10 năm – Những trăn trở về nhận thức sai lệch trong công tác đào tạo, phát triển cá nhân
“Tất cả mọi người đều là thiên tài. Nhưng nếu bạn đánh giá một con cá qua khả năng leo cây, nó sẽ sống cả đời trong niềm tin rằng mình thật sự ngu ngốc” – Albert Einstein
Đó là một ý kiến nói về sự đa dạng trong bản sắc con người, cũng là lời cảnh tỉnh về tác động khôn lường của giáo dục “rập khuôn”, ngăn cản sự phát triển tiềm năng, sáng tạo của mỗi cá nhân. Theo các nhà Tâm lý học, có đến tám loại trí thông minh khác nhau và mỗi con người với những đặc điểm riêng, sẽ sở hữu những loại trí thông minh, những thế mạnh khác biệt. Nhiệm vụ của công tác đào tạo, giáo dục là cho những loại trí thông minh đó, cho những sự khác biệt đó của mỗi cá nhân một môi trường để được phát hiện, nuôi dưỡng và phát triển. Song, trên thực tế, “nhiệm vụ” được coi là hiển nhiên này, còn nhiều bất cập và khá khó khăn.
Cho đến hiện tại, các môn học được coi là quan trọng, là môn “chính” trong trường học đều thiên về một số loại hình trí thông minh nhất định như: logic toán học, ngôn ngữ… Điều này, tức là những học sinh còn lại, những “chú cá” với các loại hình trí thông minh khác, phải tự thích nghi để duy trì một kết quả học tập bình thường hoặc lạc lối trong niềm tin rằng mình ‘‘dốt đặc”, “học dở”.
Song, ngay cả với những học sinh có thiên hướng phù hợp với các môn học quan trọng ở trường, câu chuyện cũng không hẳn tốt đẹp hơn. Bởi nỗi ám ảnh về “trường chuyên lớp chọn”, về cuộc đua thành tích đã khiến nhiều bậc cha mẹ coi nhẹ việc rèn luyện các kĩ năng mềm, đinh ninh rằng việc học chỉ gói gọn trong những kiến thức hàn lâm trên sách vở là đủ và rằng “Quan trọng là học giỏi trước đã, mấy cái khác sau này lớn tự nhiên sẽ biết.”
Nhưng hôm nay không còn là ngày xưa, cách mạng công nghiệp 4.0 đã biến cuộc sống trở một đấu trường khắc nghiệt, mà ở đó cán cân chiến thắng chỉ nghiêng về người hiểu rõ bản thân, sở hữu kiến thức và cả kĩ năng để thích nghi, vận dụng những kiến thức mình có. Bên cạnh đó, cuộc sống hiện đại, đủ đầy cùng sự bao bọc đôi khi quá mức cũng khiến các em không còn nhiều cơ hội để “tự biết”, “tự hiểu” như các bậc phụ huynh khi xưa.
Và khi mà tỉ lệ sinh viên thất nghiệp vì không định vị được bản thân, vì thiếu kĩ năng cơ bản ngày càng cao, khi mà những câu chuyện thương tâm về học sinh tự tử do không biết cách đối phó áp lực học tập, những tình huống bi hài về một lớp trẻ rành rọt công nghệ nhưng không biết nhặt rau, luộc trứng ngày càng nhiều, thì người ta bắt đầu nhận ra rằng: Công tác giáo dục đào tạo cần đặt một sự quan tâm đúng đắn hơn lên việc phát triển tiềm năng của mỗi cá nhân và giúp cá nhân có những kĩ năng để phát huy những tiềm năng đó.
10 năm – Cuộc hành trình thay đổi nhận thức về công tác đào tạo,
phát triển cá nhân, thay đổi một thế hệ thừa kiến thức thiếu kĩ năng
Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, mang sứ mệnh ứng dụng Tâm Lý vào sự nghiệp “trồng người”, Ý Tưởng Việt luôn mong muốn tìm ra câu trả lời cho những vấn đề trên.
