Trị liệu và tham vấn tâm lý

Tri Lieu Va Tham Van Tam Ly.jpg

Những tranh luận về thuật ngữ tham vấn, tư vấn hay trị liệu tâm lý vẫn luôn là vấn đề nóng hổi hiện nay trong các diễn dàn bàn về tham vấn tại Việt nam. Trong không ít hội thảo có người phê phán việc sử dụng tư vấn khi tham vấn. Đồng thời cũng có ngưới lại đồng nhất hai khái niệm này. Bên cạnh đó cũng không ít người lại băn khoăn liệu có gì khác nhau giữa tham vấn và trị liệu tâm lý.

 

• Ý Tưởng Việt – 10 Năm Chăm sóc tinh thần Việt
Ý Tưởng Việt – Bác sĩ tâm lý Online
Ý Tưởng Việt – Tư vấn tâm lý

 

Có thể nói, cuộc tranh luận về thuật ngữ tham vấn, tư vấn hay trị liệu tâm lý vẫn luôn là vấn đề nóng hổi hiện nay trong các diễn dàn bàn về tham vấn tại Việt nam. Trong không ít hội thảo có người phê phán việc sử dụng tư vấn khi tham vấn. Đồng thời cũng có ngưới lại đồng nhất hai khái niệm này. Bên cạnh đó cũng không ít người lại băn khoăn liệu có gì khác nhau giữa tham vấn và trị liệu tâm lý. Bài viết này xin cung cấp một số thông tin nhằm giúp bạn đọc cũng như các nhà nghiên cứu có quan tâm hiểu rõ hơn về sự giao thoa cũng như và khác biệt giữa các thuật ngữ trên làm cơ sở cho việc sử dụng chúng một cách đúng đắn trong những bối cảnh có liên quan.

Trị liệu – tiếng anh là Therapy – được lấy từ gốc Hy lạp là Therapia có nghĩa là chữa trị, làm lành. Trị liệu tâm lý có nghĩa là sự xóa bỏ rắc rối, những bệnh lý mang tính tâm lý.

Tham vấn và trị liệu tâm lý có mối quan hệ khá mật thiết với nhau. Do có nhiều cách hiểu khác nhau về hai thuật ngữ này nên cuộc tranh luận về sự khác biệt giữa chúng đã diễn ra từ lâu cho đến nay vẫn chưa kết thúc

Có quan niệm cho rằng trị liệu tâm lý bao hàm tham vấn. Người ta cho rằng trị liệu tâm lý như một quá trình can thiệp của nhà tâm lý học, nhà công tác xã hội hay nhà tham vấn đối với tình trạng sức khỏe tâm thần của đối tượng (thân chủ/người bệnh) bằng việc sử dụng các liệu pháp tâm lý như tham vấn để điều trị những rối nhiễu về cảm xúc hay tâm thần.

Một quan điểm khác lại xem trị liệu tâm lý như là tập hợp kỹ thuật, đặc biệt là hình thức đối thoại và giao tiếp trực tiếp để cải thiện sức khỏe tâm thần của khách hàng hay người bệnh hoặc cải thiện mối quan hệ của nhóm người (ví dụ như gia đình). Trong quá trình này nhà trị liệu và khách hàng (hay người bệnh) thảo luận những vấn đề tiềm ẩn và tìm ra giải pháp tích cực. Hình thức can thiệp này được sử dụng trong trợ giúp những khách hàng có vấn đề tâm thần. Nó còn được sử dụng để giúp đỡ những người có khó khăn trong mối quan hệ hàng ngày dưới hình thức tham vấn. Do vậy hai khái niệm tham vấn và trị liệu tâm lý thường được sử dụng thay thế cho nhau.

Carl Rogers xuất thân từ nhà tâm lý lâm sàng, mặc dù khi giới thiệu tác phẩm với hai khái niệm Counseling and Psychotherapy (1952), ông vẫn xem Tham vấn và trị liệu tâm lý là hoàn toàn giống nhau (S. Narayana, 1981). Hay C.H Patterson (1974, 1986) cũng không đề cập tới sự khác biệt rõ rệt nào trong tài liệu mà ông đã xuất bản. G. Corey (1991), C.B.Truax và R. Carkhuff (1967) sử dụng hai khái niệm Tham vấn và trị liệu tâm lý hoán đổi cho nhau. Hội Tham vấn và trị liệu tâm lý Australia xem tham vấn và trị liệu là một, bởi vì theo họ cả hai hoạt động này đều là quá trình tâm lý nhấn mạnh nhu cầu của đối tượng, cùng sử dụng những kỹ năng giống nhau như lắng nghe tích cực, thấu hiểu những điều họ nói và thúc đẩy khả năng tự giúp, tính trách nhiệm của cá nhân.

