Nhiệm vụ của người dẫn chương trình trên sóng phát thanh, truyền hình

Nhiem Vu Cua Nguoi Dan Chuong Trinh Tren Song Phat Thanh Truyen Hinh.jpg

Gần đây, khi đời sống con người càng được nâng cao, các chương trình truyền hình, chương trình giải trí, gameshow,.. lại ngày càng nở rộ và từ đó nghề MC cũng được các bạn trẻ ưa chuộng nhiều hơn. Là linh hồn của một chương trình, thu hút hàng triệu ánh nhìn, một MC không chỉ thành công nhờ cơ duyên mà còn phải rèn luyện kĩ năng, kiến thức và cả bản lĩnh sân khấu. Bài viết dưới đây sẽ là những thông tin tham khảo hữu ích với những ai đang muốn theo đuổi nghề MC, các bạn hãy cùng tham khảo nhé!

Gần đây, khi đời sống con người càng được nâng cao, các chương trình truyền hình, chương trình giải trí, gameshow,.. lại ngày càng nở rộ và từ đó nghề MC cũng được các bạn trẻ ưa chuộng nhiều hơn. Là linh hồn của một chương trình, thu hút hàng triệu ánh nhìn, một MC không chỉ thành công nhờ cơ duyên mà còn phải rèn luyện kĩ năng, kiến thức và cả bản lĩnh sân khấu. Bài viết dưới đây sẽ là những thông tin tham khảo hữu ích với những ai đang muốn theo đuổi nghề MC, các bạn hãy cùng tham khảo nhé!

 

• Khóa đào tạo MC – Người dẫn chương trình chuyên nghiệp
• Khóa đào tạo MC Nhí – Con Tự Tin Con Tỏa Sáng
• Khóa đào tạo MC – Định hình phong cách
• Khóa đào tạo MC – Tiếng nói sân khấu truyền hình
• Khóa đào tạo MC – Tác phong sân khấu
• Khóa đào tạo MC – Thực hành diễn xuất & Thu âm Chỉnh giọng

 

1. Nêu bật sức hấp dẫn của chủ đề trao đổi ngay từ đầu chương trình

Bước vào cuộc trao đổi, người dẫn chương trình phải nêu lý do, chủ đề và những yêu cầu đặt ra trong cuộc trao đổi. Mặc dù khách mời đã được biết trước chủ đề chương trình mà họ tham gia cũng như xác định trước tính chất của chương trình đó nhưng cần thiết phải nhắc lại một lần nữa thật rõ ràng để công chúng dễ dàng theo dõi, đồng thời nhằm giúp khách mời xác định lại mạch tư duy, nội dung của câu trả lời, giúp chương trình đạt được hiệu quả cao hơn.

Người dẫn chương trình phải tìm được một lối vào chương trình sao cho không chỉ phù hợp với nội dung của chương trình mà còn phải tạo sự hấp dẫn để thu hút sự chú ý, quan tâm của khán, thính giả và cả sự quan tâm của chính các vị khách mời tham gia trao đổi về chủ đề đó. Có như vậy mới tạo được sự hứng thú cho chương trình trao đổi.

2. Triển khai và kiểm soát nội dung trao đổi

Với chương trình trao đổi, người dẫn chương trình không chỉ giữ vai trò đơn thuần là người dẫn dắt, kết nối mà hơn thế, họ còn là những người trực tiếp tạo nên nội dung của chương trình. Nội dung của chương trình trao đổi hay hoặc dở phụ thuộc rất nhiều vào khả năng làm chủ nội dung, xác định mục tiêu của chương trình mà mỗi người dẫn chương trình có được.

Để cuộc trao đổi luôn đi đúng hướng, người dẫn chương trình phải biết cách chỉ huy, kiểm soát nội dung, không để cho một thành viên nào đi quá xa chủ đề. Nếu họ đã đi xa chủ đề thì người dẫn phải khéo léo dẫn dắt họ lại với chủ đề chính của chương trình.