“Làm sao để phát triển tiềm năng của một cá nhân” luôn là một câu hỏi lớn và việc đầu tiên phải làm để đơn giản hoá nó là giúp cá nhân hiểu biết rõ ràng về sở thích, sở trường, sở đoản,.. của bản thân, từ đó, đưa ra một định hướng phát triển phù hợp. Song, thực tế không phải lúc nào các bậc phụ huynh cũng có đủ thời gian cũng như kiến thức về tâm lý lứa tuổi để lắng nghe và hiểu thấu con em mình. Hiểu rõ những khó khăn đó, Ý Tưởng Việt phát triển dịch vụ tham vấn hướng nghiệp dành cho học sinh, sinh viên. Thông qua sự trợ giúp chuyên nghiệp của các chuyên viên Tâm lý cùng những bài test, thang đo chuyên dụng, các bậc phụ huynh có thể cùng con em mình tìm ra một định hướng phù hợp nhất.
Mở rộng hơn, Ý Tưởng Việt còn thường xuyên có những buổi báo cáo chuyên đề về các vấn đề nổi cộm, “khó đỡ” ở lứa tuổi các em, cũng như các vấn đề “nóng” trong cuộc sống như: Tình bạn – tình yêu tuổi học trò, Kĩ năng phòng chống xâm hại tình dục, Kỹ năng phòng tránh thương tích trong trường học…
Bên cạnh việc định hướng bản thân, việc xây dựng và phát triển các kĩ năng cần thiết trong học tập và cuộc sống cũng là một vấn đề cần quan tâm để trả lời cho câu hỏi về phát triển tiềm năng của cá nhân trong tác giáo dục, đào tạo.
Song, dù được bộ giáo dục triển khai và đưa vào chương trình học chính khoá từ năm 2011 – 2012, việc giảng dạy kĩ năng sống đến nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn, điển hình như tài liệu giảng dạy không đồng nhất, thiếu hụt giáo viên có chuyên môn, kĩ năng và đặc biệt là kiến thức về tâm lý lứa tuổi. Ở đại đa số các trường mầm non, tiểu học, trung học hiện nay, kĩ năng sống vẫn chỉ được tích hợp với sinh hoạt ngoài giờ, ngoại khoá, giáo dục công dân và do giáo viên bộ môn hoặc chủ nhiệm phụ trách. Điều này, phần nào dẫn đến tình trạng “tự bơi”của các trường, khiến việc giảng dạy kĩ năng sống không đạt được chất lượng và hiệu quả như mong muốn.
Đi cùng với vấn đề về “cung” không đủ “cầu”, hoặc “cung” đủ “lượng” mà không đủ “chất” trong công tác đào tạo giáo viên kĩ năng sống, Ý Tưởng Việt luôn trăn trở làm sao để vừa tạo ra một đội ngũ giáo viên đạt chuẩn, vừa kết nối đội ngũ này với nhà trường. Bên cạnh một nền tảng kiến thức về tâm lý lứa tuổi, phương pháp sư phạm chắc chắn, được đào tạo từ các trường đại học lớn như Đại học Sư Phạm, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Văn Hiến, Đại học Hutech,… các giáo viên của Ý Tưởng Việt, trước khi nhận lớp chính thức, đều phải thử sức nhiều tháng ở vị trí trợ giảng, tham gia các buổi tập huấn chuyên môn và đặc biệt là vượt qua buổi đánh giá dạy thử của ban giám sát chất lượng. Điều này, vừa giúp các giáo viên có thời gian “cọ xát” với môi trường giảng dạy thực tế, vừa giúp chất lượng giáo viên được đồng nhất, đảm bảo hiệu quả giảng dạy.
