Bạn có thể bỏ qua nó, nếu mục tiêu nghề nghiệp của bạn chỉ dừng ở mức
“ổn định và đủ sống”.
Thuyết trình là một phần trong công việc mà gần như không ai có thể tránh khỏi. Ở trên giảng đường đại học, bạn có thể “tạm tránh” nó đi vì trong nhóm học tập đã có bạn khác thích tỏa sáng hơn, tuy nhiên khi ra trường và làm việc, cho dù bạn không thích tỏa sáng thì thuyết trình là việc bắt buộc bạn phải làm.
Thuyết trình về sản phẩm cho khách hàng, báo cáo dự án cho sếp trên, trình bày về ý những ý tưởng mới của mình, trình bày chiến lược mới và phân việc cho cấp dưới… Tôi chắc chắc rằng những dự án và ý tưởng ấy đều là tâm huyết của bạn, và bạn không muốn nó bị người khác lãng quên chỉ vì mình thuyết trình… dở ẹc.
Tuy nhiên tôi tin bạn là một người thông minh để hiểu rằng: “học đi đôi với hành” và bản thân mình sẽ khó tự hoàn thiện nếu không có thêm những góp ý và góc nhìn từ phía khán giả, đặc biệt là các chuyên gia tâm lý – những người chuyên làm chủ bục giảng và sân khấu.
Trong một lần diễn thuyết trước sinh viên ngành quản trị kinh doanh của ĐH Nebraska, hai nhà tỷ phú Mỹ Warren Buffett và Bill Gates nhận được một câu hỏi: “Chúng tôi nên làm những gì để luôn thăng tiến trong công việc?”. Ông Buffett trả lời đó chính là khả năng diễn thuyết. “Với một số người nó là tài sản quí giá, nhưng với những ai không có khả năng thì nó là một gánh nặng thực sự. Khả năng diễn thuyết tốt trước mọi người có thể giúp công việc của bạn phát triển tới 50 hoặc 60 năm” ông nói.
“Bạn có thể có những ý tưởng xuất chúng nhưng nếu không biết cách truyền đạt, thì những ý tưởng đó cũng không mang lại giá trị gì”
Với số lượng học viên giới hạn mỗi lớp, chuyên gia là những giảng viên, thạc sỹ tâm lý có nhiều kinh nghiệm trong ngành sẽ hỗ trợ tốt nhất cho từng học viên.
Trước khi quyết định đến với bất cứ lớp kỹ năng nào, việc tìm hiểu về kiến thức
luôn giúp bạn có một thái độ học tập tích cực chủ động hơn.
Điều này sẽ không bao giờ là thừa và luôn xứng đáng
với thời gian, chi phí mà các bạn sẽ đầu tư.
Kỹ năng thuyết trình là khả năng trình bày, truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, thu hút và thuyết phục nhằm đạt mục tiêu đề ra.
Các mục tiêu cơ bản của một bài thuyết trình tốt
○ Không làm mất thời gian của người nghe
○ Hiểu người nghe là ai và tại sao họ tới đây
○ Cấu trúc tốt bài thuyết trình
○ Thực hiện bài thuyết trình lôi cuốn và hấp dẫn
○ Nhấn mạnh những điểm quan trọng trong thông điệp của bạn
○ Tạo lập được mối quan hệ thân thiện với người nghe
Cấu trúc một bài thuyết trình
1. Phần mở đầu
○ Thu hút sự chú ý của ngưới nghe
○ Tóm lược các nội dung liên quan
2. Phần chính với các nội dung
○ Vấn đề cần giải quyết, yêu cầu công việc …
○ Ý tưởng và giải pháp
○ Cung cấp bằng chứng
○ Lợi ích khi áp dụng giải pháp
○ Chương trình hành động/các việc làm cụ thể
3. Phần kết
○ Tóm tắt
○ Kết luận cuối cùng
“Biết nói gì bây giờ?”
“Tôi không thuyết trình đâu!”
“Làm sao để trình bày một cách thuyết phục với nhà tuyển dụng, khách hàng…”
“Làm thế nào để bài thuyết trình của mình trở nên thu hút hơn, sáng tạo hơn?”
Một bài thuyết trình trước lớp có thể quyết định hình ảnh của bạn trong mắt bạn bè, thầy cô. Một câu trả lời trong buổi phỏng vấn xin việc có thể quyết định bạn có nhận được công việc bạn hằng mơ ước hay không. Một bài giới thiệu trình bày ý tưởng, sản phẩm có thể quyết định cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp của bạn.