Tuy nhiên một số tác giả khác lại bảo vệ quan điểm về sự khác biệt giữa tâm lý trị liệu và tham vấn. Điển hình như F. Robinson (1950), C.Thorne (1950), P. Blos (1946) L. Tyler (1958). Các tác giả này cho rằng trị liệu tâm lý chú trọng tới thay đổi nhân cách còn tham vấn hướng tới việc giúp đối tượng sử dụng nguồn lực sẵn có để đối phó với vấn đề trong cuộc sống tốt hơn. Sự phân biệt đó còn được biện hộ bởi lý luận rằng trong Tham vấn yếu tố được xem như trọng tâm đó là bản thân đối tượng, mối quan hệ đầy tính nhân văn giữa nhà tham vấn và đối tượng, nhưng trong tâm lý trị liệu yếu tố nổi trội là nhà trị liệu cùng với những kỹ thuật trị liệu cụ thể và xu hướng sử dụng hệ thống lý thuyết trị liệu để phân tích tâm lý hay hành vi của đối tượng. Hơn thế nữa, tham vấn thường được diễn ra trong những cơ sở như trường học, cộng đồng nhiều hơn, trong khi đó tâm lý trị liệu lại thường thấy cả ở các cơ sở y tế mang tính chữa trị.

Để có thêm thông tin về sự khác biệt của hai hoạt động này trong thực tiễn, chúng tôi tiến hành phỏng vấn và thảo luận nhóm với 9 chuyên gia làm tham vấn tại Canada, Úc, Singapore. Kết quả cho thấy 4 chuyên gia tâm lý cho rằng họ xem trị liệu tâm lý và tham vấn là như nhau, số còn lại cho rằng có sự khác biệt nhất định giữa hai thuật ngữ này. Một số chuyên gia Công tác xã hội khi được hỏi cho rằng, khi thực hiện tham vấn họ và các đồng nghiệp không làm trị liệu và sử dụng các kỹ thuật test tâm lý như một công cụ chính của quá trình can thiệp.

Từ nghiên cứu tài liệu cũng như thực tiễn, chúng tôi cho rằng mặc dù khó có thể tách bạch tham vấn và trị liệu tâm lý song có sự khác nhau nhất định giữa chúng ở một số khía cạnh sau:

– Thứ nhất, đối tượng trợ giúp trong tham vấn thường là những người có vấn đề liên quan tới cuộc sống hàng ngày, còn trong tâm lý trị liệu, đối tượng gòm cả những người có vấn đề rối nhiễu tâm lý, hành vi ở mức độ tương đối rõ rệt và mang tính bệnh lý nhiều hơn.

– Thứ hai, công cụ can thiệp của tham vấn chủ yếu là mối quan hệ tương tác nghề nghiệp với sự tích cực, chủ động của chính đối tượng dưới sự xúc tác gợi mở của nhà tham vấn, còn công cụ ưu thế của tâm lý trị liệu là hệ thống các liệu pháp (phân tâm, hành vi, cảm xúc thuần lý…) và các trắc nghiệm tâm lý v.v.

– Thứ ba, hình thức tham vấn được sử dụng ở phạm vi rộng hơn bởi các chuyên gia tâm lý, các nhà Cán bộ xã hội chuyên nghiệp, thậm chí các nhà sư phạm, cán bộ ngành y và một số nhà trợ giúp không chuyên giúp trên cơ sở nắm vững các kỹ năng cơ bản, nguyên tắc đạo đức của tham vấn, trong khi đó tâm lý trị liệu thường được sử dụng bởi các nhà tâm lý học, các cán bộ xã hội, các nhà tham vấn chuyên nghiệp được phép hành nghề.

Trong bối cảnh nền văn hóa ở Việt Nam khi nhiều người còn chưa sẵn sàng chia sẻ những vấn đề riêng tư thì việc sử dụng thuật ngữ trị liệu tâm lý dễ được hiểu như sự chữa trị tâm lý như vậy có thể làm tăng thêm tâm lý e ngại và hạn chế việc sử dụng dịch vụ tham vấn – một công cụ bảo vệ sức khỏe tâm thần, tăng cường khả năng thích nghi của cá nhân khá hữu hiệu. Do vậy, chúng tôi cho rằng nên có sự tách biệt hai thuật ngữ trên ở nước ta hiện nay.