Không chỉ thể hiện trong công tác đào tạo, phương châm “đồng nhất” của Ý Tưởng Việt còn thể hiện ở sử dụng loạt sách giáo khoa chính thống làm tài liệu giảng dạy. Với những bài học thực tế, minh hoa sinh động, thiết kế khoa học, thu hút, cho đến hiện tại, bộ sách không chỉ là thành quả nghiên cứu đầy tâm huyết của PGS.TS Tâm Lý Huỳnh Văn Sơn cùng nhóm cộng sự trẻ đầy tài năng và nhiệt huyết mà còn là bộ sách về giảng dạy kĩ năng sống được bộ giáo dục thẩm định và cấp phép.
Nếu ví sự học như một con thuyền trên dòng chảy ngược không tiến nghĩa là lùi, thì có lẽ công tác giáo dục cũng vây, sự thoả mãn với những thành tựu hôm nay, có thể chính là sự cản trở lớn nhất trên con đường phát triển ngày mai. Hiểu rõ điều này, ban giám đốc Ý Tưởng Việt luôn trăn trở làm sao để không ngừng hoàn thiện, đem đến cho các em một môi trường học tập, trải nghiệm tốt hơn nữa.
“Là một người làm giáo dục đã khó, là một người làm giáo dục trong mảng kĩ năng lại càng khó hơn. Bởi đây là một bộ môn đòi hỏi sự trải nghiệm, người dạy phải luôn “đào sâu”, thách thức giới hạn bản thân để có thể đem đến cho các em những cơ hội trải nghiệm mới. Việc giảng dạy theo khuôn khổ tiết học tuy tốt, nhưng chỉ là bước đầu, sẽ cần nhiều hơn những sân chơi mới để kĩ năng sống trở thành một trải nghiệm thực sự mạnh mẽ, in dấu trong lòng các em” – Đó là những chia sẻ đầy tâm huyết của Cô Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Giám đốc công ty khi nói về lí do tổ chức loạt chương chình sân chơi trải nghiệm kĩ năng sống vừa qua.
Không lâu sau đó, một loạt các chương trình, lớp học ứng dụng tâm lý ra đời, đánh dấu một thời kì dạy và học kĩ năng đang vươn xa khỏi khuôn khổ lớp học, ngày càng trở nên thiết thực và hấp dẫn. Đặc biệt, với các khoá học ứng dụng Tâm lý như Mình là MC nhí, Nhà diễn thuyết ấn tượng, Nhà sáng tạo tài ba thuộc Câu lạc Ba lô xanh – câu lạc bộ kĩ năng sống hè mà Ý Tưởng Việt tổ chức, giờ đây, các bậc phụ huynh dù bận rộn, cũng có thể giúp con em mình có một mùa hè ý nghĩa, “giải cứu” các em khỏi mùa hè chỉ có ipad, ti vi,…
Song song với các khoá học dành cho lứa tuổi thiếu nhi, Ý Tưởng Việt cũng đặc biệt triển khai các khoá học kĩ năng ứng dụng tâm lý cho sinh viên, người đi làm như: Đào tạo MC, Khám phá tiềm năng bản thân, Giao tiếp đỉnh cao, Nói chuyện trước công chúng,… Với lợi thế là đội ngũ chuyên viên, giảng viên đứng lớp có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm, các lớp kĩ năng ở Ý Tưởng Việt luôn gần gũi, thiết thực, hướng đến việc giúp cá nhân thích nghi, phát triển toàn diện bản thân trong thời đại mới.
“Có thể tất cả mọi người ngồi đây không phải ai cũng sẽ trở thành MC. Nhưng với một sự nỗ lực nghiêm túc và đúng hướng, chúng ta vẫn sẽ học được nhiều điều. Chúng ta học được cách cầm cái mic sao cho chuyên nghiệp, cười thế nào cho duyên dáng, phát âm thế nào cho tròn vành rõ chữ,..Chúng ta học được cách tự tin, và điều đó giúp ta đón lấy cơ hội khi ta có.” – Chia sẻ rất chân thành của chị Đặng Thị Cẩm Hướng, một trong những giảng viên của khoá đào tạo MC tại Ý Tưởng Việt.