Nhiệm vụ chủ yếu của người dẫn chương trình trong khi trao đổi là bảo đảm tính mục đích, tính đa dạng, sinh động tạo cơ hội cho tất cả các thành viên được trình bày quan điểm của mình. Đồng thời, người dẫn chương trình còn là người tổng kết ý kiến của các thành viên tham gia trao đổi nhằm làm sáng tỏ chủ đề. Người dẫn cần biết gói gọn từng ý kiến của mỗi thành viên và cuối cùng kết luận cuộc trao đổi một cách sắc sảo, gây ấn tượng, làm cho người nghe ghi nhớ những vấn đề cốt yếu mà cuộc trao đổi đã nêu ra và chính bản thân những người tham gia cuộc trao đổi này cũng cảm thấy hài lòng.

Cuộc trao đổi, sẽ hấp dẫn hơn nhiều nếu người dẫn tạo ra được kịch tính. Có kịch tính được tạo ra bởi những xung đột về quan điểm và nhận thức thực tiễn khác nhau giữa người hỏi với người trả lời hoặc giữa các khách mời với nhau. Thậm chí tỏ thái độ và tình cảm qua nét mặt và âm điệu câu hỏi cũng tạo ra được ít nhiều kịch tính. Trong một chương trình trao đổi, có thể xuất hiện cả tiếng khóc, tiếng cười, sự tranh luận, thậm chí là tranh cãi. 

Bên cạnh đó, hầu hết các chương trình trò chuyện không chỉ đơn giản là cuộc trao đổi của người dẫn với nhân vật, mà xen kẽ là những phóng sự, ghi chép, những chùm ý kiến, những tổng hợp thông tin… để bổ trợ thêm thông tin cho những câu trả lời của nhân vật, chủ đề của chương trình, góp phần khắc họa chân dung nhân vật. Chúng cũng có thể tạo sự thoải mái, thư giãn cho khán thính giả để có thể theo dõi chương trình một cách tích cực hơn. Lời dẫn của người dẫn sẽ tạo mạch kết nối để các phần của chương trình liền mạch, logic.

3. Kiểm soát không gian

Người dẫn biết làm chủ không gian là người hiểu được vị thế của mình và của khách mời, giữ được thế cân bằng và luôn chủ động trong mọi tình huống. Nhiệm vụ làm chủ không gian của người dẫn còn thể hiện ở việc bố trí vị trí của các thành viên tham gia. Nếu là hai nhóm có quan điểm, chính kiến đối lập nhau thì chủ tọa nên ngồi giữa. Mọi người tham gia cuộc trao đổi đều phải ngồi ở những vị trí sao cho luôn luôn nhìn rõ mặt nhau để tiện theo dõi ý kiến phát biểu của nhau.

Trong quá trình thực hiện cuộc trao đổi, người dẫn chương trình phải tìm cách làm sao cho mọi người đều chú ý lắng nghe khi người khác nói. Khi cuộc trao đổi gặp trắc trở hoặc trở nên buồn tẻ, chủ tọa phải ngay lập tức nhập cuộc và thúc đẩy tốc độ cuộc tranh luận tăng lên, lôi cuốn người nghe.

Người dẫn chương trình trao đổi phải xác định rõ nhiệm vụ của mình là bảo đảm tính mục đích, tính đa dạng, sinh động, tạo cơ hội cho tất cả các thành viên sao cho cân đối, không để một người nói quá dài hoặc có người không được nói. Trong một chương trình trao đổi thường sẽ có một nhân vật quan trọng nhất và đó là đối tượng trung tâm của cuộc trò chuyện trao đổi. Tuy nhiên không phải vì thế mà hầu hết các câu hỏi đều dành cho nhân vật trung tâm ấy khiến những đối tượng khác có cảm giác hụt hẫng, bị bỏ rơi thậm chí rời khỏi phòng thu vì cảm giác thiếu sự tôn trọng.

4. Kiểm soát thời gian

Người dẫn phải luôn ý thức được thời gian, phải biết tương đối chính xác thời gian dành cho từng câu hỏi, từng khách mời, từng vấn đề. Nếu không chú ý đến thời gian sẽ dẫn đến tình trạng người nói ít người nói nhiều, không giải quyết thỏa đáng vấn đề hoặc chưa đi hết thông tin khi thời gian đã hết.