Dù bạn là ai, làm công việc gì, bạn đều gặp phải những tình huống buộc bạn phải sử dụng đến kỹ năng thuyết trình. Và khi bạn sở hữu được kỹ năng thuyết trình thu hút, sáng tạo, bạn đã nắm trong tay tấm vé vàng giúp bạn tiến xa trong sự nghiệp và thành công trong cuộc sống.
9 bí quyết giúp bạn thuyết trình thành công
1. Thư giãn
Bạn không thể bắt đầu thuyết trình nếu lo lắng đến nỗi ướt đẫm mồ hôi hoặc nói lắp bắp hay không thể nhìn thẳng được. Thay vào đó, hãy nghỉ ngơi ít nhất vài tiếng trước khi thuyết trình, bạn cũng có thể uống trà hoặc đi dạo hay đơn giản là ngồi yên tĩnh tại chỗ. Nếu bạn muốn cảm thấy thoải mái, trước đó bạn cần phải chuẩn bị tốt. Bạn sẽ khó lòng nào thư giãn nếu chỉ vừa hoàn thiện bài thuyết trình vài phút trước khi trình bày. Hãy ghi nhớ rằng bạn càng thư giãn, bạn càng dễ kết nối với khán giả và thuyết trình trôi chảy hơn.
2. Toát ra sự tự tin
Một trong những phương pháp để cải thiện kỹ năng thuyết trình đó là chú ý rèn luyện phong thái tự tin. Phong thái tự tin sẽ gây ấn tượng rất tốt, thậm chí ngay cả trước khi bạn bắt đầu nói. Nếu bạn trông tự tin và tin tưởng vào những gì mình nói, khán giả cũng sẽ có thể đặt sự tin tưởng vào bạn. Vì vậy, hãy có phong thái chững chạc, nở nụ cười và giao tiếp bằng mắt với khán giả để cho thấy bạn không hề sợ hãi và hiểu rõ những gì mình nói. Thậm chí dù bạn không cảm thấy thực sự tự tin thì tỏ ra cảm giác tự tin cũng sẽ giúp bạn nhẹ nhõm và dễ khiến người khác tin bạn hơn.
3. Mở đầu ấn tượng
Nếu bạn thu hút được khán giả ngay từ đầu, họ sẽ có khả năng dõi theo bạn cho đến hết bài thuyết trình. Bạn có thể bắt đầu bằng một câu chuyện gây sốc hoặc hài hước hay giai thoại hấp dẫn và những trích dẫn truyền cảm hứng. Dù bạn bắt đầu như thế nào, hãy chắc chắn là nó thuận lợi cho bài thuyết trình của bạn và không chỉ có giá trị giải trí.
4. Trình bày lưu loát
Đó là chía khóa giúp cải thiện bài thuyết trình của bạn. Hãy tập trung nói một cách rõ ràng và chậm rãi, đủ lớn để mọi người có thể nghe thấy bạn. Biểu hiện của bạn cũng cần phù hợp với ngôn từ bạn sử dụng và mọi người sẽ có khả năng kết nối với bạn và hiểu rõ nội dung hơn.
5. Đi vào cụ thể
Nếu bạn muốn trình bày rõ quan điểm, bạn cần sử dụng những câu chuyện, giai thoại, thống kê và sự kiện để hỗ trợ những ý tưởng của mình. Sử dụng những câu chuyện là một cách tuyệt vời để tạo lập những kết nối giữa người với người và minh họa những quan điểm một cách hiệu quả.
6. Kết nối tự nhiên
Kết nối với khán giả thông qua cảm xúc của bạn. Không ai thích một diễn giả nhàm chán. Vì thế hãy truyền tải thông điệp của bạn thông qua cử chỉ, biến đổi giọng nói phù hợp như khi bạn nói chuyện một đối một, thể hiện khiếu hài hước và không ngại thất bại. Quá trình kết nối tự nhiên, thoải mái cũng là một kỹ năng thuyết trình được chú ý vì nó có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình truyền đạt trong buổi thuyết trình.
7. Nhắc lại những điểm quan trọng
Mặc dù tất cả nội dung trong bài thuyết trình của bạn đều quan trọng nhưng chắc chắn bạn phải có một vài ý chính muốn truyền tải đến khán giả. Bạn có thể nhắc lại với khán giả những điểm quan trọng bằng cách nhấn mạnh và lặp lại những điểm đó. Điều đó giúp khán giả nhận thấy những điểm này quan trọng hơn nội dung khác.