Mười năm đã đi qua, mười năm nữa rồi sẽ tới. Vẫn biết rằng, trên cuộc hành trình này còn nhiều những khó khăn, những thiếu sót. Song tin rằng, với cái “tâm” cái “tầm” của những người làm nghề chân chính, của một thế hệ đi trước luôn khắc khoải về những gì có thể “trao đi”, Ý Tưởng Việt sẽ còn đóng góp nhiều hơn những thay đổi tích cực trong công cuộc đào tạo, phát triển tiềm năng cá nhân, góp phần tạo nên một thế hệ “đầy kiến thức, đủ kĩ năng”.
Đồng hành cùng Trường ĐH Huflit và hơn 300 bạn học sinh THCS – THPT Diên Hồng với các chuyên đề “Vượt qua Stress – Chiến thắng chính mình” và ” Quản lý thời gian hiệu quả”
Đồng hành cùng Trường ĐH NGOẠI NGỮ - TIN HỌC TP.HCM (HUFLIT) và hơn 300 học sinh đến từ Trường...
Xem tiếpChào mùa tựu trường 2024 – 2025 | Chuyên đề “Xây dựng tác phong sư phạm trong môi trường trường học hạnh phúc” – Trường TH Lê Thánh Tông
Ý Tưởng Việt phối hợp cùng Trường TH Lê Thánh Tông tổ chức chuyên đề “XÂY DỰNG TÁC PHONG SƯ...
Xem tiếpChào mùa tựu trường 2024 – 2025 | Chuyên đề “Trường học hạnh phúc” – Trường THCS Nguyễn Du, THCS Bạch Đằng
Sau Trường TH Hồ Văn Cường, nhà Ý Tưởng Việt tiếp tục nối dài hành trình xây dựng “TRƯỜNG HỌC...
Xem tiếpChào mùa tựu trường 2024 – 2025 | Chuyên đề “Xây dựng trường học hạnh phúc” – Trường TH Hồ Văn Cường
Hòa chung không khí nhộn nhịp của công tác chuẩn bị cho năm học mới, ở những ngày cuối tháng...
Xem tiếpChào mùa tựu trường 2024 – 2025 | Chuyên đề “Phương pháp chăm sóc và hỗ trợ học sinh gặp vấn đề khó khăn học tập” – Trường TH Võ Thị Sáu
Ý Tưởng Việt phối hợp cùng Trường TH Võ Thị Sáu tổ chức chuyên đề “PHƯƠNG PHÁP CHĂM SÓC VÀ...
Xem tiếpNhật ký Hè Bản Lĩnh 2024: Tìm hiểu về hiện tượng tĩnh điện cùng thí nghiệm “Bong bóng nam châm” ở giờ học STEAM
Quay trở lại với giờ học học STEAM tuần này, tụi mình cùng nhau thực hiện một thí nghiệm vô...
Xem tiếpChào mùa tựu trường 2024 – 2025 | Chuyên đề “Xây dựng tác phong nhà giáo trong bối cảnh hiện nay” – Trường TH Âu Cơ
Tuần qua, Ý Tưởng Việt phối hợp cùng Trường TH Âu Cơ tổ chức chuyên đề “XÂY DỰNG TÁC PHONG...
Xem tiếpNhật ký Hè Bản Lĩnh 2024: Trổ tài làm bánh ngũ cốc ở giờ Trải nghiệm sáng tạo
Giờ học TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO ở HÈ BẢN LĨNH hôm nay, thay vì chơi với giấy màu, keo nến,...
Xem tiếpNhật ký Hè Bản Lĩnh 2024: Trau dồi vốn từ, rèn luyện phản xạ giao tiếp cùng giờ học Tiếng Anh
Với chương trình học tập trung vào rèn luyện giao tiếp, phản xạ cùng những trò chơi, hoạt động nhóm...
Xem tiếp