Người dẫn phải có cảm giác về thời gian bởi sẽ không có một cuộc trao đổi thành công nếu chương trình diễn ra trong 30 phút mà đến phút thứ 20, các khách mời vẫn chưa bàn xong về thực trạng của vấn đề và ở phía sau còn phải bàn tới các nguyên nhân và giải pháp. Thời gian phải được sử dụng thích hợp, hài hòa trong chương trình. Những điểm nội dung quan trọng nhất cần được dành thời gian thỏa đáng. Một trong những thách thức đối với người dẫn chương trình trao đổi trực tiếp là càng về cuối chương trình, việc giải quyết thời gian càng cần phải chính xác hơn.

Bình tĩnh để cảm nhận và xử lý thời gian trong chương trình trao đổi là một nhiệm vụ của người dẫn. Người dẫn cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, xác định lượng thời gian cho từng phần nội dung và thực hiện chúng với một một khả năng cảm giác tinh tế.

5. Sử dụng các câu hỏi làm việc

Trong đặc điểm này, yêu cầu người dẫn chương trình phải có kỹ năng đặt ra những câu hỏi để có thể khai thác thông tin từ những nhân vật của mình. Phải có câu hỏi hay thì mới có câu trả lời tốt.

Những câu hỏi trước hết làm rõ thông tin mà người dẫn chương trình muốn biết (tức là công chúng muốn biết), sau đó là khai thác thêm chiều sâu thông tin mà nhân vật có thể cung cấp.

Trong quá trình dẫn, người dẫn chương trình phải thường xuyên đặt ra các câu hỏi nhằm đưa các thành viên vào tình thế không thể không tranh luận. Người dẫn sử dụng những câu hỏi như những “tia lửa” khích lệ làm cháy bùng lên cuộc tranh luận. Điều quan trọng là mọi người đều được nói và phải biết chế ngự những người nói quá nhiều so với tổng thể.

Nếu chương trình có từ hai nhân vật trở lên thì những câu hỏi của phóng viên không thể lúc nào cũng chỉ dành riêng cho từng nhân vật mà cần có những câu hỏi cần có sự trao đổi giữa các nhân vật, thậm chí là tranh luận với nhau, và trò chuyện với khán thính giả.

6. Lắng nghe và khích lệ

Trong quá trình thực hiện việc phỏng vấn, đặt câu hỏi cho khách mời, người dẫn chương trình phải tập trung lắng nghe những ý kiến của khách mời, nắm bắt được những ý chính và từ đó, đặt những câu hỏi tiếp sau có sự logic với câu hỏi và câu trả lời trước cũng như trong tổng thể mạch nội dung mà chương trình hướng đến.

 Khả năng khích lệ thể hiện ở việc tạo tâm lý thoải mái cho khách mời và những người tham gia cuộc trao đổi. Vì không khí sức ép trong phòng thu nhiều khi sẽ khiến khách mời lúng túng đi sai lệch chủ đề, nói lan man không đúng vào trọng tâm, hoặc vì quá say mê mà quên mất thời gian ảnh hưởng đến thời lượng chương trình.

 Trong quá trình thực hiện, nên để cho các câu hỏi phát triển tự nhiên từ chính những ý kiến tham gia tranh luận. Người chủ tọa phải biết lắng nghe câu trả lời. Đó chính là cách biểu đạt sự quan tâm và thiện cảm với họ mà không phải thốt ra lời nào. Cần lắng nghe để nếu thấy trong câu trả lời của khách mời còn uẩn khúc, chưa hiểu phải kịp thời hỏi lại thông tin bằng những kiểu câu khẳng định vấn đề, câu hỏi mở, bám sát vào đó để hỏi tiếp. Ngoài ra, một người dẫn biết lắng nghe và nghe giỏi còn giúp cho người ấy biết phát hiện những chi tiết mới, chi tiết đắt để đặt thêm những câu hỏi mở rộng, làm rõ câu chuyện. Thậm chí có thể tăng thêm tính kịch tính, đẩy sự kiện lên cao trào.