8. Giải đáp thắc mắc
Để lại khoảng thời gian gần cuối để thực hiện mục giải đáp thắc mắc. Có phần đặt câu hỏi và trả lời có thể giúp khán giả của bạn hiểu rõ thêm về nội dung bài thuyết trình của bạn.
9. Kết thúc ấn tượng
Kết thúc bài thuyết trình của mình một cách ấn tượng và chắc chắn. Đừng để buổi thuyết trình của bạn giảm nhiệt dần hoặc kết thúc khi khán giả đang tỏ ra buồn chán. Hãy đưa ra kết luận chắc chắn và tiếp tục gắn kết với khán giả trong khi nhấn mạnh những điểm quan trọng nhất trong bài thuyết trình.
○ Những thủ thuật sáng tạo để xây dựng nội dung
○ Các kỹ thuật mở đầu bài thuyết trình và đặt vấn đề
○ Bí quyết để luôn chủ động và tự tin
○ Ứng dụng một số quy luật tâm lý đám đông
○ Làm chủ ngôn ngữ và phi ngôn ngữ
○ Kiểm soát bầu không khí và nội dung bài nói
○ Kết thúc bài thuyết trình ấn tượng
KHAI GIẢNG KHÓA HỌC BÁN TRÚ HÈ 2024: THÁCH THỨC BẢN LĨNH – TỰ TIN, ĐỘC LẬP, LỚN KHÔN
Chương trình Bán trú hè 2024 – THÁCH THỨC BẢN LĨNH được Trung tâm đào tạo Kỹ năng sống Ý Tưởng Việt thiết kế...
Xem tiếpKHAI GIẢNG KHÓA HỌC BÁN TRÚ HÈ 2023: HÈ BẢN LĨNH – DÁM THỬ THÁCH, DÁM LỚN KHÔN
Chương trình Bán trú hè 2023 - HÈ BẢN LĨNH được Trung tâm đào tạo Kỹ năng sống Ý Tưởng...
Xem tiếpCÂU LẠC BỘ NĂNG KHIẾU CÁ NHÂN KHÓA HỌC NHẢY HIỆN ĐẠI, CỜ VUA, MỸ THUẬT 2022 – CƠ HỘI CHO CON KHÁM PHÁ TÀI LẺ, PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Mỗi trải nghiệm mới đều là những thử thách thú vị giúp con khám phá bản thân, năm học mới...
Xem tiếpKHÓA HỌC TÔI TỰ TIN 2022 – TẠM BIỆT SỰ NHÚT NHÁT, “MỞ KHÓA” PHIÊN BẢN TỰ TIN TRONG CON
Sự tự tin không phải là “món quà” dành riêng cho những bạn nhỏ may mắn, đó là kết quả...
Xem tiếpKHÓA HỌC KHOA HỌC SÁNG TẠO 2022 – ĐỂ CON ĐƯỢC VUI HỌC KHÁM PHÁ, TỰ TIN “KHÁC BIỆT”
Theo các nhà khoa học, có đến 8 loại hình trí thông minh khác nhau như hình ảnh, không gian,...
Xem tiếpKHAI GIẢNG KHÓA HỌC MC NHÍ 2022 – CÙNG CON PHÁT TRIỂN SỰ TỰ TIN VÀ KỸ NĂNG NÓI TRƯỚC ĐÁM ĐÔNG
Khóa đào tạo MC nhí, cơ hội rèn luyện và phát triển kỹ năng giao tiếp, nói trước đám đông,...
Xem tiếpWorkshop | Tham vấn, trị liệu hành vi nghiện “smartphone” ở trẻ em và vị thành niên 2022
Workshop Cung cấp các giải pháp để can thiệp và phòng ngừa hành vi nghiện điện thoại ở trẻ em...
Xem tiếpKHAI GIẢNG KHÓA HỌC BÁN TRÚ HÈ SÔI ĐỘNG 2022: SẮC MÀU CUỘC SỐNG – ĐỂ CON TỰ DO “TÔ” LÊN MÌNH NHỮNG GAM MÀU MỚI
Khóa học Bán trú hè sôi động 2022 - Sắc màu cuộc sống được Trung tâm đào tạo Kỹ năng...
Xem tiếpKhóa học kỹ năng hè 2021 – Mình là MC Nhí
Hè 2021 này, Ý Tưởng Việt mang đến khóa học kỹ năng Mình là MC nhí giúp các bạn nhỏ...
Xem tiếp