Nói tóm lại, tồn tại sự khác biệt nhất định trong Tham vấn, Tư vấn và Trị liệu tâm lý. Song quá trình trợ giúp con người giải quyết vấn đề tâm lý xã hội luôn luôn phức tạp đòi hỏi sự tham gia của nhiều hình thức can thiệp. Điều này khiến cho sự đồng nhất hay hoán đổi giữa chúng ở nhiều tác giả cũng là dễ hiểu. Tuy nhiên, từ đặc điểm của nền văn hóa cũng như xuất phát điểm của các lọai hình dịch vụ này hiện nay ở Việt Nam chúng tôi đề xuất nên có sự tách biệt giữa chúng tạo cơ sở cho sự phổ biến hóa việc sử dụng cũng như từng bước chuyên môn hóa các loại hình trợ giúp tâm lý xã hội trên ở nước ta hiện nay.
 

Tư vấn tâm lý
Tư vấn tâm lý Online

Ý TƯỞNG VIỆT – LÀNG THIẾU NIÊN THỦ ĐỨC | Tổng kết chương trình Tư vấn tâm lý – Giáo dục Kỹ năng sống cho trẻ 2023 – 2024 và Ký kết hợp tác giai đoạn 2024 – 2025

Đào tạo Kỹ năng sống Tư vấn Tâm lý học đường Tư vấn tâm lý

Vừa qua, Nhà Ý Tưởng Việt cùng LÀNG THIẾU NIÊN THỦ ĐỨC phối hợp tổ chức LỄ TỔNG KẾT "CHƯƠNG...

Xem tiếp

Dự án Phát triển Tâm lý học đường quận Tân Phú | Đi thăm Phòng Tâm lý học đường trường THCS Lê Anh Xuân – Khám phá 3 hiểu lầm thường gặp khi nhắc đến phòng Tâm lý học đường

Tư vấn Tâm lý học đường Tư vấn tâm lý

Cùng Ý Tưởng Việt tham quan Phòng Tâm lý học đường trường THCS Lê Anh Xuân nhé!

Xem tiếp

Đón đoàn sinh viên Đại học Quốc tế Sài Gòn đến tham quan và trải nghiệm thực tế nghề nghiệp

Tư vấn tâm lý Tin Hoạt động

Vừa qua, Ý Tưởng Việt rất vui được đón đoàn sinh viên chuyên ngành Tâm lý học đến từ Đại...

Xem tiếp

Dự án “Tư vấn tâm lý học đường trường TH Đoàn Thị Điểm” | Tập huấn bồi dưỡng giáo viên “Kỹ năng tham vấn dành cho học sinh tiểu học”

Tư vấn Tâm lý học đường Tư vấn tâm lý

Ý Tưởng Việt phối hợp Trường TH Đoàn Thị Điểm mang tới CHUYÊN ĐỀ TẬP HUẤN BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN...

Xem tiếp

Toạ đàm “Nâng cao năng lực chăm sóc sức khoẻ tinh thần học sinh” quận 8 – Khởi đầu chặng đường hợp tác nhân văn, vì một thế hệ trẻ bản lĩnh

Tư vấn Tâm lý học đường Tư vấn tâm lý

Vậy là Tọa đàm "NÂNG CAO NĂNG LỰC CHĂM SÓC SỨC KHỎE TINH THẦN HỌC SINH" QUẬN 8 đã khép...

Xem tiếp

Dự án tư vấn tâm lý học đường trường TH Phan Chu Trinh | Chuyên đề “Nhận diện những khó khăn tâm lý của con và các giải pháp”

Tư vấn Tâm lý học đường Tư vấn tâm lý

Coi sự đồng bộ giữa gia đình - nhà trường là yếu tố then chốt trong công tác tư vấn...

Xem tiếp

Dự án tư vấn tâm lý học đường trường TH Phan Chu Trinh | Ra mắt phòng Tâm lý học đường – Chuyên đề “Em biết chăm sóc sức khoẻ tinh thần”

Chuyên đề tâm lý giáo dục học đường Tư vấn Tâm lý học đường Tư vấn tâm lý

Tiếp nối những nỗ lực trong hành trình xây dựng môi trường học đường hạnh phúc, nhân rộng ý nghĩa...

Xem tiếp

Bác sĩ tâm lý Online 2024

Tư vấn tâm lý

Những lúc chúng ta không thể giải quyết các vấn đề và các khó khăn tâm lý của bản thân,...

Xem tiếp

Dịch vụ Tư vấn tâm lý 2024

Tư vấn tâm lý

Trung tâm tư vấn tâm lý Ý Tưởng Việt với các chuyên gia "bác sĩ" tâm lý hàng đầu GS.TS....

Xem tiếp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Messenger