7. Kỹ năng xử lý tình huống

Trong quá trình thực hiện các chương trình trao đổi, không thể không lường trước việc sẽ xảy ra các tình huống. Các tình huống có thể bắt gặp như: khách mời không tới được buổi trao đổi, trục trặc về kỹ thuật trong quá trình thu – phát sóng chương trình, người dẫn giới thiệu sai tên và chức danh của khách mời,… rất nhiều tình huống có thể bất ngờ xảy ra trong quá trình thực hiện các chương trình. Do vậy, người dẫn chương trình, với tư cách là người chủ tọa, điều khiển chương trình phải có khả năng ứng biến linh hoạt, nhạy bén để kịp thời xử lý các tình huống xảy ra trong khoảng thời gian nhanh nhất.

Người dẫn chương trình trong quá trình phát sóng cần phải duy trì được tố chất tâm lý và trạng thái tinh thần tốt để có thể ứng đối được những câu hỏi phức tạp và các vấn đề khác có thể  nảy sinh bất ngờ; đồng thời phải có khả năng giải tỏa những áp lực và cảm giác căng thẳng của những thành viên cùng tham dự chương trình, làm giảm những gánh nặng tâm lý của họ và khiến họ duy trì được tâm lý ổn định và tự do bày tỏ quan điểm. 
 

• Khóa đào tạo MC – Người dẫn chương trình chuyên nghiệp
• Khóa đào tạo MC Nhí – Con Tự Tin Con Tỏa Sáng
• Khóa đào tạo MC – Định hình phong cách
• Khóa đào tạo MC – Tiếng nói sân khấu truyền hình
• Khóa đào tạo MC – Tác phong sân khấu
• Khóa đào tạo MC – Thực hành diễn xuất & Thu âm Chỉnh giọng

• Khám phá nghề MC: Cơ duyên, nhiều tiền, nổi tiếng, tố chất và rèn luyện?
• Nhiệm vụ của người dẫn chương trình trên sóng phát thanh, truyền hình
• 5 Kỹ năng cần có để trở thành MC chuyên nghiệp
• [Chuyện nghề] Nghề MC – Xu thế của giới trẻ
• [MC TIPS] Làm thế nào để trở thành một MC thực thụ?
• Nghề MC truyền hình: Duyên Nói Hay, Nghiệp Nói Nhiều
• 
Nghề MC thu hút rất nhiều bạn trẻ

• Thi cuối khóa – Khóa đào tạo MC – Người dẫn chương trình chuyên nghiệp 09.2019
• Khóa đào tạo MC – Người dẫn chương trình chuyên nghiệp 09.2019
• Thi cuối khóa – Khóa Đào tạo MC – Người dẫn chương trình chuyên nghiệp 07.2019

• Khóa đào tạo MC – Người dẫn chương trình chuyên nghiệp 07.2019
• Khóa đào tạo MC – Tác phong sân khấu 04.2019
• Khóa đào tạo MC – Người dẫn chương trình chuyên nghiệp 03.2019

• Khóa đào tạo MC – Người dẫn chương trình chuyên nghiệp 06.2018 T3&T5
• Khóa đào tạo MC – Người dẫn chương trình chuyên nghiệp 06.2018 T6&T7
• Thi cuối khóa – Khóa đào tạo MC – Người dẫn chương trình chuyên nghiệp 06.2018
• Khóa đào tạo MC – Người dẫn chương trình chuyên nghiệp 04.2018
• Khóa đào tạo MC – Người dẫn chương trình chuyên nghiệp 01.2018

• Khóa đào tạo MC – Người dẫn chương trình chuyên nghiệp 07.2017
• 
Khóa đào tạo MC – Người dẫn chương trình chuyên nghiệp 06.2017
• Khóa đào tạo MC – Người dẫn chương trình chuyên nghiệp 04.2017
• Khóa đào tạo MC – Người dẫn chương trình chuyên nghiệp 03.2017
• Thi cuối khóa – Khóa đào tạo MC – Người dẫn chương trình chuyên nghiệp 03.2017

