không muốn rỗng túi, không muốn cô đơn thì bị rơi vào chính tình trạng này.
Đúc kết
Suy nghĩ tích cực sẽ thành hiện thực bởi vì người ta bám vào suy nghĩ đó và làm đúng như thế. Hãy luôn nghĩ đến những điều bạn muốn.
Tư vấn Tâm lý học đường Tư vấn tâm lý
Dự án “Phát triển Tâm lý học đường” quận 3: Đi thăm Phòng Tâm lý học đường trường THCS Colette, khám phá các liệu pháp đa dạng trong hoạt động tư vấn, tham vấn tâm lý học đường
Hôm nay, hãy để Ý Tưởng Việt đưa bạn ghé thăm Trường THCS Colette và khám phá các liệu pháp...
Xem tiếpTư vấn Tâm lý học đường Tư vấn tâm lý Tin Hoạt động
Dự án “Phát triển Tâm lý học đường” quận 3 chào đón “thành viên” mới – Phòng Tâm lý học đường trường THCS Đoàn Thị Điểm
Ý Tưởng Việt xin giới thiệu với các bạn học sinh một điểm tư vấn tâm lý “mới toanh” trong...
Xem tiếpTư vấn Tâm lý học đường Tư vấn tâm lý Tin Hoạt động
Đồng hành cùng Làng thiếu niên Thủ Đức trong chương trình “Chăm sóc tinh thần cho trẻ yếu thế” năm học 2023-2024
Mong muốn chung tay cùng cộng đồng, đóng góp thêm nhiều giá trị tốt đẹp, năm học 2023 - 2024...
Xem tiếpChuyên đề tâm lý giáo dục học đường Tư vấn tâm lý
Khởi động dự án “Tư vấn tâm lý và chăm sóc sức khoẻ tinh thần dành cho học sinh trung học” cùng chuỗi chuyên đề “Sức khoẻ tinh thần: Nhận diện và giải pháp” tại các trường THCS trên địa bàn thành phố
Năm học mới đã tới, dự án "TƯ VẤN TÂM LÝ VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TINH THẦN DÀNH CHO...
Xem tiếpChuyên đề tâm lý giáo dục học đường Tư vấn tâm lý
Khởi động dự án “Phát triển tâm lý học đường quận 3” cùng chuỗi chuyên đề “Sức khoẻ tinh thần: Nhận diện và giải pháp” tại các trường THCS quận 3
Năm học mới đã tới, dự án PHÁT TRIỂN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG QUẬN 3 của nhà Ý Tưởng Việt...
Xem tiếpTư vấn Tâm lý học đường Tư vấn tâm lý Tin Hoạt động
Dự án phát triển tâm lý học đường quận 3 cùng công trình “Phòng tư vấn học đường trực tiếp và trực tuyến” vinh dự đạt giải 3 – Giải thưởng sáng tạo TPHCM lần 3 năm 2023
Vừa qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức HỘI NGHỊ TỔNG KẾT NĂM HỌC 2022 - 2023, TRIỂN...
Xem tiếpTư vấn Tâm lý học đường Tư vấn tâm lý
Say “hi” phòng Tâm lý học đường trường THCS Nguyễn Huệ – Một buổi tư vấn tâm lý học đường sẽ diễn ra như thế nào?
Dù đã nghe nhiều về Phòng Tâm lý học đường nhưng bạn vẫn cảm thấy lo lắng, “ngài ngại” vì...
Xem tiếpTư vấn Tâm lý học đường Tư vấn tâm lý Tin Hoạt động
Trường bạn đã có Phòng Tâm lý học đường chưa? Trường THCS Tùng Thiện Vương tụi mình đã có rồi nè!
Lần trước, tụi mình đã cùng nhau ghé thăm Phòng Tâm lý học đường của Trường THCS Tôn Thất Tùng...
Xem tiếpTư vấn Tâm lý học đường Tư vấn tâm lý
Chào đón đoàn Quản lý Giáo dục Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai đến tham quan mô hình tư vấn tâm lý học đường, học tập kinh nghiệm công tác giáo dục tại TPHCM
Nhằm mang đến những kinh nghiệm quý giá, nâng cao vai trò, sự phối hợp hiệu quả giữa đội ngũ...
Xem tiếp