• Khóa đào tạo MC – Người dẫn chương trình chuyên nghiệp 12.2016
• Khai giảng – Khóa đào tạo MC – Người dẫn chương trình chuyên nghiệp 12.2016
• Thi cuối khóa – Khóa đào tạo MC – Người dẫn chương trình chuyên nghiệp 12.2016
• Khóa đào tạo MC – Người dẫn chương trình chuyên nghiệp 06.2016

• Khóa đào tạo MC – Người dẫn chương trình chuyên nghiệp 05.2016

Tập huấn hội thi “Tìm kiếm tài năng MC Nhí trường TH Phan Chu Trinh năm học 2024-2025” | Chương trình bồi dưỡng đặc biệt: Khơi dậy sức mạnh nội tại

Đào tạo Cá nhân Đào tạo MC Người dẫn chương trình

Trải qua vòng Sơ khảo gay cấn, những thí sinh tiềm năng nhất ở hai bảng thi đấu đã lộ...

Xem tiếp

Tập huấn hội thi “Tìm kiếm tài năng MC Nhí trường TH Phan Chu Trinh năm học 2024 – 2025”

Câu lạc bộ Kỹ năng sống Đào tạo MC Người dẫn chương trình

Tập huấn hội thi "Tìm kiếm tài năng MC Nhí trường TH Phan Chu Trinh năm học 2024 - 2025"...

Xem tiếp

MC PROMAX – Một buổi tham quan và trải nghiệm phòng thu chuyên nghiệp

Câu lạc bộ Kỹ năng sống Đào tạo MC Người dẫn chương trình

Tuần này, team MC PROMAX nhà Ý Tưởng Việt đã có một buổi tham quan & trải nghiệm phòng thu...

Xem tiếp

Chung kết xếp hạng cuộc thi người dẫn chương trình học đường trường TH Đoàn Thị Điểm – Một sân khấu chung kết thật thử thách và đáng nhớ

Câu lạc bộ Kỹ năng sống Đào tạo MC Người dẫn chương trình

Tiếp nối trường TH Tân Hoá, cuộc thi NGƯỜI DẪN CHƯƠNG TRÌNH HỌC ĐƯỜNG năm học 2022 - 2023 ở...

Xem tiếp

Chung kết “Cuộc thi tìm kiếm tài năng MC Nhí năm 2023” – Những khoảnh khắc tỏa sáng rực rỡ của các “én nhỏ” trường TH Tân Hóa

Câu lạc bộ Kỹ năng sống Đào tạo MC Người dẫn chương trình

Vậy là cuộc thi TÌM KIẾM TÂÌ NĂNG MC NHÍ 2023 của trường TH Tân Hóa đã tìm thấy các...

Xem tiếp

Khai giảng – Khóa đào tạo MC – Người dẫn chương trình chuyên nghiệp 03.2021

Đào tạo MC Người dẫn chương trình

Năm 2021 đến với mang theo những điều tích cực. Bạn mong muốn đổi mới chính mình nhưng chưa biết nên...

Xem tiếp

Thi cuối khóa – Khóa đào tạo MC – Người dẫn chương trình chuyên nghiệp 11.2020

Đào tạo MC Người dẫn chương trình

Vậy là sau 15 buổi đầy thú vị và thử thách, các các bạn học viên của lớp đào tạo...

Xem tiếp

Khóa đào tạo MC – Người dẫn chương trình chuyên nghiệp 11.2020

Đào tạo MC Người dẫn chương trình

Đến với lớp học, các học viên sẽ được trải nghiệm lộ trình học thực tế, hữu ích dưới sữ...

Xem tiếp

Khai giảng – Khóa đào tạo MC – Người dẫn chương trình chuyên nghiệp 01.2021

Đào tạo MC Người dẫn chương trình

Trung tâm đào tạo Ý Tưởng Việt khai giảng Khóa đào tạo MC vào tháng 01.2021. Với chủ nhiệm lớp...

Xem tiếp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Messenger